Trường hợp lấy nét tự động (AF)
Cách sử dụng lấy nét hiệu quả vì trong các máy ảnh DSLR, luôn có hai chế độ lấy nét: lấy nét tay (MF – Manual Focus) và lấy nét tự động (AF – Auto Focus). Đôi khi cũng có thể có thêm chế độ bán tự động (M/A – Manual/Auto).
Không có gì đáng ngạc nhiên đôi khi nhiều nhà nhiếp ảnh không sử dụng lấy nét tự động AF mà sử dụng lấy nét tay MF. Có hai lý do chủ yếu nên sử dụng lấy nét tay MF: Thứ nhất là có những điều kiện khách quan hạn chế lấy nét tự động AF như ánh sáng yếu (hoặc quá sáng, làm độ tương phản của chủ thể thấp), chủ thể lấy nét quá nhỏ, có nhiều vật thể tương đồng về hình dáng và màu sắc với chủ thể, chủ thể lấy nét nằm sau một tấm kính hoặc lưới…, thứ hai là cảm nhận chủ quan của nhà nhiếp ảnh trong tình huống lấy nét, đôi lúc mong muốn chủ động trong việc điều chỉnh nét theo ý đồ sáng tác (là muốn lấy nét vào môi chứ không phải mắt, hoặc nhụy hoa chứ không phải cánh hoa…).
1. Chụp cận cảnh (close-up)
Ảnh: Art Lionse
Khi chụp cận cảnh, chủ thể có thể rất nhỏ để lấy nét AF. Ngoài ra, trong tình huống chụp cận cảnh thì ảnh trường (DOF) thường rất hẹp. Nên do đó, việc lấy nét tay sẽ giúp bạn chủ động nắm giữ điểm lấy nét trong tầm tay. Ngoài ra, các phụ tùng nhiếp ảnh hỗ trợ chụp cận cảnh như close-up filter, attachment below, macro tube cũng có gây ra những hạn chế trong việc lấy nét tự động AF trên máy. Do đó, trong tình huống chụp cận cảnh việc lấy tay MF sẽ tốt hơn so với lấy nét tự động AF.
2. Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu
Ảnh Paul Quiambao
Trong một số DSLR có hỗ trợ việc lấy nét tự động AF trong điều kiện ánh sáng yếu bằng đèn AF Assist Light (hỗ trợ chiếu sáng để máy lấy nét tự động). Tuy nhiên, ngoài hạn chế là lấy nét tự động AF trong điều kiện ánh sáng yếu có thể bị sai lệch thì tốc độ lấy nét tự động AF trong điều kiện sáng yếu thường rất chậm. Đèn AF Assist Light cũng có thể làm cho nhân vật chủ thể mất tự nhiên trong những tình huống lén chụp. Sử dụng chế độ lấy nét tay MF có thể nắm bắt thời khắc tốt hơn so với lấy nét tự động AF, trong tình huống này.
3. Chân dung đặc tả
Ảnh: Flickr Djof
Số lượng điểm lấy nét tự động AF trên các máy DSLR có thể là 3, 9, 11, 51 … nhưng đôi khi không đủ đáp ứng ở thể loại chân dung đặc tả trong cùng một khung ảnh và bố cục cụ thể nào đó. Có thể có những tình huống chụp, bộ phận đặc tả trên chân dung nằm bên ngoài điểm lấy nét AF. Sử dụng lấy nét tay MF có thể là một giải pháp tối ưu trong huống này. Nhà nhiếp ảnh sẽ chủ động, lấy nét ở vị trí theo đúng ý đồ sáng tác.
4. Khi chủ thể phía sau một tấm kính hoặc tấm lưới.
Ảnh: gregory lee
Bạn đã bao giờ chụp với chế độ lấy nét tự động mà chủ thể đứng sau phía sau một tấm kính hoặc tấm lưới chưa? Bạn sẽ thấy máy ảnh sẽ lấy nét tự động rất khó khăn và hầu như bộ phận tìm điểm lấy nét cứ cố tập trung vào tấm kính hoặc tấm lưới và bỏ qua chủ thể phía sau. Sẽ rất bực mình với chế độ lấy nét tự động AF phải không? Tại sao ta lại không gạt cần lấy nét M/A (Manual/Auto Focus) về lấy tay MF nhỉ, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
5. Tình huống hành động.
Ảnh: Manuel Cafini
Nhiều máy ảnh có chế độ lấy nét liên tục (Continuous Servo AF). Nhưng với chế độ này, bạn nên nhớ một điều rằng nếu bạn lấy nét tự động AF bằng cách nhấn ½ nút chụp, máy ảnh sẽ khoá điểm lấy nét trong suốt quá trình chụp. Nếu bạn lấy nét sai vị trí, máy ảnh sẽ liên tục lấy nét ở điểm sai này đấy.
Một kinh nghiệm rất nhiều nhà nhiếp ảnh sử dụng lấy nét trước (pre-focus) ở những điểm mà nhà nhiếp ảnh tiên đoán chủ thể sẽ đi qua, sau đó cân chỉnh lại bằng tay và chụp. Bạn cũng có thể lấy nét bằng tay sau đó lia máy.
Ngày nay, hầu hết các máy ảnh DSLR và các ống ống kính đều có chế độ lấy nét tự động AF. Nhưng chế độ lấy nét tay MF vẫn được sử dụng song song. Vì vậy một điều chắc chắn rằng, ưu điểm của chế độ lấy nét tay vẫn tồn tại và việc lấy nét tự động vẫn chưa có thể thay thế được.