Bạn muốn chụp ảnh thể thao , hãy xem các kinh nghiệm sau
Nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp người Anh, Jordan Weeks kể về những bí quyết giúp ông thành công ở lĩnh vực này.
Bắt đầu cầm máy từ những năm tuổi 16, Jordan Weeks nayđã là một trong những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về thể thao hàng đầu tại Anh. Ông làm việc trong nhiều lĩnh vực thể thao khác nhau, từ bơi lội, chạy, đi xe đạp, lướt song, đi bộ đường dài hay ba môn phối hợp. Ảnh của ông luôn được đăng tải trên nhiều tạp chí hàng đầu và các sách hướng dẫn du lịch.
Cũng giống như nhiều thể loại ảnh khác, nhiếp ảnh thể thao cũng không có sự khác biệt ở chỗ người chụp luôn phải nắm bắt được vấn đề như trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, để thực sự bắt đầu, Jordan Weeks đã đưa ra 10 lời khuyên được cho là tối quan trọng dành cho những người định thử sức ở lĩnh vực này.
Dưới đây là 10 lời khuyên của Jordan Weeks được đăng tải trên Photographyblog.
Tìm cảm hứng.
Nếu không có cảm hứng, những bức ảnh chụp sẽ “vô hồn”. Ảnh minh họa.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm trước khi cầm máy và bắt đầu chụp chính là tìm cảm hứng. Thông qua một số tạp chí, trang chia sẻ ảnh flick, một số thư viện, bạn sẽ nhanh chóng nhìn được thành quả công việc của các nhiếp ảnh gia khác. Tìm kiếm cho bản thân không có nghĩa là sao chép của người khác, điều này chỉ đơn giản là nhìn vào bức ảnh của họ, xem những gì họ đã tạo ra và suy nghĩ về những gì bản thân thích, những gì bạn cảm thấy có thể làm tốt hơn. Đây là một bài tập tuyệt vời để khiến bản thân chắc chắn về những gì mình định làm cũng như nhanh chóng thu được những thành công.
Hiểu máy ảnh của bạn.
Điều này được coi là một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến nhiếp ảnh thể thao. Hiểu về máy ảnh cũng như các thiết lập của máy là điều rất cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng chuyển động nhanh, chẳng hạn như chạy, đi xe đạp và các hoạt động thể thao khác. Bạn sẽ cần phải thay đổi ống kính, thay đổi khẩu độ hay tốc độ màn trập một cách nhanh chóng cũng như hiểu hết các trình đơn cài đặt và các thao tác với chúng. Và cách tốt nhất để hiểu hết máy ảnh của mình chính là sử dụng nó cùng với việc học hỏi càng nhiều càng tốt.
Hiểu biết về thể thao.
Hiểu biết về môn thể thao định chụp gần như là điều bắt buộc,
Liệu có cách nào để chụp đẹp một thứ mà bạn không hiểu về nó? Chắc chắn là không. Nếu bạn hiểu các môn thể thao mà bạn đang định chụp, bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội để chụp được những bức hình đẹp. Bạn cần hiểu để có thể dự đoán được đối tượng di chuyển và chỉnh thông số chính xác nhất của màn trập để nắm bắt được khoảnh khắc. Cá nhân tôi thực hiện việc này ở một bước xa hơn đó là thực chất tham gia vào các môn thể thao này. Tôi làm điều này vì tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để thực sự hiểu những gì tôi muốn chụp.
Thử thay đổi ống kính sử dụng.
Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi bắt đầu sự nghiệp của tôi như một nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp là thoát khỏi quan niệm sai lầm cổ điển là nhiếp ảnh gia luôn cần một ống kính tele lớn, chủ yếu là do thực tế tôi không ở trong vị trí để có thể sử dụng thiết bị này vào thời điểm đó. Điều này giúp tôi chụp đối tượng của tôi từ một góc độ mới, sáng tạo và cũng cho tôi nhiều ý tưởng hơn về loại hình ảnh mà tôi có thể tạo ra.
Thử thay đổi cách sử dụng ống kính để có được những bức hình khác lạ.
Thậm chí chỉ mới đây thôi trong cuộc thi xe đạp, xe đạp leo núi hay ba môn phối hợp tôi đã sử dụng một ống kính 17-40 mm. Tôi thích cách một ống kính góc rộng cho phép người chụp được ở gần với hành động, nắm bắt từng chi tiết, từng phút và biểu cảm của cac vận động viên. Đôi khi, bạn sẽ nhận được một số khoảnh khắc quá gần với chủ thể khiến thiết bị không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên mạo hiểm với các môn thể thao có động cơ.
Tắt đèn flash của máy ảnh.
Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nếu bạn muốn tạo ấn tượng cho ảnh chân dung thể thao hoặc các hình ảnh cụ thể. Đôi khi việc sử dụng đèn flash có thể tạo ra những những bức ảnh ít chân thực trong các sản phẩm của bạn. Một vài năm trước đây, tôi bắt đầu không còn sử dụng đèn flash và tạo ra nhiều hình ảnh tuyệt vời. Tất nhiên, mỗi thiết bị đều có những thế mạnh riêng và bạn cũng phải hiểu đèn flash như hiểu chính máy ảnh của bạn để tạo ra những bức ảnh gây ấn tượng mạnh.
Nguồn: sohoa.net