Tự chụp ảnh cho bé tại nhà
Phần 1 – Ghi lại cảm xúc tự nhiên của bé
Chụp ảnh chính là ghi lại khoảnh khắc. Bức ảnh ý nghĩa bắt nguồn từ cảm xúc chân thực của nhân vật. Tôn trọng cảm xúc tự nhiên của bé là cách đơn giản nhất để các bố, các mẹ chụp được những bức ảnh tuyệt vời nhất về “tó con” của nhà mình. tác giả xin chia sẻ một số bí quyết để bé luôn là chính mình trước ống kính.
1. Đưa bé vào những hoạt động hằng ngày (Mẹ sẽ cần trợ lý …của Bố
2. Hỏi bé (Đừng ra lệnh)
Thế nên, bạn có thể hỏi bé nhưng đừng trả lời câu hỏi. Thay vào đó, hãy giả vờ ngốc nghếch hoặc không biết câu trả lời. “Nhìn kìa, con gì đang bay thế? Ôi con bò đó bay cao quá”. Bé sẽ nghĩ mẹ/bố ngốc quá, cần mình giúp, rồi thích thú dạy bạn một cách tập trung … còn bạn thì tha hồ mà bấm máy.
3. Tham gia cuộc chơi theo cách của bé
Lưu ý: “Con ơi, nhìn vào máy ảnh này, cười lên” là cách nhanh nhất để làm … mặt bé đơ vì bé sẽ mải mê xem xét cái mà bố mẹ bảo mình nhìn. Với bé, máy ảnh là một thứ gì đó đen xì, chả cười với bé gì cả. Và bé chỉ muốn mở nó ra xem có gì bên trong! Thay vào đó, bạn hoặc “trợ lý” hãy giao tiếp với bé ở điểm liền kề với ống kính … hoặc đơn giản là để bé nhìn vào thứ mà bé muốn.
4. Khóc – Mặt khác của vấn đề
5. Những khoảng lặng
6. Vẫn chưa được?
* Hay bạn muốn hơn nữa? Để những khoảnh khắc đầu đời của bé được long lanh như bạn vốn thấy, có cả bố mẹ trong câu chuyện. Đó là lúc bạn cần đến dịch vụ chuyên nghiệp chụp ảnh cho bé tại nhà!
Phần 2: Cách chọn bối cảnh
Bối cảnh quan trọng không kém gì cảm xúc tự nhiên của nhân vật. Dù chụp ‘nội cảnh’ hay ngoại cảnh thì các yếu tố cản trở cứ thay phiên nhau xuất hiện, làm giảm sức hấp dẫn bức ảnh mà bạn chụp. Vì sao lại thế?Chính là cách suy nghĩ khác nhau giữa máy ảnh & não bộ đã vô tình làm hình ảnh thực tế ghi được khác với cảm nhận của chúng ta. Thông thường, chúng ta cảm nhận bằng năm giác quan nhưng ảnh chụp chỉ dùng thị giác mà thôi. Vì vậy, khi xem ảnh ta khó cảm nhận được gió hiu hiu chạm da mát rượi, hoa thơm thoang thoảng hay tiếng dép chút chít mỗi bước chân bé. Chưa hết, não bộ còn giúp ta loại bỏ các yếu tố thừa và chỉ tập trung vào điều đáng chú ý nhất là bé cưng của bạn. Trong khi đó, máy ảnh sẽ ghi lại tất cả những gì trong tầm ngắm từ vỏ chai rỗng lăn lốc dưới chân bé, cẳng chân của người tập thể dục hay một em cún đang vui vẻ đánh dấu lãnh thổ ở gốc cây gần đó. Để bức ảnh bạn chụp có bối cảnh sinh động mà hài hòa, Tác giả xin chia sẻ một số cách :
1. Góc của bé
Là tiêu chí hàng đầu để bé có tâm lý thoải mái như chủ đề mà Tác giả đã đề cập trong phần trước. Hơn nữa, bối cảnh mà bé ưa thích còn là nơi lý tưởng để bạn ghi lại câu chuyện ấu thơ của bé một cách chân thật nhất. Đó có thể là giấc ngủ trưa hè trên võng cùng Mr.Bean; là ban công bé ngồi hóng gió cùng bà; là góc cầu thang nơi bé hay trò chuyện với người bạn tưởng tượng .v.v. Quan sát bé nhiều hơn, bố mẹ sẽ thấy bé có một số góc riêng của mình đó.
2. Sự đơn giản – khởi nguồn của cái đẹp.
Để đơn giản, bố mẹ cần học cách bỏ bớt. Bối cảnh mà phức tạp hoặc cầu kì quá sẽ làm bé bị lu mờ; trừ khi địa điểm là điều bạn muốn khoe với mọi người. Đó có thể là tường phòng khách, cửa gỗ ra vào, sàn nhà, cửa kính, thân cây gỗ to .v.v. miễn sao đơn giản để cảm xúc của bé chính là yếu tố hút hồn người xem.
3. Phóng lớn hình của bé trong ảnh (zoom-in).
Em là Thỏ
Qua đó bố mẹ loại bỏ được khá nhiều thành phần không cần có trong bức ảnh đồng thời máy ảnh sẽ làm mờ (blur) phần nền phía sau bé nhiều hơn, giúp bé nổi bật hơn, nhất là với ảnh chân dung.
4. Dọn dẹp bối cảnh.
Hãy loại bỏ những đồ vật không cần thiết như thùng sữa cạnh chân bé, đám quần áo bề bộn hay có người đứng vào khuôn hình thì xin nhờ họ tránh ra một chút. Những việc này tuy nhỏ nhưng sẽ cải thiện đáng kể không gian trong ảnh của bé đó. Nếu bối cảnh gồm đủ chăn màn ngổn ngang, quần áo treo vắt lộn xộn, đồ chơi tung tóe khắp nơi thì các bạn cũng biết bức ảnh sẽ ra sao rồi đấy…
5. Phù hợp tính cách.
Em là Đậu bộ đội
Thể hiện một bé trai đang làm một tay đua cự phách với chiếc ô tô đồ chơi thì việc bé ngồi trên tấm ga trải giường màu hồng chấm bi sẽ thật vô lý. Cũng có đôi khi bố mẹ muốn bé gái nhà mình tinh nghịch khi chơi robot xếp hình, phá cách một chút sẽ rất thú vị, chỉ cần bố mẹ chủ động làm việc đó chứ không phải do lãng quên.
Phần 3: Ánh sáng – Vấn đề của máy ảnh không chuyên (và cả máy chuyên nghiệp)
Trong bài viết này, Tác giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm để xử lý một số vấn đề thường gặp với ánh sáng (AS) khi chụp em bé tại nhà với máy ảnh du lịch, di động hay DSLR (dòng cơ bản) Với mỗi vấn đề, chúng ta cần chú ý AS ở 3 điểm sau:
-
Hướng sáng: vì AS đi theo đường thẳng nên bạn có thể tiên lượng trước đường đi, sự phản chiếu … từ đó biết được AS sẽ tác động lên bé thế nào.
-
Chất lượng sáng: tùy thuộc vào điều bạn muốn diễn tả trong ảnh. Nếu diễn tả em bé dễ thương thì AS ấm, ít tương phản giữa vùng sáng-tối được cho là có chất lượng tốt … còn AS gay gắt, nhiều bóng đổ được cho là có chất lượng không tốt.
-
Màu sáng: AS đi qua vật nào, dù xuyên qua hay phản chiếu đều hấp thụ màu sắc của vật đó. Chú ý: chỉ có 18% lượng sáng được phản xạ sau khi tiếp xúc một vật.
Còn bây giờ là 4 vấn đề thường gặp:
1. Ánh sáng yếu
Đây là vấn đề phổ biến nhất khi chụp tại nhà. Với mắt thường, chúng ta luôn thấy AS đủ rõ nhưng sau khi bấm máy, kết quả thường bị nhòe, không sắc nét … nhất là khi bé hoạt động nhanh.
Nguyên nhân: Tại các gia đình, nguồn sáng được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang (tuýp) có AS yếu và không liên tiếp … điều này mang lại kết quả không giống nhau giữa mắt người và máy ảnh. Trong khi mắt bạn có khả năng lưu ảnh liên tiếp để thấy mọi vật sáng rõ thì máy ảnh chỉ ghi được từng hình ảnh riêng biệt. Hơn nữa, chụp ảnh bé cần tốc độ cao (1/125 giây trở lên) sẽ khiến AS yếu & đứt đoạn của đèn tuýp càng trở nên bất lợi.
Giải pháp: Tăng cường độ sáng (tận dụng đồ có sẵn quanh nhà)
-
Ví dụ bạn bật thêm đèn để tăng cường độ sáng
-
Hay bạn dùng đèn sợi đốt có AS liên tiếp
-
Hoặc đèn compact có khả năng phát sáng lớn hơn 4-5 lần đèn sợi đốt có cùng công suất, đồng thời tốc độ giao động của dòng tiện giữa 2 đầu bóng đèn là hàng chục ngàn lần trong một giây, nhanh hơn hẳn đèn tuýp thông thường
-
Nếu bạn chụp ban ngày, có thể sử dụng AS tự nhiên từ phía cửa sổ
-
Dùng đèn chớp (flash) của máy ảnh cũng là một cách hữu hiệu (bạn chú ý cách dùng flash ở mục số 3)
-
Thử những nguồn sáng khác như đèn pin, nến .v.v.
Các nguồn sáng tăng cường
2. Ánh sáng lạnh
Vấn đề tiếp theo của AS phát ra từ đèn huỳnh quang là màu sắc lạnh lẽo, tái nhợt … trong khi ta cần tạo màu sắc ấm áp cho da em bé khi lên ảnh.
Nguyên nhân: Đèn huỳnh quang dùng hơi thủy ngân bên trong ống dẫn tạo ra ánh sáng khuếch tán có màu hơi xanh nhợt trên ảnh.
Giải pháp: “Làm ấm” ánh sáng đi vào máy ảnh
-
Dùng đèn phát ra AS ấm như đèn sợt đốt hay đèn compact có màu ấm
-
Điều chỉnh chế độ cân bằng trắng (white balance) trong máy ảnh sang cho đèn tuýp (fluorescent), ban ngày (daylight) hay trời nhiều mây (cloudy) … tùy thuộc sở thích của bạn
-
Với một số máy hiện đại, sau khi chụp, bạn có thể sử dụng hiệu ứng đổi màu cho ảnh theo ý thích
“Làm ấm” bức ảnh
3. Ánh sáng bệt
Đây cũng là vấn đề thường gặp ngoài trời vào những ngày mây mù hoặc với AS đèn huỳnh quang trong nhà.
Nguyên nhân: Do tỉ lệ AS không có nhiều khác biệt tại các điểm khác nhau trong ảnh; do tương phản kém giữa các vùng sáng tối; do AS chiếu vào bé không khác gì những vùng còn lại; do nguồn sáng chính đặt trực diện với bé làm AS 2 bên ảnh bằng nhau.
Giải pháp: Tạo ra chính phụ, nhấn vào em bé
-
Bạn có thể thêm một nguồn sáng để nhấn vào bé như dùng đèn bàn, đèn pin, đèn ngủ .v.v.
-
Hoặc giảm bớt các nguồn sáng phụ từ đèn tuýp, tivi để nguồn sáng chính nổi bật hơn
-
Hoặc nếu vào ban ngày, hãy dùng một nguồn sáng duy nhất là cửa sổ
-
Gợi ý: Nguồn sáng chính chiếu vào bé nên để cao hơn đầu, phía trái hoặc phải (nghiêng 3/4) để mô phỏng AS tự nhiên ban ngày. Còn nếu bạn muốn điều khác lạ, hãy đặt nguồn sáng ở những nơi bạn chưa bao giờ thử ^_^
Dùng AS tạo điểm nhấn
4. Ánh sáng đèn chớp (flash)
Hiện tượng phổ biến nhất khi dùng flash gắn kèm trên máy ảnh là ánh sáng quá gay gắt, ảnh bệt, thiếu chiều sâu.
Nguyên nhân: Bạn có thể suy ra được lý do từ những phần trên của bài viết, khi mà đèn flash gắn liền trên máy ảnh đồng nghĩa việc AS đi trực tiếp tới em bé, theo hướng chính diện tạo bóng đổ gay gắt và thiếu điểm nhấn.
Giải pháp: Tản sáng, làm mềm AS, hạn chế việc AS đi trực tiếp tới em bé
-
Nếu dùng máy ảnh DSLR có đèn cóc đi kèm (pop-up flash), bạn có thể mua thiết bịtản sáng đơn giản.
-
Hoặc tự chế một tấm bìa nhỏ cỡ bàn tay màu trắng chắn trước đèn khi chụp. Vì AS đi thẳng nên sẽ chạm vào miếng bìa, bật trở lại tường trong nhà rồi mới tới em bé.
-
Với máy du lịch hay di động, bạn cũng có thể dùng tấm bìa nhỏ chắn trước đèn để tản sáng với điều kiện căn phòng nhỏ. Với căn phòng lớn, AS bật qua bật lại sẽ suy giảm cường độ rất nhiều khi tới em bé.
Các loại tản sáng mua sẵn hoặc tự chế