NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Chụp ảnh chân dung (P13)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Chụp ảnh chân dung (P12)

10.Cự ly chụp 

Cự ly chụp là khoảng cách giữa ống kính và đối tượng khi chụp. Cự ly chụp giữa bộ phận gần nhất và bộ phận xa nhất của nhân vật đối với ốgn kính đều có ảnh hưởng đến sự cân đối thăng bằng của hình ảnh. Nếu tay hay chân nào của đối tượng quá gần ống kính, ở ảnh sẽ to ra, mà ở xa thì bé lại. Ngay cùng trong khuôn mặt, nếu khi chụp đối tượng vươn cằm về ống kính thì ỏ ảnh cằm sẽ phình ra như bị sưng, trán sẽ ngắn lại. Đó là đặc tính của thấu kính.

Nói chung, trừ trường hợp đặc tả cần thiết, không nên để máy vào gần đối tượng quá vì 2 lý do:

– Đối tượng sẽ mất tự nhiên, dễ lúng túng, mất cả vẻ chân thật ở nét mặt.
– Chụp quá gần dẽ méo hình và ảnh do sự sai lệch của đặc tính viễn cận. Những phần sát ống kính như: mũi, cằm, sẽ to lên rất nhiều so với các bộ phận khác, nhất là 2 bàn tay, nhiều khi to đến nỗi trông rất chướng mắt.
Nhưng cũng không cứng nhắc cứ phải đặt máy ở xa. Có những kiểu đặc tả ảnh trông rất hấp dẫn. Cái khó là làm thế nào giải quyết được 2 nhược điểm kể trên để người trong ảnh không bị thấu kính làm biến dạng và khi chụp không làm đối tượng mất tự nhiên là được.

Thực tế đưa ống kính vào gần đối tượng hình ảnh sẽ càng rõ nét, sinh động, nổi bất được đầy đủ chi tiết, dễ gây cảm xúc cho người xem ảnh (như ghé nhìn sát tận mặt). Trường hợp này dùng ống kính có tiêu cự dài sẽ giải quyết được 2 nhược điểm trên tuy hình ảnh có kém đen trắng và không được mọng lắm.

11.Bố cục và bối cảnh 

Bố cục trong ảnh chân dung là cách sắp xếp lựa chọn các động tác tư thế của nhân vật cho ăn khớp với kiểu cách đã lựa được.

Cần chú ý nhiều đến đường nét của khuôn mặt, thân hình, hai tay hai chân, làm sao cho toàn bộ bức ảnh cân đối nhịp nhàng, tuỳ theo thể chất của đối tượng mà thể hiện mềm mại dịu dàng hay khoẻ mạnh chắc nịch.

Trường hợp trong kiểu ảnh có từ 2 đối tượng trở lên, lại đang ở thể động thì bố cục sẽ khó khăn phức tạp, được người này dễ hỏng người kia.

Điều cơ bản cần nắm vững là làm thế nào để các nhân vật gắn bó mật thiết với nhau nếu kh«ng toàn vẹn về hình thức về mặt thể hiện tình cảm, tâm trạng để tránh rời rạc không gắn bó với nhau một mối.

Đối với thể chân dung tĩnh mà chụp nhiều người chung một kiểu, tránh để các đối tượng tự do lộn xộn thành tản mạn, nhất là trong đó lại có những đôi những tốp có cảm tình riêng thích đứng ngồi sát cạnh nhau, chú ý sắc độ cảu màu da và quần áo kể cả đến độ cao thấp và vẻ mặt từng người, không thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân xứng cho kiểu ảnh.

Bối cảnh không nên quá rườm rà, cầu kỳ và quá lộ liễu. Cần tạo ra bối cảnh đồng màu, dịu, mờ nhạt. Những bối cảnh nổi bật rõ đen trắng đơn thuần đều không áp dụng vào ảnh câhn dung. Nếu bối cảnh là màu trắng có độ sáng lớn chiếu vào sẽ là mặt đối tượng bị đen, trái lại bối cảnh đen đậm sẽ làm cho tóc và áo quần màu sẫm lẫn với bối cảnh và tấm ảnh sẽ có sắc độ quá đen trắng.

Đặc biệt chú ý là cảnh phải hợp với người, chẳng hạn chụp người nông dân thì phải lấy cảnh nông thôn hay các vật có liên quan đến họ mà phụ hoạ. Chụp công nhân lại phải lấy cảnh nhà máy, công trường, thành thị để bối cảnh phố hay công viên mới phù hợp, ở vị trí của đối tượng và cả hướng ống kính thu hình, không nên để trên đầu hoặc phía sau, dưới đất có những đồ vật linh tinh như dây phơi quần áo, cột đèn, cây cối…

12. Tĩnh và động

Từ khi con người phát minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào miêu tả về chân dung con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ thuật về con người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn giản vì đối tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng mục đích của ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ, vui sướng hay đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm hình, vượt ra ngoài cái hiện thực thông thường ta vốn nhìn thấy hàng ngày. Người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm hơi thở của cuộc sống con người. Nhưng để đạt được một bức ảnh chân dung nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết tìm những nét điển hình của nhân vật ở trên khuôn mặt như đôi mắt, cái miệng hay cử chỉ của đôi tay. Van Gốc víet: “mục đích của tôi không phải là vẽ một cánh tay tay mà là vẽ một động tác…”. Công việc chính của người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm đường nét điển hình, cá tính và khái quát nó lên hình tượng nghệ thuật, có thể là đặc tả hay trừu tượng, nhờ công cụ chiếc máy ảnh bằng cách dàn dựng hay “chộp” lấy hình tượng điển hình đó.

Chụp ảnh chân dung nghệ thuật, người chụp có thể thực hiện theo hai phương pháp chủ động dàn dựng chủ quan hay “chộp”. Ảnh chân dung nghệ thuật cũng thường chia làm hai lĩnh vực: tĩnh và động.

1. Ảnh chân dung tĩnh là đối tượng được chụp trong hoàn cảnh không hoạt động. Thường có sự dàn dựng hay can thiệp trực tiếp của người nghệ sỹ trong đó cũng có cả những khoảnh khắc, cú “chộp” của người chụp. Lối chụp ảnh này thường được cắt hình 2/3 hay gần như đặc tả, cận cảnh. Cách chụp này nhiều NSNA của ta rất thành công cho dù sự ngăn cách giữa người chụp và người được chụp là chiếc máy ảnh và cũng vì có sự ngăn cách của chiéc máy ảnh mà thiếu cái nhìn tinh tế về cách chọn những nét điển hình của ảnh chân dung mà nhiều nhà nhiếp ảnh hao sức, tón phim về loại ảnh này. Tóm lại người NSNA chụp ảnh chân dung nghệ thuật đf tĩnh hay động đều phải khám phá cho được nét điển hình của chân dung con người.

2. Ảnh chân dung động là đối tượng được chụp ở vào trạng thái ghi hình trực tiếp đang hoạt động, làm việc cũng như sinh hoạt (vídụ: một người thợ đang vận hành máy, một người nông dân đang lao động… ). Loại ảnh chân dung động thường được bắt hình kiểu phóng sự ảnh báo chí về con người. Thể loại ảnh này cần sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái con người và gắn liền với công việc, cử chỉ, động tác, cắt hình có thể là bán thân hay cả người và cũng có thể cả nhóm người. Ngày nay máy móc đã đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật ghi hình như về ánh sáng, chỉnh nét tự động giúp cho người NS, chú tâm vào những cú chộp xuất thần. Nhưng xem ra lối mòn của ảnh chân dung nghệ thuật vẫn khá phổ biến. Con đường đi tìm tính điển hình của ảnh chân dung nghệ thuật nằm trong cái nhìn và sự cảm nhận của mỗi chúng ta. Ảnh chân dung động sẽ rất hiệu quả khi nhà nhiếp ảnh biết dừng lại ở một nụ cười hay một cử chỉ yêu, ghét, hờn dỗi rõ ràng nhất, đó là giây phút điển hình nghệ thuật của ảnh chân dung.

13. Ảnh khỏa thân 

Trong lịch sử của loài người từ thủa hoang sơ, hình ảnh cơ thể con người đã là một yếu tố luôn gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng. Ngày nay ta có thể dễ dàng tìm thấy những tranh vẽ rất thô sơ hay hình nổi trên đồ gốm cổ đại các cảnh khoả thân. Khi hội hoạ tiến thêm một bước dài, giúp cho khả năng ban đầu là ghi chép rồi tiến tới thể hiện cuộc sống một cách sinh động hơn, ta lại càng có thêm nhiều tư liệu chính xác về xã hội loài người trong từng giai đoạn lịch sử mà điều luôn nhận thấy là sự quan tâm tới bí mật của cơ thể con người cùng với việc thần thánh hoá nó. Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo, nhà Thờ là nơi tôn nghiêm nhất, tối kỵ nhất với những gì “trần tục”, thế nhưng ta lại có thể tìm thấy ở nơi đây các tranh vẽ mang mầu sắc tôn giáo với các thiên thần khoả thân. Hội hoạ châu Âu những thế kỷ XVII, XVIII đã làm nở rộ những tài năng, để lại cho hậu thế những tuyệt tác không gì sánh nổi, trong đó một phần lớn các tác phẩm tập trung vào đề tài minh hoạ các huyền thoại. Tại đây, một lần nữa ta lại bắt gặp những hình ảnh khoả thân đầy quyến rũ.


Một cảnh trong thần thoại Hy-lạp (ảnh chụp tại bảo tàng El Prado – Madrid)

Châu Á cũng không phải là ngoại lệ, nếu như bạn biết rằng người Ấn-độ rất nổi tiếng với bộ sách Kamasutra và người Nhật lừng danh với các tranh in “phòng the” mà kỹ thuật thể hiện của chúng đã đạt tới một độ tinh tế khó sánh nổi. Việc phân biệt đâu là tác phẩm nghệ thuật không hẳn dễ dàng. Xã hội Việt nam khắt khe hơn rất nhiều trong việc nhìn nhận cơ thể con người như là một “báu vật”. Nhưng điều này không hề làm cản trở những tưởng tưởng vô cùng táo bạo trong nghệ thuật từ thời Nguyễn Du làm ta say mê “Gót sen thoăn thoắt” của nàng Kiều đến thủa nữ sĩ Xuân Hương làm thế gian điên đảo với những vần thơ lửng lơ đầy ẩn ý. Trong lĩnh vực nghệ thuật hình ảnh thì các tác phẩm tranh Đông Hồ là một minh họa tuyệt vời. Ai bảo các cụ thời trước không…”khỏa thân”? Hãy xem bức tranh “Hứng dừa” dưới đây:


Người con gái vén váy làm giỏ hứng dừa để lộ đôi chân đầy quyến rũ.

Hay “cả gan” hơn là bức “Đánh ghen”:

Có lẽ đây là một trong các tác phẩm truyền thống hiếm hoi mà người phụ nữ được thể hiện khỏa thân như thế.

Như vậy hình ảnh khỏa thân đã, và luôn là một đề tài hấp dẫn và tế nhị trong nhiều bộ môn nghệ thuật của nhân loại. Trong đó có Nhiếp ảnh nghệ thuật. Ngày nay chúng ta khó có thể hình dung lại được chính xác cú sốc do kỹ thuật nhiếp ảnh gây nên khi nó mới ra đời tại châu Âu. Thời ấy người ta đã quá kinh ngạc trước khả năng ghi lại một cách trọn vẹn và chính xác như thật của phim ảnh. Tuy nhiên nhiếp ảnh đã không được giới nghệ sĩ chào đón ngay như một công cụ của sáng tạo. Lĩnh vực ảnh khỏa thân đáng tiếc lại được bắt đầu với “chợ đen” của ảnh “khiêu dâm” – “Pornographie” dành cho các nhà quý tộc lắm tiền. Nói như Alain Fleischer thì các ảnh “Porno” này đã nghiễm nhiên tạo ra một loại “giá trị hình ảnh” tồn tại song song với “giá trị tiền tệ”. Vậy thì ảnh khỏa thân nghệ thuật “Photo de Nu artistique” được bắt đầu từ bao giờ? Câu trả lời rất khó có thể chính xác nhưng ta có thể chắc chắn rằng cùng với việc Nhiếp ảnh tự khẳng định chỗ đứng của mình trong sáng tạo thì “Nu Artistque” cũng đồng thời được thừa nhận. Các tài liệu lưu trữ cho thấy người chụp tấm ảnh khỏa thân đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới là cặp đồng tác giả Eugène Duriu và Eugène Delacroix, vào khoảng năm 1853.

Nu de dos

Ta không biết danh tính của người mẫu, và cũng không thật sự quan tâm đến nó, điều gây ấn tượng mạnh nhất là dáng ngồi quay lưng với tất cả những cảm xúc về tò mò, khêu gợi, ngây thơ, trong trẻo…mà tất cả những cảm xúc này đã đạt tới một độ cân bằng đáng khâm phục. Tuy nhiên Eugène Duriu và Eugène Delacroix đã không chụp người mẫu như một tấm ảnh khỏa thân nghệ thuật mà mục đích của nó dành cho các tranh vẽ của Eugène Delacroix. Trong một loạt các tấm ảnh thể loại này ta có thể tìm thấy người mẫu nam và nữ với các tư thế, bố cục mang đậm dấu ấn của hội họa.

Nhiếp ảnh khỏa thân nghệ thuật của thế giới đã và luôn phải chịu đựng tất cả những định kiến, những hà khắc về quan niệm đạo đức, các đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật…để có thể được chấp nhận như một sáng tạo nghệ thuật. Điều này không phải là mới, nếu như ta quay ngược dòng lịch sử của hội họa thì cũng sẽ gặp những bức tranh đầy “tai tiếng” mà ngày nay chúng được coi như những kiệt tác của nhân loại. Ở Việt nam chắc nhiều bạn biết tới danh họa người Tây ban nha Francisco Goya với tác phẩm “Maja Denuda” – Cô gái khỏa thân, mà ông đã lấy người tình của mình làm mẫu.


Maja Denuda, ảnh chụp tại bảo tàng El Prado – Madrid

Sự xuất hiện của kiệt tác này đã gây một cú sốc mạnh thời ấy khi mà định kiến trong sáng tác hội họa đã không thể chấp nhận một tư thế bố cục táo bạo đến nhường ấy. Thế nhưng cái đẹp thật sự cuối cùng đã thắng, tài năng của Goya đã được khẳng định khi ta có thể cảm thấy trong bức tranh, vượt lên trên hết tất cả mọi đường nét quyến rũ của thân thể, là sự tinh khiết và trong trắng.

Vào lúc khởi điểm của mình, ảnh khỏa thân nghệ thuật đã lấy hội họa làm một tiêu chuẩn cho hình thức thể hiện cũng như tư duy sáng tạo. Để có thể được công chúng thừa nhận thì một tấm ảnh “Nu” cần thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau hay nói một cách khác nó phải thuộc về thể loại “nu académique”. Nếu như hình ảnh không thỏa mãn các “tiêu chuẩn” đó thì nó sẽ bị xếp vào loại “rẻ tiền”. Như thế ta có thể thấy ngay rằng sự phát triển của ảnh khỏa thân nghệ thuật phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hóa và tôn giáo. Yếu tố cảm nhận của người xem ảnh cũng đóng một vai trò quan trọng khi ranh giới giữa ảnh “nghệ thuật” và ảnh “khiêu dâm” hay tách biệt hơn nữa là ảnh “gợi cảm” – “photo érotique” là rất mong manh, đôi khi rất nhòe.

Sẽ rất thú vị và bổ ích nếu ta có thể biết được quá trình vận động và phát triển của thể loại ảnh nghệ thuật đầy khó khăn này trên thế giới. Tên tuổi lớn đầu tiên phải kể đến là Man RAY, không những ông chỉ là cha đẻ của rất nhiều tư duy sáng tạo, kỹ thuật thể hiện mà các tác phẩm “Nu” của Man Ray đã thật sự đạt tới một đỉnh cao trong nghệ thuật.


Ảnh trong “série” mang tên “Black & White”, 1926.

Một tấm hình khác, mang tính sự kiện bên cạnh sự quyến rũ của nó, là tác phẩm “Corset Mainbocher” của Horst P. Horst vào năm 1939. Ta cần biết rằng vào những thập niên đầu thế kỷ XX này các bác sĩ đã khẳng định tác hại đến sức khỏe của loại áo bó mà phụ nữ vẫn hay dùng. Coco Chanel là một trong những người đầu tiên phản đối kịch liệt kiểu trang phục rất khó chịu ấy. Một tấm ảnh khỏa thân “Nu de dos” nhưng dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.


Corset Mainbocher, 1939

Nhà cách mạng của ảnh khỏa thân nghệ thuật chính là Helmut NEWTON (ta cũng có thể kể đến Jean-Loup SIEFF với phong cách hoàn toàn khác biệt) mà cách thể hiện của ông đã gây một tiếng vang không kém gì bức tranh “Maja Denuda” của F.Goya. Cũng một góc nhìn trực diện, cũng một cảm xúc trực tiếp, người xem cảm nhận tấm ảnh bẳng tất cả các giác quan của mình được chuyển tải bởi cái nhìn.


Elles arrivent! 1981

Hai tấm ảnh khổ lớn đặt cạnh nhau, cũng vẫn những người phụ nữ ấy, một bên với trang phục và một bên hoàn toàn khỏa thân. Người xem hoàn toàn bị chế ngự bởi nhiều cảm xúc khác nhau mà ấn tượng mạnh nhất là cảm thấy những đường nét tuyệt vời ấy đang tiến thẳng lại chỗ mình.

Helmut NEWTON được xếp vào loại nhiếp ảnh gia “khiêu khích” thế nhưng người thật sự gây sóng gió trong thập niên 80 của thế kỷ XX lại là Robert Mapplethorpe. Chùm tác phẩm quan trọng nhất của ông là về các nhà vô địch thể thao nữ, thể hiện hình ảnh người phụ nữ hiện đại, ý thức được rất rõ về thân thể mình.


Lady Lisa Lyon, 1982

Đến đây chúng ta hoàn toàn có thể tự tin mà khẳng định rằng ảnh khỏa thân nghệ thuật là một loại hình sáng tạo quan trọng của nhiếp ảnh hay nói rộng hơn là một hình thức thể hiện của nghệ thuật nhân bản. Ảnh khỏa thân nghệ thuật hoàn toàn có thể tồn tại và tìm thấy chỗ đứng của nó trong xã hội Việt nam bằng cách tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội truyền thống và phát huy được tính ẩn dụ của nghệ thuật phương Đông. Mặc dù vào thời điểm hiện tại các nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Việt nam vẫn phải làm việc trong “kín đáo” và “yên lặng” để chờ thời cơ nhưng điều ấy không có nghĩa là ảnh “Nu” không thể phát triển. Trước khi lên tiếng “kêu ca” các điều kiện xã hội hay “hành chính” thì từng nghệ sĩ cần biết được khả năng sáng tạo của chính mình, cần biết vượt lên trên những sáo mòn trong tư duy, những định kiến cho dù của cả một thế hệ…để có thể tự khẳng định mình bằng phong cách nghệ thuật của riêng mình và trả lại cho ảnh “Nu” giá trị “Artistique” thật sự của nó. Bên cạnh đó các cơ quan văn hóa hay các ban ngành có liên quan cũng hoàn toàn có thể tìm hiểu một cách nghiêm túc thể loại ảnh nghệ thuật này, có một cái nhìn thoáng hơn, rộng hơn để tạo điều kiện cho các nghệ sĩ tự do sáng tác.

Ranh giới duy nhất giữa ảnh “nghệ thuật” và “khiêu dâm” theo Alain FLEISHER là: “Càng có nhiều nghệ thuật thì sẽ ít tính khiêu dâm” (“Plus il a d’art et moins il y a de pornographie”)
Từ thời kỳ Phục Hưng, trong những nhà thờ công giáo đã xuất hiện nhiều bức họa khỏa thân ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện của con người. Nhiếp ảnh ra đời sau hội họa, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật trên thế giới (hơn 150 năm), ảnh khỏa thân cũng đã có mặt ngay từ những ngày đầu và song song phát triển với những thể loại khác cho đến nay. Bằng khát vọng luôn vươn tới vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu và cả vẻ đẹp của thân thể, các nhà nhiếp ảnh đã đi tìm cho mình những cảm hứng nghệ thuật về đề tài này để đạt tới những tác phẩm nghệ thuật đích thực, ca ngợi vẻ đẹp cả tâm hồn và hình thể người phụ nữ (lẫn nam giới). Đó là những tác phẩm nghệ thuật đầy tính nhân bản, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống mà thân thể con người là một hiện thân tuyệt vời.

Ngày nay trên nhiều tạp chí quốc tế đầy dẫy những ảnh trần truồng thô tục, khiêu dâm, trên internet cũng tràn lan; gần đây lại liên tiếp nổi cộm lên những scandal “ảnh nghệ thuật” của những ca sĩ, diễn viên, người mẫu…, làm cho không khí trong lành của nhiếp ảnh nghệ thuật chân chính ít nhiều bị ô nhiễm.

Ai cũng biết có một ranh giới vô hình giữa hai loại ảnh khỏa thân: “Naked” là trần trụi, dung tục, phơi bày ra một cách tự nhiên (không bao hàm nghĩa nghệ thuật). “Nude” cũng là thoát y, nhưng phải qua xử lý của người nghệ sĩ bằng kỹ thuật ánh sáng, góc độ, sắc độ, bố cục, đường nét.v.v. kể từ khi bấm máy cho đến khi tráng phim, rọi ảnh xong. Nói tóm lại là phải làm như thế nào đó để bức ảnh toát lên được vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng mà Tạo hóa đã ban tặng cho con người, nhất là người phụ nữ.

Ở Việt Nam ta không có một trường lớp nhiếp ảnh nào đưa bộ môn khỏa thân vào chương trình giảng dạy để trang bị những kiến thức cơ bản cho các học viên như trong các trường Mỹ Thuật. Các nhà quản lý văn hoá nghệ thuật cũng còn khá nhiều quan niệm lập lờ, không khuyến khích cũng không phản đối, nói đúng hơn là có xu hướng chấp nhận sự tồn tại một cách thụ động và vẫn đang ở trong giai đoạn thăm dò (?). Chính điều đó đã làm cho giới cầm máy trở nên lúng túng, hoang mang khi tìm đến chân giá trị của nhiếp ảnh nghệ thuật. Trong khi nhu cầu lưu giữ cái đẹp trong tác phẩm nhiếp ảnh ngày càng cao mà quan niệm chính thống chưa rõ ràng, thông suốt, nên những nhà nhiếp ảnh vẫn cứ âm thầm sáng tác ảnh khỏa thân với một tâm trạng lén lút, vụng trộm như làm chuyện gì mờ ám, tội lỗi. Cả người chụp lẫn người mẫu đều mang nặng một cảm giác tâm lý không thoải mái khi sáng tạo nghệ thuật, cơ hồ như đang phản bội với chính mình, với gia đình và xã hội. Nhưng thực ra họ chỉ là những người mải mê đi tìm và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của Tạo hoá rồi mang cái Đẹp ấy dâng tặng cho Đời (dù Đời có khi chưa hiểu hết họ).

Nghệ thuật là vô cùng, cái Đẹp là chân lý, cần phải được nhìn nhận và lưu giữ; thế nhưng nghệ thuật không phải là một phép toán để đi tìm giới hạn của những đường cong, chính vì thế nên khó có một văn bản cụ thể phân định rạch ròi cái giới hạn vô hình đó để định hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của mọi người, phục vụ tốt hơn nhu cầu văn hoá phong phú, đa dạng của quần chúng. Cũng chính vì thế nên có nhiều tay lợi dụng tấm rèm thuật ngữ “ảnh nghệ thuật” để làm trò xấu xa, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta đồng hoá hai nghĩa “nude” và “naked” được.

Thiết nghĩ, đã đến lúc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần phải chủ động phối hợp với Vụ Mỹ Thuật – Bộ Văn hóa Thông tin và các cơ quan ban nghành chức năng khác để có những văn bản quy định phù hợp với truyền thống dân tộc, bên cạnh việc dung nạp quan niệm thẩm mỹ của thế giới một cách hài hòa, hợp lý, không tránh né, không cực đoan; đồng thời cũng để có cái nhìn về nhiếp ảnh nghệ thuật một cách cởi mở và công bằng hơn so với những bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn học…

Visited 1,240 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...