CÁCH TĂNG GIẢM ÁNH SÁNG VỚI TỐC ĐỘ, KHẨU ĐỘ VÀ ISO
“Một chút hé sáng trong màn đêm sẽ trở thành một mặt trời chói lọi…hãy kiên nhẫn nhé” – Andre Luu
Bài này dành cho các bạn mới bắt đầu môn nhiếp ảnh. F-stop hay Stop hay Khẩu là đơn vị được dùng để đo lường ánh sáng trong nhiếp ảnh. Có 3 cách khác nhau để tăng hay giảm ánh sáng để đạt được độ phơi sáng tối ưu.
TỐC ĐỘ CHỤP
Trong nhiếp ảnh phong cảnh, phần lớn bạn muốn khẩu độ (aperture) và ISO gần với với tối ưu để giữ chất lượng file ảnh cao nhất nên tốc độ là yếu tố đầu tiên bạn nên thay đổi.
Tốc độ x 2 = tăng 1 stop
Tốc độ : 2 = giảm 1 stop
VD 1: Tốc độ hiện tại của bạn được máy đọc là 1/60 giây.
Tăng 1 stop = 1/60 x 2 = 1/30 giây.
Tăng 2 stop = 1/60 x 2 = 1/30 giây x 2 = 1/15 giây.
Giảm 1 stop = 1/60 : 2 = 1/120 làm tròn theo máy là 1/125 giây.
Giảm 2 stop = 1/60 : 2 = 1/120 làm tròn theo máy là 1/125 giây : 2 = 1/250 giây.
VD 2: Tốc độ hiện tại lúc bình minh hoàng hôn là 2 giây.
Tăng 1 stop = 2 x 2 = 4 giây.
Tăng 2 stop = 2 x 2 = 4 giây x 2 = 8 giây.
Giảm 1 stop = 2 : 2 = 1 giây.
Giảm 2 stop = 2 : 2 = 1 giây : 2 = 0.5 giây.
Tiếp tục nhân hay chia tốc độ để tìm ra số stop cần tăng hay giảm như 3, 4, 5 stop…vv.
VD 3: Bạn dùng filter ND 6 stop (giảm ánh sáng 6 stop), nên mình phải BÙ lại 6 stop mới giữ được độ phơi sáng như ban đầu (ví dụ là 2 giây). Nên mình phải TĂNG thời gian lên 6 stop như sau:
2 giây x 2 =4 giây (lấn 1 = 1 stop)
4 giây x 2 = 8 giây (lấn 2 = 2 stop)
8 giây x 2 = 16 giây (chỉnh lại 15 theo máy) (lấn 3 = 3 stop)
15 giây x 2 = 30 giây (lấn 4 = 4 stop)
30 giây x 2 = 60 giây (lấn 5 = 5 stop)
60 giây x 2 = 120 giây (lấn 6 = 6 stop)
Vây là sau khi bù/tăng 6 stop thì 2 giây trở thành 120 giây (2 phút).
Để chụp hơn 30 giây:
Nikon và Sony: xoay nút xoay tốc độ qua khoải 30 giây đến B hay Bulb, rồi dùng dây bấm remote để chụp và khoá hay dùng timer cho đến 120 giây (2 phút).
Canon: xoay nút chể độ chụp qua B (Bulb), rồi dùng dây bấm remote để chụp và khoá hay dùng timer cho đến 120 giây (2 phút).
MẸO ĐỂ NHỚ:
Tăng stop là làm cho ảnh sáng sáng hơn, thêm ánh sáng, thì thời gian chụp phải lâu hơn. Trong vd1 1/30 giây lâu hơn 1/60 giây, vd2 4 giây lâu hơn 2 giây.
Giảm stop là làm cho ánh sáng tối hơn, ít ánh sáng hơn, thì thời gian chụp phải nhanh hơn. Trong vd1 1/125 giây nhanh hơn 1/60 giây, vd2 1 giây nhanh hơn 2 giây.
KHẨU ĐỘ (APERTURE)
Khẩu độ là độ mỡ lớn nhỏ của vòng khẩu trong ống kính máy bạn. Khẩu được ký hiệu bằng số f được ghi trên ống kính hoặc trong màn hình LCD máy ảnh bạn. Số f càng nhỏ là khẩu (lổ mở) càng lớn cho nhiều ánh sáng vào, ngược lại số f càng lớn thì khẩu càng nhỏ và cho ít ánh sáng vào hơn. Vì thế các bạn mới chơi nhiếp ảnh hay bị nhầm lẫn giữa khẩu và số f của khẩu. Sau đây là bản của số f cách nhau 1 stop, 1/2 stop và 1/3 stop.
Để tăng 1 Stop:
Trong cột 1 Stop thì di chuyển xuống 1 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1 stop.
Trong cột 1/3 Stop thì di chuyển xuống 3 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1/3 stop.
Trong cột 1/2 Stop thì di chuyển xuống 2 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1/2 stop.
Để giảm 1 Stop:
Trong cột 1 Stop thì di chuyển lên 1 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1 stop.
Trong cột 1/3 Stop thì di chuyển lên 3 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1/3 stop.
Trong cột 1/2 Stop thì di chuyển lên 2 vị trí số f kế tiếp vì mổi nấc là 1/2 stop.
VD:
f/4 xuống f/5.6 là giảm 1 Stop
f/4 lên f/2.8 là tăng 1 Stop
f/6.3 xuống f/9 là giảm 1 Stop
f/6.3 lên f/4.5 là tăng 1 Stop
GHI CHÚ:
Phần lớn các ống kính hiện đại dùng máy ảnh để điều khiển khẩu bằng điện tử từ trên máy, nên việc chỉnh khẩu phải thực hiện trên máy qua các nút xoay điều khiển. Các máy hiện tại trên thị trường mặc định theo hệ thống 1/3 stop cho mổi nấc xoay, một số máy chuyên nghiệp cho phép thiết lập lại trong MENU qua 1/2 Stop hay 1 Stop. Các lens cổ hoặc thiết kế theo kiểu cổ cho phép xoay vòng khẩu trực tiếp trên lens.
Cách nhau 1 Stop | Cách nhau 1/3 Stop | Cách nhau 1/2 Stop |
f/1.0 | f/1.0 | f/1.0 |
f/1.1 | f/1.2 | |
1.2 | ||
f/1.4 | f/1.4 | f/1.4 |
f/1.6 | f/1.7 | |
f/1.8 | ||
f/2 | f/2 | f/2 |
f/2.2 | f/2.4 | |
f/2.5 | ||
f/2.8 | f/2.8 | f/2.8 |
f/3.2 | f/3.3 | |
f/3.5 | ||
f/4 | f/4 | f/4 |
f/4.5 | f/4.8 | |
f/5.0 | ||
f/5.6 | f/5.6 | f/5.6 |
f/6.3 | f/6.7 | |
f/7.1 | ||
f/8 | f/8 | f/8 |
f/9.0 | f/9.5 | |
f/10.1 | ||
f/11 | f/11 | f/11 |
f/12.7 | f/13 | |
f/14.3 | ||
f/16 | f/16 | f/16 |
f/18.0 | f/19 | |
f/20.2 | ||
f/22 | f/22 | f/22 |
f/25.4 | f/27 | |
f/28.5 | ||
f/32 | f/32 | f/32 |
GHI CHÚ:
Sau f/10 những giá trị sau dấu phẩy sẽ được máy ảnh làm tròn, nên nhiều lúc bước 1/3 có cùng giá trị với bước 1/2 trên máy ảnh.
Ví dụ ở f/11 bước trên 1/3 là 12.7 sẽ được máy làm tròn thành f/13, bằng f/13 của bước 1/2 stop.
THAM KHẢO: CÁCH TỐI ƯU ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM.
ISO
ISO là độ nhạy sáng của cảm biến (sensor), số ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng mạnh, cảm biến máy ảnh sẽ thu được nhiều ánh sáng vào, nhưng đồng thời chất lượng ảnh sẽ bị giảm do sự nhiễu hạt (noise) tăng. Ngược lại số ISO càng thấp thì độ nhạy sáng càng yếu, cảm biến máy ảnh sẽ thu được ít ánh sáng vào hơn, và đồng thời chất lượng ảnh tăng vì ít bị sự nhiễu hạt (noise).
ISO mặc định cho máy Full Frame thường là 100, thấp nhất thường là 50.
ISO mặc định cho máy Crop thường là 200, thấp nhất thường là 100.
ISO x 2 = Tăng 1 Stop
ISO : 2 = Giảm 1 Stop
VD: ISO bạn đang ở 200.
Tăng 1 Stop = 200 x 2 = 400.
Tăng 2 Stop = 200 x 2 = 400 x 2 = 800.
Giảm 1 Stop = 200 : 2 = 100
Giảm 2 Stop = 200 x 2 = 100 : 2 = 50.
Tiếp tục nhân hay chia ISO để tìm ra số stop cần tăng hay giảm như 3, 4, 5 stop…vv.
THAM KHẢO: CÁCH CHỤP ẢNH MỊN MÀNG KHÔNG NOISE
Nguồn andreluu.com