Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

Nhằm mục đích giúp các anh em mới tìm hiểu về dòng DSLR của Sony có cái nhìn tổng quát, nay mình tạo topic tổng hợp các dòng Sony alpha, gồm các dòng DSLR, DSLT, NEX, RX…
Lịch sử ra đời:

Năm 2006, Sony thâu tóm bộ phận hình ảnh của Konica-Minolta cùng hệ thống Dynax và sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn trong ngành công nghiệp máy ảnh. Mẫu Alpha đầu tiên, A100, xuất hiện năm 2006 dành cho người nghiệp dư. Một năm sau, A700 ra đời, được giới thiệu cho nhóm đam mê nhiếp ảnh. Năm 2008, Sony ra thêm A900 cảm biến Full Frame để hoàn thiện bộ sưu tập DSLR của mình. Tất cả chỉ trong vòng 3 năm.

Sony cộng tác với Carl Zeiss để tận dụng ưu thế quang học của hãng này. Ngoài ra, hãng cũng áp dụng mô-tơ lấy nét êm Super Sonic Wave Motor vào trong một số ống kính của mình.

Máy ảnh DSLR của Sony sử dụng ngàm của hệ thống Dynax (A mount) thuộc Konica Minolta, vì vậy tương thích ngược với các ống kính cũ. Dòng Sony Alpha sử dụng cơ chế chống rung trong thân máy tựa như của Olympus, Pentax

Các dòng DSLR/SLT Sony Alpha: 
– Dòng 3 số: Axxx- DSLR truyền thống
– Dòng 2 số: Axx – DSLT, công nghệ gương mờ
– Dòng NEX: không gương
– Dòng RX: compact nhỏ gọn, tích hợp lens không tháo rời, cảm biến lớn hơn máy PnS du lịch thông thường.

Xếp theo thứ tự cấp thấp đến cao, cấp càng cao thì số càng cao

A100


Tại triển lãm điện tử máy tính CWE 2006, Sony chính thức trình làng máy ảnh số ống kính rời đời đầu, Alpha 100, được nhiều người trông đợi. Tương thích với ống kính của Konica Minolta, Alpha có cảm biến ảnh 10 chấm, hệ thống chống rung, và pin cho phép chụp 750 bức.
Cảm biến ảnh 10 chấm, kiểu dáng nhỏ gọn. Ảnh: Popphoto

Là sản phẩm đầu tay của Sony dành cho dân nhiếp ảnh nghiệp dư và gia đình trung lưu, nhưng Alpha 100 mang những công nghệ mà nhiều máy ảnh hi-end phải ghen tỵ. Đó là ngoại hình gọn nhẹ, chip xử lý ảnh Bionz đời mới, cảm biến ảnh CCD tới 10 triệu điểm ảnh.

Chức năng chống rung Super SteadyShot bên trong, thừa hưởng của Konica Minolta, giúp cho hình ảnh khỏi bị mờ khi người dùng mắc lỗi run tay hoặc không có chỗ đứng thật vững vàng. Vì được thừa kế, máy ảnh này tương thích với nhiều loại ống kính sẵn có trên thị trường.


Một chức năng độc đáo ở Alpha 100 là có hai phương pháp chống bụi vào cảm biến, một bằng lớp phủ vật liệu trên bộ lọc giảm thiểu sự nhiễu tĩnh điện; một là nhờ cơ chế chống rung Super SteadyShot sẽ tự động kích hoạt để rũ bụi khi camera tắt.

Pin của máy cho phép chụp tới 750 bức hình mới phải nạp lại. Vận hành nhờ chip DDR-SDRAM tốc độ cao, máy có thể chụp liên tục ở tốc độ 3 hình/giây đảm bảo bạn có thể kịp thời ghi lại những khoảnh khắc bất thần. Theo Sony, thời gian trễ mở ống kính không đáng kể, cũng như khoảng thời gian chờ giữa hai bức hình nên máy có thể chụp hình gần như ngay lập tức không bị gián đoạn.

Hãng đến từ xứ sở phù tang còn cung cấp 21 loại ống kính khác nhau cho phép lắp lẫn, bao gồm các ống kính Carl Zeiss và 2 ống kính Tele chuyển đổi. Với chất lượng quang học tốt trên các phương diện độ thấu quang, khả năng tái tạo màu sắc, hiệu ứng, nên hứa hẹn cho các bức ảnh chất lượng cao.

Alpha có thể lấy nét nhanh chóng chủ thể. Cảm biến ảnh lấy nét trung tầm tại 9 vùng và 8 đường thẳng giao nhau trong máy sẽ cho phép lấy nét trong một khu vực rộng và tốc độ chụp nhanh khiến máy tiếp cận với các vật thể chuyển động nhanh.

Màn hình LCD 2,5” công nghệ ClearPhoto Plus cho hình ảnh sắc nét, rực rỡ nhờ 230.000 màu. Bề mặt phủ lớp chống loá (AR) làm cho hình ảnh vẫn rõ ràng dưới ánh nắng trực tiếp.

Máy còn có tới 6 chế độ chụp cảnh mặc định sẵn, gồm Chân dung, Phong cảnh, Cận cảnh, Mặt trời lặn, Chân dung vào ban đêm và Cảnh đêm. Những chức năng này đều được bố trí trên nút xoay chế độ. Máy được thiết kế tiện dụng, điều khiển dễ dàng từ cân bằng trắng, phơi sáng… kể cả với người chưa quen sử dụng.


=========

A200


Trong khuôn khổ hội chợ hàng điện tử tiêu dùng CES 2008 diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Sony đã giới thiệu mẫu máy ảnh số ống kính rời tầm thấp mới nhất của mình mang tên Alpha A200, được trang bị cảm biến 10 chấm và có tốc độ chụp liên tiếp 3 hình/giây.

Sony Alpha A200 được thừa hưởng những tính năng tiên tiến của mẫu máy đời cao A700 mới ra mắt năm ngoái, nhắm tới đối tượng người dùng là những tay máy mới vào nghề. Alpha A200 được Sony kỳ vọng sẽ là sự thay thế xứng đáng cho A100, model đánh dấu những bước chân đầu tiên của hãng điện tử Nhật Bản trên thị trường máy ảnh số ống kính rời.

Ngoài cảm biến CCD APS có độ phân giải 10,2 Megapixel, Sony Alpha A200 còn được trang bị hệ thống ổn định ảnh dựa trên cơ chế di chuyển cảm biến Super SteadyShot, công nghệ tăng cường giải động DRO của Sony và màn hình LCD 2,7" có khả năng hiển thị 230.000 điểm ảnh. Bên cạnh đó, Alpha A200 cũng sở hữu đèn flash hoạt động theo cơ chế tự động bật. Ngoài ra, trên màn hình của chiếc DSLR này luôn hiển thị một cột báo tình trạng pin, giúp người dùng luôn biết được pin còn hay sắp hết.

So với A100, A200 có thân hình gọn hơn, màn hình lớn hơn một chút xíu, độ nhạy sáng cao hơn và tốc độ lấy nét tự động nhanh hơn gấp 1,7 lần. Ngoài ra, các phím bấm và menu điều khiển của A200 cũng được đánh giá là dễ sử dụng hơn. Việc cải thiện khả năng kiểm soát nhiễu cũng giúp cho những bức ảnh chụp bởi Sony Alpha A200 được dự báo là có chất lượng tốt hơn. Âm thanh của màn trập phát ra khi chụp bởi chiếc máy này cũng nhỏ hơn so với đời trước.


Sony Alpha A200 được trang bị khe cắm thẻ nhớ CompactFlash Type I/II. Máy hỗ trợ hai định dạng ảnh JPEG và RAW, có khả năng tương thích với tất cả các loại ống kính của Minolta Maxxum và dòng ống kính alpha của Sony, trong đó bao gồm cả ống kính Carl Zeiss.

===============

A230


Sony Alpha A230 là dòng máy dành cho người mới chơi của hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản. Với sứ mệnh ra đời thay thế "tiền nhiệm" A200 đồng thời cạnh tranh với đối thủ trực tiếp là Nikon D3000 và Canon EOS 1000D, A230 sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến vốn có ở các dòng máy tầm trung và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ chưa nhanh và sự bất tiện trong thiết kế tay cầm của Sony đã khiến sản phẩm này mất điểm trong mắt người tiêu dùng.


A230 có hình dáng tương đối giống "đàn anh" A330, với kích thước ba chiều 128 x 97 x 67,5 mm và trọng lượng 452 gram chưa kể pin và thẻ nhớ. Đây là một trong những máy ảnh cảm biến APS-C nhẹ nhất thị trường. Số lượng các phím bấm bên ngoài đã được giảm đến tối đa. Bạn sẽ tìm thấy các nút điều chỉnh Drive Mode, ISO hay hiển thị màn hình trực tiếp mà không phải thông qua các phím gián tiếp. Người dùng cũng sẽ gặp khó khăn khi muốn thay đổi điểm lấy nét vì máy chỉ cho phép làm việc này trong menu hệ thống. Khi đó, bấm giữ phím lấy nét rồi tái bố cục khung hình có lẽ là phương án nhanh và đơn giản hơn. Nút xoay chỉnh phơi sáng nằm dưới phím chụp được thiết kế hơi nhỏ và cứng, sẽ khá bất tiện khi phải chuyển cả tư thế tay cầm máy thì các ngón mới với tới được.


Kính ngắm quang của máy tương tự "người tiền nhiệm" A200 với hệ số phóng đại 0,83x và độ phủ 95% (ở phiên bản A330 là 0.74x và 95%). Hệ thống lấy nét 9 điểm hơi khó nhìn do viewfinder nhỏ, dù sao, đây cũng là nhược điểm chung của các DSLR bình dân giá rẻ. Màn hình 2,7 inch của máy rất sáng và nét với phân giải 230.400 điểm ảnh. Bạn có thể chỉnh tay độ tương phản với 5 mức khác nhau hoặc để máy chỉnh tự động cho phù hợp với điều kiện ánh sáng môi trường. Sony đã khá cẩn thận khi trang bị cho A230 một cảm biến định hướng giúp xoay màn hình trong trường hợp máy được đặt theo chiều dọc và hai cảm biến ánh sáng đặt ngay dưới kính ngắm giúp tự động tắt LCD khi mắt ghé lại gần viewfinder.

A230 có một chế độ đặc biệt nhằm giúp những người mới chơi biết cách điều khiển độ mở và tốc độ màn chập. Màn hình sẽ chỉ hiển thị một vài hướng dẫn quan trọng nhất với hệ thống biểu tượng trực quan, vui mắt. Tính năng này được các chuyên gia đánh giá khá cao. Người dùng thậm chí có thể chụp thủ công hoàn toàn mà hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào do sự phức tạp của các thông số như những phiên bản trước đó.

Cảm quang CCD của A230 có kích cỡ 23,6 x 15,8 mm và độ phân giải 10,2 Megapixel. Kết hợp với vi xử lý BIONZ, máy cho tốc độ nhanh nhưng chưa thật sự ấn tượng. Sản phẩm mất khoảng 0,4 giây để khởi động và chỉ mất chưa đầy 0,3 giây tiếp theo để lấy nét rồi chụp trong điều kiện ánh sáng tốt. Thời gian chờ giữa 2 ảnh cũng khá ngắn, khoảng 0,7 giây nếu sử dụng file RAW và 0,5 giây nếu lưu file dưới dạng JPEG. Tuy nhiên, máy mất tới 1,5 giây để hồi nếu sử dụng đèn flash, lâu hơn nhiều so với các đối thủ cùng tầm. Tốc độ chụp liên tiếp là 2,4 hình/giây, hơi thấp hơn so với Nikon D3000 và Canon 1000D (3 hình mỗi giây) dù 2 đối thủ này đã ra mắt được một thời gian.

Chất lượng ảnh cho bởi A230 được đánh giá tốt so với tầm giá. Công nghệ tối ưu hóa dải tương phản (Dynamic Range Optimizer) có thể đem lại những thước chụp ấn tượng với khả năng điều tiết các vùng thừa-thiếu sáng tương đối ổn. Màu sắc và các chi tiết được tái hiện rất chuẩn tại các cài đặt ISO thấp. Khi lên tới ISO 400, độ nét đã bắt đầu giảm nhưng chưa nhận ra rõ. Nhiễu và biến dạng màu xuất hiện tại ISO 800 nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Bạn hầu như không muốn nâng độ nhạy cảm biến lên ISO 1600 hay cao hơn vì khi đó, ảnh đã tương đối nhiễu và mờ. Nói chung, bạn cũng không thể đòi hỏi cao hơn ở dòng máy cơ bản với mức giá khá rẻ này.

===================

A290


Hệ thống chống rung SteadyShot INSIDE giúp cho khung ảnh sắc nét.


Dành cho người sử dụng máy DSLR lần đầu, A290 giúp người dùng dễ dàng chụp được những bức hình ưng ý mà không phải quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật.

Máy ảnh mới Alpha A290 thiết kế gọn nhẹ. Cảm biến độ phân giải 14,2 megapixel của Alpha A290 là loại APS-C với tăng khả bắt sáng. Tính năng này kết hợp với bộ xử lý hình ảnh tốc độ cao BIONZ cho ra những hình ảnh với độ nhiễu thấp.
Alpha A290 tích hợp bộ cảm biến CCD loại APS-C kích thước lớn hơn khoảng 15 lần so với bề mặt của bộ cảm biến 1/2.5 inch thường được sử dụng trong các máy ảnh compact, giúp tăng khả bắt sáng.

ISO trên Alpha A290 có thể thay đổi từ ISO 100 đến ISO 3200, cho phép chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Thêm vào đó là hệ thống chống rung SteadyShot INSIDE được mặc định hoạt động với tất cả các loại ống kính.

A290 tích hợp cổng mini HDMI, cho phép truyền tải dữ liệu nhanh ở độ phân giải Full HD lên tivi. Hỗ trợ 2 khe thẻ nhớ định dạng SD/SDHC và Memory Stick PRO Duo/Memory Stick PRO-HG Duo.


==============

A300-A350

Nhân Hội chợ nhiếp ảnh PMA 2008 diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Sony tiếp tục giới thiệu thêm hai model máy ảnh số ống kính rời mới thuộc dòng Alpha mang tên A300 và A350, với độ phân giải lần lượt là 10,2 và 14,2 Megapixel.


Cảm biến của A300 có độ phân giải 10,2 Megapixel, còn của A350 là 14,2 Megapixel. 


Cả hai chiếc DSLR mới của Sony đều được trang bị màn hình LCD 2,7 inch, độ phân giải 230.000 điểm ảnh, có khả năng lật, xoay linh hoạt và đặc biệt là hỗ trợ công nghệ ngắm ảnh sống Quick AF Live View. Công nghệ này cho phép chức năng tự động lấy nét tại 9 điểm vẫn hoạt động bình thường, không bị gián đoạn như ở nhiều mẫu máy khác.


Alpha A300 và A350 cũng được Sony trang bị cho bộ xử lý ảnh Bionz tiên tiến, công nghệ ổn định ảnh Super SteadyShot, hệ thống làm sạch cảm biến và một kính ngắm quang có độ phóng đại 0,75x và có khả năng bao quát được 95% khung hình. A300 và A350 tương thích với các ống kính của Sony và Minolta.

Độ nhạy sáng tối đa của Sony Alpha A300 và A350 là ISO 3.200, tốc độ trập dao động trong khoảng từ 1/4.000 đến 30 giây. Ngoài ra, hai mẫu máy mới còn được trang bị tính năng tối ưu hóa dải màu động (DRO), giúp tăng cường các chi tiết bóng và các chi tiết nổi bật trong những bức ảnh chụp ở độ tương phản cao. Tốc độ chụp liên tiếp của A300 là 3 khung hình/giây, còn của A350 là 2,5 khung hình/giây. Cả hai đều sử dụng thẻ CompactFlash để lưu trữ.

============

A380


.


Chiếc A380 với cảm biến 14,2 Megapixel có điểm nhấn là màn hình LCD xoay lật 2,7 inch và khả năng tự chỉnh độ sáng tùy theo môi trường. Nếu người dùng không cần tới độ phân giải cao thì có thể lưu ý chiếc A330 với 10,2 Megapixel.

A380 có thiết kế tương tự "người tiền nhiệm" A350 với một chút cải tiến về thiết kế, nhưng mức giá hợp lý hơn.

Nằm trong phân khúc máy ảnh entry-level dành cho người mới chơi, A380 là đối thủ của Canon EOS 500D và Nikon D5000. Đặc biệt, giống như những dòng DSLR trước đó của Sony, Alpha A380 có thể tương thích tốt với các ống kính mà Minolta sản xuất.


Phần quan trọng nhất của A380 là cảm biến hình ảnh 14,2 Megapixel kích cỡ APS-C 23,5 x 15,7 mm giống như của A350. Dải ISO của máy nằm trong khoảng 100 đến 3.200. Độ phân giải tầm đó là quá đủ cho nhu cầu của đa số người dùng, thậm chí cả với những nhiếp nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cảm biến này vẫn thuộc loại CCD, phần nào cho tốc độ xử lý thấp và tiêu tốn nhiều điện hơn so với các đối thủ cùng tầm dùng chip CMOS. Bù lại, Sony đã tích hợp công nghệ chống rung SteadyShot trên cảm biến. Như vậy, chức năng này có thể hoạt động tốt trên mọi ống kính tương thích của hãng mặc dù bạn sẽ không thấy được hiệu ứng chống rung trên viewfinder hay trên màn hình khi bật Live View.

Tương tự các model A300 và A350, tính năng Live View (ngắm ảnh sống) không sử dụng cảm biến chính 14,2 Megapixel để bắt hình mà dùng một cảm biến phụ đặt ẩn ngay phía trước viewfinder. Khi khởi động tính năng này, thay vì chiếu ánh sáng vào khe ngắm, lăng kính đặt trong máy sẽ quay lệch một góc nhỏ nằm đưa phần ánh sáng này vào sensor phụ để truyền tải hình ảnh lên màn hình. Như vậy, tính năng lấy nét tự động (AF) sẽ không phải thực hiện qua khâu trung gian như các máy của Canon và Nikon. Tốc độ lấy nét của máy trên lý thuyết sẽ tăng lên đáng kể, giảm bớt hiện tượng ngắt quãng Live View hay tiếng ồn của gương lật khi nhấn nút chụp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chuyển qua lại giữa 2 chế độ Live View – ngắm qua viewfinder rất nhanh chóng và êm ái.

Màn hình của A380 vẫn không có sự đổi mới so với A350. LCD kích thước 2,7 inch, độ phân giải 230.400 điểm ảnh, hơi nhỉnh hơn Nikon D5000 (230.000 điểm ảnh) những vẫn thua xa mật độ 920.000 điểm ảnh trên Canon EOS 500D. Màn hình này có thể lật lên xuống giúp người xem chụp ảnh tại những góc thấp hoặc cao quá tầm tay, nhưng không xoay được linh hoạt như D5000.

Do nhắm đến đối tượng là những người mới chơi hoặc dân chuyên muốn tiếp kiệm chi phí nên hệ thống điều khiển của A380 được thiết kế lại nhằm tạo sự thuận lợi, trực quan hơn. Tại chế độ mặc định, giao diện trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin đơn giản hết mức theo từng hàng riêng biệt như hàng kiểm soát ISO, phơi sáng, khẩu độ cùng hai hàng kiểm soát các thông số phụ khác. Thậm chí máy còn cung cấp cả đồ thị vui mắt nhằm giúp người dùng tính toán độ sâu trường ảnh sao cho phù hợp. Các nút và phím xoay cũng được thiết kế lại nhằm tránh sự lẫn lộn như trên A350. Sony cũng quyết định giảm bớt kích thước của chiếc máy DSLR bình dân này xuống bằng đối thủ đến từ Nikon và Canon. Đặc biệt, máy còn được trang bị thêm một nút với chức năng Smart Teleconverter tương tự như zoom số trên các máy compact. Máy có 2 nấc zoom số là 1.4x và 2x, chức năng này chỉ làm việc trong chế độ Live View. Trọng lượng của máy không kể ống kính cũng chỉ dừng lại ở 490 gram, rất thuận tiện khi mang đi du lịch dài ngày.

Máy cũng được trang bị khe cắm thẻ nhớ đôi hỗ trợ định dạng thẻ SD và Memory Stick Pro Duo (vốn là định dạng độc quyền đắt đỏ của Sony) gần giống như trên model cấp cao Nikon D300s. Bạn có thể chuyển qua lại dữ liệu giữa 2 thẻ này hoặc chọn một thẻ làm bộ nhớ nhằm tiết kiệm chi phí.


Về nhược điểm, máy có tốc độ chụp liên tiếp khá thấp, 2,4 hình/giây, không hề có cải thiện so với A330, thậm chí còn chậm hơn một chút so với A350 và thua xa Nikon D5000 với 4 hình/giây. Tốc độ khởi động của máy dù nhanh, chỉ 0,6 giây, nhưng như thế cũng chưa thấm vào đâu so với "chớp mắt" 0,2 giây trên Nikon D5000 và Canon EOS 500D. Rõ ràng, đây không phải là sự lựa chọn khả dĩ nếu bạn muốn dùng A380 để chụp những khoảnh khắc nhanh như nhiếp ảnh thể thao, trẻ em hay phóng sự. Khả năng khử nhiễu của máy cũng chưa thật sự ấn tượng.


Tại ISO thấp, ảnh khá sắc nét và sặc sỡ, tuy nhiên trong vài trường hợp có sự sai lệch nhiều về màu sắc. Màu sắc cũng bắt đầu biến đổi lạ trên những thước chụp tại ISO 800 và khi tăng lên ISO 1600 ảnh đã mờ và mất dần các chi tiết. Nói chung, độ phân giải cao của cảm biến chẳng những không giúp cho ảnh thêm sắc nét mà nhiều khi còn khiến nhiễu xuất hiện tại một số vùng chụp tối tại ISO 400. Máy cũng không được trang bị tính năng quay phim vốn đang rất thịnh hành trên các dòng máy DSLR của Canon và Nikon dù tầm tiền bỏ ra không rẻ hơn các đối thủ này. Các tính năng của máy dù được Sony chu đáo thiết kế lại trong một giao diện thân thiện nhưng lại làm người dùng rối tung lên khi bắt họ phải tự thiết lập các thông số về màu sắc, tương phản và độ nét của ảnh trong mỗi style. Thậm chí cân bằng trắng của máy cũng hoạt động chưa thật sự tốt lắm, màu thường có xu hướng bị ngả sắc khi chụp trong điều kiện ánh sáng phức tạp.

Màn hình của A380 cũng hết sức tệ khi chỉ cho người dùng xem được khoảng 90% khung hình khi bật tính năng Live View do thiết kế hạn chế của sensor phụ. Ống ngắm có độ phủ nhỉnh hơn, 95% nhưng cũng khá khó nhìn do kích thước vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế chung của những chiếc máy DSLR với tầm giá như vậy.


================
A390

A390 giữ những ưu thế được xem là "truyền thống" của dòng Alpha: cảm quang độ phân giải cao, hệ thống ổn định ảnh tích hợp và cơ chế lấy nét nhanh Quick AF Live View.



.


Là phiên bản nâng cấp của dòng máy DSLR bình dân, Sony Alpha A390 vẫn giữ lại những ưu thế được xem là "truyền thống" nhằm cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Canon và Nikon, như thân máy nhỏ nhẹ, cảm quang độ phân giải cao, màn hình lật đa dụng, hệ thống ổn định ảnh tích hợp và cơ chế lấy nét nhanh Quick AF Live View. Chiếc máy ảnh mới chỉ hơi khác "người tiền nhiệm" A380 ở cách thiết kế báng cầm cùng việc bố trí lại tổ hợp phím nguồn/nhấn chụp và đĩa chỉnh thông số ở đỉnh máy. So với các phiên bản trước đó, Alpha A390 đã hạn chế được hiện tượng sai lệch màu sắc và cân bằng trắng kém trong môi trường ánh sáng phức tạp. Tuy nhiên, máy vẫn tồn tại một số "điểm trừ" rất đáng thất vọng như khả năng khử nhiễu tồi, đo sáng không ổn định và thiếu tính năng quay phim.

Sony A390 sở hữu thân hình khá gọn nhẹ với trọng lượng chưa tính pin chỉ khoảng 500 gram, ngang ngửa hai đối thủ Nikon D3000 và Canon EOS 1000D. Tuy nhiên, máy lại có ưu thế hơn ở màn hình kích thước lớn (2,7 inch) và khả năng lật đa năng (135 độ lên trên hoặc 55 độ xuống dưới). Tuy không có khả năng xoay nhiều chiều giống với LCD trang bị trên một số dòng máy ảnh đời mới nhưng màn hình của A390 vẫn đảm bảo đủ sự linh động và tiện dụng với những tư thế chụp khó như đặt sát mặt đất hay nâng máy lên quá đỉnh đầu. Tương tự tiền nhiệm A380, Sony đã thiết kế thêm một gương lật phụ và cảm biến nhận sáng trong buồn lăng kính nhằm phục vụ tính năng lấy nét tức thời Quick AF trong chế độ ngắm ảnh sống. Tuy nhiên, chính cải tiến này lại làm khung ngắm quang trở nên tối và hẹp đi khá nhiều. Độ phóng đại khi sử dụng với ống kính 50mm thiết lập lấy nét vô cực chỉ vào khoảng 0,74x, hơi kém hơn đối thủ Nikon D5000 (0,78x) và thua xa Canon 500D (0,87x).

Báng cầm được tái thiết kế với độ sâu lớn hơn nhằm đảm bảo sự chắc chắn và thoải mái kể cả khi sử dụng với các ống kính nặng. Vị trí của tổ hợp phím nguồn/nhấn chụp được đẩy ra xa để người dùng có thể dễ dàng điều khiển máy bằng ngón tay trỏ. So với tiền nhiệm A380, bánh răng tinh chỉnh thông số trên A390 cũng có kích thước to hơn và dễ điều chỉnh hơn do được đặt sát mép trên của báng cầm giống như các dòng máy DSLR của Nikon. Hệ thống điều khiển của A390 vẫn giữ nguyên sự đơn giản, gọn gàng như các phiên bản cũ, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, Sony nên thiết kế phím Menu và phím xem lại ảnh to, nổi hơn một chút nữa để người dùng truy cập nhanh vào các tính năng này khi chụp vội. Về kết nối, máy cho phép truyền tải dữ liệu qua cổng USB và hỗ trợ xem lại ảnh trên màn hình TV thông qua cổng HDMI. Khe cắm thẻ nhớ đôi tương thích với loại thẻ Memory Stick Duo của Sony và cả định dạng SD truyền thống trên các dòng máy ảnh DSLR bình dân.

Sony Alpha A390 sở hữu cảm quang CCD 14,2 triệu điểm ảnh hiệu dụng theo chuẩn APS-C 23,5 x 15,7 mm. Mặc dù là dòng DSLR giá rẻ song A390 vẫn được trang bị hệ thống rũ bụi cảm biến và cơ chế ổn định ảnh trong thân máy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người dùng có thể tận hưởng công nghệ chống rung trên tất cả các ống kính tương thích với ngàm Alpha. Do sở hữu cảm quang độ phân giải lớn, những thước chụp trong điều kiện đủ sáng rất giàu chi tiết và thậm chí, vẫn không hề bị vỡ hình ngay cả khi crop để in cỡ lớn. Thử nghiệm của Ephotozine còn cho thấy, file RAW có độ nét nhỉnh hơn ảnh lưu dưới dạng nén JPEG một chút.

Với thiết lập mặc định, A390 tái tạo màu sắc tương đối chuẩn xác. Gam đỏ, xanh dương và lục có mức bão hòa hơi lớn hơn bình thường nhưng không quá gắt nên có tác dụng tích cực trong việc làm ảnh trở nên rực rỡ, sống động khi chụp ngoài trời và dưới các nguồn ánh sáng lạnh. Máy cũng cung cấp một số mặc cảnh trên đĩa xoay chọn chế độ với các thiết lập về màu sắc được tối ưu sẵn nhằm tạo sự đơn giản tối đa cho người dùng phổ thông. Cân bằng trắng tự động trên A390 hoạt động khá ấn tượng. Ảnh chỉ hơi ấm khi chụp dưới ánh đèn dây tóc. Tuy nhiên, màu sắc lại có xu hướng ngả về gam lạnh nếu như bạn thiết lập chế độ chuẩn "Incadescent Light". Cân bằng trắng tương đối chuẩn xác khi sử dụng với đèn huỳnh quang.

Sony Alpha A390 sử dụng hệ thống đo sáng 40 vùng tương tự như tiền nhiệm A380 và A350. Máy phản ứng khá tốt với các điều kiện ánh sáng chuẩn như trong studio hay dưới bóng râm, nhưng bộc lộ điểm yếu "chết người" khi đối diện với môi trường có độ tương phản cao. Ảnh luôn bị phơi sáng già khi có nắng đã khiến các chi tiết như bầu trời hay màu áo thường xuyên bị cháy. Thậm chí, hiện tượng này cũng vẫn gặp phải khi chụp hắt từ bóng râm ra ngoài trời đang có mây. Người dùng có thể sử dụng thêm tính năng tối ưu hóa dải tương phản hoặc trừ sáng đi một chút để khắc phục lỗi mất chi tiết. Cũng cần lưu ý thêm rằng, dải bù trừ sáng trên A390 chỉ cho phép thay đổi trong khoảng +/-2 EV (tăng từng nấc 1/3 EV), rất hẹp nếu so sánh với đa số mẫu DSLR có mặt trên thị trường hiện nay. Tốc độ đồng bộ đèn cũng chỉ đạt 1/160 giây, khá bất lợi nếu bạn muốn phả flash vào ban ngày mà không muốn ảnh bị cháy.

Cảm quang CCD phân giải cao sinh ra khá nhiều nhiễu hạt khi chụp trong điều kiện thiếu sáng. Ảnh chỉ mịn màng với các thiết lập ISO dưới 400. Khi tăng nhạy sáng lên 800, các đốm nhiễu lấm tấm có thể nhận ra tại những vùng có màu tối hoặc trung tính khi xem ở chế độ toàn màn hình. Thuật toán khử nhiễu hoạt động mạnh khiến ảnh hơi mờ. Sạn và các biến đổi lạ về màu sắc trở nên nghiêm trọng tại mức ISO trên 1600 làm các chi tiết nhỏ bị mất và độ nét cũng không còn được đảm bảo. Hiện tượng vỡ pixel ở mép các vùng màu giao nhau và nhiễu hạt quá nhiều tại khu vực tối khiến ảnh chỉ có thể in được cỡ nhỏ với thiết lập nhạy sáng ISO 3200.

Sony A390 có tốc độ hoạt động ở mức trung bình – khá. Máy chụp được 2,5 hình mỗi giây khi ngắm ảnh qua viewfinder quang học. Con số này giảm xuống còn 2 hình/giây khi bật tính năng Live View. Tuy nhiên, tốc độ này cũng bị giới hạn ở 6 ảnh RAW hoặc 3 ảnh RAW + JPEG, sau đó, máy phải mất một thời gian nhất định để ghi dữ liệu từ bộ nhớ tạm vào thẻ. Trong 9 điểm lấy nét, chỉ có duy nhất một điểm ở vùng trung tâm thuộc loại cross-type nên máy thường phán đoán nhầm hoặc tỏ ra khá chậm chạp khi chụp trong môi trường thiếu sáng và có độ tương phản thấp. Đây là điều khá bất tiện với những người thích nhiếp ảnh đêm hoặc chụp ảnh lúc hoàng hôn. Tương tự như các dòng máy Alpha trước đó, A390 không được trang bị tính năng quay video thời thượng vốn rất được ưa chuộng trên DSLR và thế hệ máy ảnh "lai" NEX. Pin Lithium đi kèm máy giúp chụp được khoảng 500 kiểu ảnh nếu ngắm qua viewfinder hoặc 230 kiểu khi bật Live View.

A500-A550


A500 trung thành với sự đơn giản và dễ dùng của dòng Alpha, thể hiện qua thiết kế giao diện trực quan, màn hình lật xoay đa năng và hệ thống Live View thú vị.

Với việc tung ra hai model tầm trung A500 và A550 vào giai đoạn cuối năm 2009, Sony dần tạo được dấu ấn riêng trên thị trường DSLR phổ thông – bán chuyên bằng điểm nhấn ở mức giá cạnh tranh và bộ tính năng vượt trội. Ngoài mục tiêu hướng đến người dùng cao cấp, phiên bản Sony Alpha A500 vẫn trung thành với sự đơn giản và dễ dùng, thể hiện qua thiết kế giao diện trực quan, màn hình lật xoay đa năng và hệ thống Live View thú vị. Khả năng tái hiện màu sắc chính xác, tốc độ chụp liên tiếp nhanh cũng là những "điểm cộng" rất đáng hoan nghênh ở dòng máy mới này.


Nhìn bề ngoài, phiên bản A500 trông không khác gì "ông anh" A550. Mặc dù được trang web Ephotozine xếp vào dạng DSLR tầm trung (mid-range) nhưng A500 có vẻ giống với một phiên bản phổ thông cao cấp do sự tương quan giữa mức giá và bộ tính năng. Thân máy có kích thước ba chiều 137 x 104 x 84 mm và khối lượng xấp xỉ 600 gram, ngang ngửa đối thủ Nikon D90 và chỉ hơi nhỏ hơn Canon 50D một chút. Báng cầm ở mặt trước được bọc hoàn toàn bằng cao su, tạo cảm giác chắc chắn nhưng không quá cứng khi cần tì mạnh để tránh rung lắc. Tuy nhiên, phần báng này lại khá nông khiến những người có ngón tay to và dài cảm thấy hơi mỏi nếu sử dụng lâu.

Mặt trước của máy vẫn duy trì thiết kế tương tự như một số model trước đó của Sony. Bạn có thể thay đổi nhanh một số chế độ thường dùng như Live View, kiểm soát dải tương phản, nhạy sáng ISO… mà không cần phải lục tìm trong menu hệ thống. Mặt sau của A500 tương đối giống với phiên bản A350, tuy nhiên, các phím phụ bên trái màn LCD đã được chuyển lên phía trên để tiện cho việc điều khiển bằng cả hai tay. Về mặt kết nối, máy hỗ trợ truyền tải dữ liệu thông qua cổng USB, HDMI và điều khiển bằng cảm ứng hồng ngoại gắn chìm trên báng cầm. Một điểm đáng hoan nghênh ở dòng máy mới này là Sony đã hỗ trợ việc sử dụng song song thẻ SDHC bên cạnh thẻ Memory Stick Pro Duo, vốn là định dạng độc quyền khá đắt đỏ của hãng.

Màn hình của A500 có độ lớn 3 inch tương tự như "đàn anh" A550 nhưng độ phân giải chỉ lên tới con số 230.400 điểm ảnh nhằm giảm thiểu giá thành. Màn hình này còn có thể lật 90 độ dọc theo hai trục, rất hữu dụng khi sử dụng tính năng ngắm ảnh sống trong các góc chụp khó như cao quá đỉnh đầu hay đặt sát mặt đất. LCD này sử dụng công nghệ Xtra Fine giúp chống lóa và hạn chế các sai lệch màu sắc. Tính năng Auto Brightness Control giúp tự động điều chỉnh độ sáng và tương phản màn hình tùy theo môi trường. Nếu chưa ưng ý, máy còn cho phép bạn chỉnh tay lên tới 5 mức. Hơi đáng tiếc khi Sony không trang bị cho A500 và A550 màn hình phụ thứ hai trên mặt máy như các model tầm trung đến từ Canon và Nikon.


Linh hồn của Sony A500 là cảm quang APS-C 12,3 triệu điểm ảnh chế tạo theo công nghệ Exmor CMOS. Toàn bộ cơ chế thu sáng nằm trên một phiến di động cho phép cơ chế chống rung thân máy SteadyShot làm việc với tất cả các ống kính tương thích. Thử nghiệm cho thấy, cơ chế này làm việc khá tốt. Thời gian phơi sáng có thể nâng lên tới 2,5-4 stop mà ảnh hầu như không bị nhòe do các rung lắc của thân máy. Hệ thống đo sáng 40 vùng có xu hướng làm ảnh phơi sáng hơi già đối với khung cảnh có độ tương phản cao khiến một số chi tiết như bầu trời hay màu áo thường xuyên bị cháy nếu chụp vào lúc nắng gắt. Khi các nguồn sáng đồng đều và không quá phức tạp, đo sáng của máy làm việc chính xác hơn hẳn. Ảnh có độ bão hòa màu tương đối cao. Gam đỏ hơi rực hơn các màu khác một chút nhưng chưa ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình.


Với việc tích hợp một lượng điểm ảnh vừa đủ trên phiến sensor cỡ 23,5 x 15,6 mm, Sony đã giúp A500 chống chọi tốt với những tình huống chụp thiếu sáng nghiêm trọng. Nhiễu hầu như không xuất hiện dưới ISO 800. Tại nhạy sáng ISO 1.600, có một chút nhiễu kết tủa màu và sạn trắng xuất hiện trong các vùng tối. Thậm chí, bạn vẫn có thể sử dụng ảnh để in cỡ trung bình khi thiết lập ISO lên tới 3.200. Tính năng tự động tối ưu hóa dải tương phản hoạt động rất tuyệt vời, giúp kiểm soát tốt chi tiết trên các vùng thiếu và thừa sáng. Cân bằng trắng làm việc hoàn hảo dưới điều kiện ánh sáng ban ngày. Với nguồn sáng đèn dây tóc công suất lớn, ảnh hơi ngả vàng. Trong một số trường hợp đặc biệt (chẳng hạn dưới ánh sáng đèn huỳnh quang studio), cân bằng trắng trên A500 nhiều khi hoạt động kém chính xác khiến tương phản và màu bị đẩy cao quá mức.

Máy cũng cung cấp hai chế độ Live View tương tự như phiên bản A550 là Quick AF Live View và MF Check Live View. Tốc độ lấy nét khá chính xác và nhanh hơn các đối thủ ngay cả khi sử dụng tính năng ngắm ảnh sống. Tuy nhiên, theo Ephotozine, 9 điểm lấy nét lại được thiết kế quá gần trung tâm khung hình khiến việc lấy nét vào các khu vực ở rìa ảnh tương đối khó khăn. Trong 9 điểm nét này chỉ có một điểm ở trung tâm thuộc dạng cross-type. Do vậy, với cảnh có độ tương phản thấp và ánh sáng yếu, bạn buộc phải lấy nét vào vùng trung tâm, thực hiện khóa lấy nét và tái bố cục khung hình. Đây là điều khá bất tiện với những người thích nhiếp ảnh đêm hoặc chụp ảnh lúc hoàng hôn.

Sony Alpha A500 có tốc độ chụp liên tiếp khá tốt, vào khoảng 5 hình/giây (4 hình/giây nếu sử dụng tính năng ngắm sống). Tuy nhiên, bộ nhớ đệm của máy chỉ cho phép chụp với tốc độ này trong 6 ảnh RAW hoặc 12 ảnh JPEG đầu tiên, kém xa "đàn anh" A550. Tốc độ ăn đèn của A500 cũng chỉ đạt 1/160 giây, khá bất lợi nếu bạn muốn phả flash vào ban ngày mà không muốn ảnh bị cháy.

Điểm hơi đáng tiếc ở A500 là vẫn chưa được trang bị chức năng quay phim vốn đang dần thịnh hành trên các đời máy DSLR mới ra hiện nay. Pin Lithium NP-FM500H đi kèm cho phép chụp được tới 1.000 kiểu ảnh nếu sử dụng kính ngắm quang hoặc 520 kiểu nếu kích hoạt tính năng ngắm ảnh sống.

Giá bán của Sony Alpha A500 theo Sony Việt Nam là 13.490.000 đồng, chưa kể ống kính.


Chiếc máy ảnh Alpha A550 có tốc độ thực thi nhanh, chất ảnh sạch và mịn. Tuy nhiên, A550 chưa được trang bị chức năng quay video như các dòng DSLR mới ra.

Alpha A550 là phiên bản ống kính rời tầm trung mới nhất của Sony nhằm hướng đến những người đam mê nhiếp ảnh hoặc muốn nâng cấp từ dòng DSLR bình dân. Song hành cạnh "đàn em" A500 ra mắt cùng thời điểm, A550 thể hiện tham vọng của hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản trong việc cạnh tranh thị phần với hai "ông lớn" Nikon D90 và Canon EOS 50D. Chất lượng ảnh RAW tốt, tốc độ chụp liên tiếp nhanh và hệ thống điều khiển tiện lợi là những "điểm cộng" rất đáng hoan nghênh ở dòng máy mới này.


Sony Alpha A550


Kiểu dáng của A550 khá giống phiên bản bình dân A380 nhưng thân máy lớn hơn và hệ thống phím phức tạp hơn một chút. Máy có kích thước ba chiều là 137 x 104 x 84 mm và khối lượng chưa kể pin là 600 gram, ngang ngửa model Nikon D90 và hơi nhỏ so với Canon 50D. A550 cầm chắc chắn và đầm tay hơn hẳn so với những "đàn em" thuộc dòng tầm thấp như A230, A330 và A380. Hệ thống nút bố trí khá hợp lý trên mặt máy giúp người dùng điều khiển nhanh các thông số cả khi nhìn qua kính ngắm hay sử dụng chức năng Live View.


Màn hình của A550 có độ lớn 3 inch, độ phân giải 920.000 điểm ảnh. Màn hình này còn có thể lật 90 độ dọc theo hai trục, rất hữu dụng khi sử dụng tính năng ngắm ảnh sống trong các góc chụp khó như cao quá đỉnh đầu hay đặt sát mặt đất. LCD này sử dụng công nghệ Xtra Fine giúp chống lóa và hạn chế các sai lệch màu sắc. Ngoài ra, tính năng Auto Brightness Control còn giúp tự động điều chỉnh độ sáng và tương phản màn hình tùy theo môi trường. Hơi đáng tiếc khi Sony không trang bị cho A550 màn hình phụ thứ hai trên mặt máy như các model tầm trung của Canon và Nikon. Bù lại, giao diện máy được thiết kế rất đơn giản với hai tùy chọn: hiển thị các thông số cơ bản với hình vẽ minh họa hoặc hiển thị toàn bộ các thiết lập với biểu tượng nhỏ hơn.


Sony cung cấp cho A550 hai chế độ Live View rất thú vị. Với kiểu ngắm sống thông thường, ánh sáng từ ống kính sẽ được dẫn tới một cảm biến nhỏ đặt gần ống ngắm quang. Cảm biến này sẽ thu nhận và truyền tải hình ảnh xuống LCD. Tuy nhiên, theo Cameralabs, phương pháp này khá tệ khi chỉ cho phép hiển thị 90% khung hình, nhỏ hơn cả độ phủ của viewfinder. Tỷ lệ hiển thị cũng không đạt tới 1:1 nên hơi khó cho việc lấy nét tay và điều chỉnh các sai lệch về trường nhìn và góc ngắm. Ngoài ra, việc lắp đặt thêm một cảm biến trong buồng lăng kính năm mặt cũng ảnh hưởng tiêu cực tới độ phóng đại của kính ngắm quang học. Viewfinder trên A550 có độ phủ khoảng 95% và hệ số phóng đại đạt 0,8x, thua xa tỷ lệ 0,94x trên Nikon D90 và 0,95x trên Canon 50D. Khi chuyển sang chế độ ngắm sống thứ hai (MF Check Live view), gương phản xạ sẽ bật lên và ánh sáng truyền thẳng tới cảm biến chính của máy. Màn hình hiển thị 100% khung hình và cho phép phóng đại vùng lấy nét lên tới 14 lần để kiểm tra độ chính xác của việc lấy nét bằng tay.


Cảm quang CMOS Exmor của A550 có kích cỡ 23,4 x 15,6 mm và độ phân giải 14,2 Megapixel. Công nghệ chống rung thân máy SteadyShot làm việc với tất cả ống kính tương thích. Thử nghiệm cho thấy, cơ chế này làm việc rất hoàn hảo, giúp nâng thời gian phơi sáng lên tới 2,5 đến 4 stop mà không sợ bị nhòe hình. Theo Dpreview, ảnh thu được có độ chi tiết cao, tuy nhiên, chất lượng JPEG xuất ra vẫn chưa thật sự tương xứng với đẳng cấp cảm biến trang bị trên máy. Khi chuyển sang ảnh RAW, vấn đề này sẽ được giải quyết. Chất lượng ảnh thô thu được có thể ngang ngửa với các đối thủ cùng tầm và có thể sử dụng tốt tại thiết lập ISO lên tới 3.200. Tính năng tự động tối ưu hóa dải tương phản hoạt động rất tuyệt vời, giúp kiểm soát tốt chi tiết trên các vùng thiếu và thừa sáng. Tuy vậy, theo Dpreview, cân bằng trắng đôi khi hoạt động thiếu chính xác khiến ảnh có xu hướng bị ngả về gam lạnh hay đôi khi tương phản và màu bị đẩy cao quá mức.
Thử nghiệm


Dải ISO của máy trong khoảng từ 200 đến 12.800, tăng từng nấc 1 EV. Tính năng khử nhiễu tại trên A550 được đánh giá tốt hơn model A500 và các phiên bản Alpha bình dân khác. Theo Cameralabs, tại thiết lập mặc định, máy có xu hướng khử nhiễu hơi mạnh khiến ảnh bị bết màu và mất nhiều chi tiết. Bù lại, ảnh trông sạch và mịn hơn. Sạn nhỏ có thể phát hiện thấy ở một số vùng tối trên ảnh ngay cả khi ISO được thiết lập ở mức thấp, đặc biệt khi tính năng tối ưu dải tương phản được bật.

Các thông số thử nghiệm của Dpreview cho thấy máy có tốc độ thực thi nhanh nhưng chưa thật sự ấn tượng. Thời gian khởi động mất khoảng 0,5 giây so với tốc độ dưới 0,1 giây trên D90 và 50D. Thời gian chờ giữa hai ảnh đơn là khoảng 0,9 giây, ngang ngửa 50D nhưng hơi kém hơn D90 (0,6 giây). Bù lại, tốc độ chụp liên tiếp của máy khá "khủng". A550 có thể chụp 5 ảnh RAW mỗi giây, nhỉnh hơn D90 với 4,5 hình/giây nhưng lại thua 50D với 6,3 hình/giây. Trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ (Speed Priority), A550 có thể đạt tới 7,1 hình/giây, liên tục 13 ảnh RAW hoặc 7 ảnh RAW+JPEG.

Điểm đáng tiếc ở A550 là máy không được trang bị chức năng quay phim vốn rất được ưa chuộng trên các dòng DSLR mới ra hiện nay. Ngoài ra, máy cũng không có tính năng cho phép xem trước độ sâu trường ảnh (DOF) như các đối thủ tầm trung đến từ Canon và Nikon. Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 950 USD cho thân máy hoặc 1.050 USD cho bộ kit gồm thân máy và ống kính 18-55mm DT.

=============


Sony A580 


Thiết kế của A560 và A580 được dựa trên hai phiên bản tiền nhiệm A500 / A550, kiểu dáng vẫn giữ nguyên nhưng được thay đổi một số chi tiết có thể dễ dàng nhận thấy. Đó là việc bổ sung nút kích hoạt chế độ quay phim full HD, tích hợp micro kép ở hai bên chân gắn đèn flash, thay đổi cấu tạo và chức năng sử dụng của bánh xe chức năng. Bên cạnh đó người dùng vẫn có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của dòng máy Alpha A500 sê-ri như kích thước gọn gàng, cách bố trí nút hợp lý hơn như công tắc nguồn được lồng bên ngoài vị trí nút chụp, dãy phím Fn và các phím chức năng chuyên dụng được phát huy tối đa.

Sony Alpha A560 và A580 sử dụng màn hình gập 3 inch Xtra Fine độ phân giải 921,000 pixel mang lại chất lượng hiển thị hình ảnh tốt. Cả hai màn hình đều có cảm biến ánh sáng để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường người sử dụng. Khung ngắm có độ phủ 95% diện tích khung ảnh với độ phóng đại 0.8x. Giao diện của A560 / A580 giúp cho người dùng mới sử dụng máy ảnh DSLR có cái nhìn trực quan hơn về sự biến đổi của tốc độ và khẩu độ trong khi chụp. Ngoài ra, việc điều chỉnh thông số trực tiếp qua phím Fn (Function) cũng rất dễ dàng nhờ việc tương tác trực tiếp trên LCD. Bạn dễ dàng nắm bắt các thông số ngay cả khi ngắm chụp Live View thì không một menu phụ hiện ra che lấp khung hình đang ngắm.

Sony đã thiết kế mới hệ thống lấy nét 15-điểm với các ô vuông có kích thước lớn giúp lấy nét chính xác và nhanh hơn. Các điểm lấy nét này có thể bắt theo chuyển động hỗ trợ người chụp trong các chế độ chụp ảnh tốc độ, hỗ trợ tính năng báo hiệu lấy nét đúng trong khi chọn lấy nét tay (MF), gọi là AF confirm. Mức nhạy sáng cũng được mở rộng từ 100 – 12800, trong đó có thể kéo đến mức 25600. Sony còn đưa ra chế độ Multi-frame noise reduction, bằng việc thiết lập 1 dải ISO, máy sẽ tự động chụp nhiều tấm và ghép lại để khử nhiễu tối đa.


=============
A700


Sau thành công của A100, chiếc D-SLR đầu tiên, Sony đã quyết định mở rộng dòng máy ảnh số ống kính đơn Alpha của mình bằng sản phẩm thứ hai mang tên A700, với cảm biến ảnh 12,2 Megapixel, hệ thống ổn định ảnh và cổng ra HDMI.


Đây là một phần trong nỗ lực của Sony nhằm bắt kịp hai đối thủ Canon và Nikon trong mảng máy ảnh số ống kính đơn. Hiện D-SLR đang là phân khúc thị trường có tốc độ tăng trường nhanh nhất trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh. Dù đang là hãng máy ảnh lớn thứ hai thế giới (sau Canon), nhưng nếu xét riêng trong mảng sản phẩm D-SLR, Sony chỉ đứng thứ 3 (sau cả Nikon). Với việc ra mắt A700, Sony hy vọng thị phần máy ảnh số ống kính đơn của mình sẽ tăng từ 7% hiện nay lên mức 10%.

Cảm biến Exmor CMOS của A700 có độ phân giải 12,2 Megapixel, được tích hợp hệ thống giảm nhiễu ngay bên trong cảm biến. Ngoài ra, chiếc D-SLR mới của Sony còn được trang bị hệ thống ổn định ảnh SuperSteadyShot và có khả năng tương thích với cả ống kính Sony và ống kính Minolta Maxxum.


A700 sở hữu một màn hình LCD 3 inch, tốc độ trập 1/8.000, và có khả năng chụp liên tiếp với tốc độ 5 khung hình/giây. Đối với định dạng ảnh RAW, máy có thể chụp liên tiếp 18 bức một lần.
Chiếc D-SLR thứ hai của Sony còn được trang bị một cổng ra HDMI, giúp máy có thể kết nối với các TV HD để xem ảnh trên những màn hình rộng, độ phân giải cao. Ngoài ra, chiếc máy ảnh số ống kính đơn này còn có các khe cắm thẻ nhớ riêng biệt, dành cho các định dạng thẻ Memory Stick Duo, Memory Stick PRO-HG và Compact Flas I/II.

A33


– 14,2 Megapixel, cảm biến APS-C có kích thước 4.592 x 3.056 pixel với 12 bit/màu trong chế độ chụp RAW.

– Máy hỗ trợ các loại thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC và MemoryStick Pro Duo, cho phép lưu dưới dạng file JPEG, ARW RAW, và RAW + JPEG.

– Quay video với độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, 30 khung hình/giây, AVCHD hoặc tới 1.440 x 1.080 pixel, 30 khung hình MP4, có mic gắn trong hoặc tùy chọn gắn thêm mic, tự động lấy nét liên tục.

– Chế độ chụp liên tiếp với chất lượng hình ảnh JPEG cao nhất có khả năng chụp 14 bức với tốc độ 6 khung hình/giây, 7 bức với tốc độ 6 khung hình/giây với ảnh RAW 12 bit.

– Hệ thống lấy nét tự điểm với 15 điểm lấy nét với chế độ chụp ảnh đơn hoặc tracking chủ thể chuyển động liên tục.

– Tốc độ chụp 1/4.000 đến 30 giây cùng chế độ B.

– Đo sáng 1.200 vùng, đo sáng trung tâm, đo sáng điểm. Trong khoảng từ -2 EV tới 17 với ISO 100.

– Dải ISO từ 100 đến 12.800.

– Flash được tích hợp, đèn tự động với +/-2 EV, công suất GN 33 (ISO 100), với lens 18mm, flash sync tới 1/160 giây. Có thể sử dụng hotshoe hoặc bộ điều khiển không dây của Sony và Minolta.

– Hệ thống kính ngắm điện tử là một màn LCD với 1,44 triệu điểm, chính xác 100%, độ phóng đại 1,1X.

– Màn hình LCD 3", với độ phân giải 921.600 điểm ảnh.

– Sử dụng cổng USB 2.0, mini HDMI video.

– Sử dụng pin NP-FW50 Li-ion, chụp được 270 ảnh qua EVF, 340 qua màn hình LCD.


Alpha A33, máy ảnh DSLR màn gương trong suốt của Sony, được giới thiệu trong ngày hội 3D hôm nay, đã có mặt trên thị trường với giá 13,99 triệu đồng.

(Sohoa)

=================

A35



Alpha SLT-A35, model nâng cấp của A33. Máy trang bị cảm biến ảnh tương tự như NEX-C3 là Exmor APS HD CMOS kích thước 23,4 x 15,6 mm độ phân giải 16,2 Megapixel. Thân máy A35 được làm từ vật liệu polycarbonate.

Theo Sony, chip xử lý ảnh của máy đã được thiết kế lại để tăng hiệu suất sử dụng và tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt hơn. A35 có thể quay video độ phân giải Full HD tốc độ 29,97 khung hình mỗi giây, độ phân giải 1.440 x 1.080 pixel ở tốc độ 29,97 hoặc 25 khung hình mỗi giây. Tốc độ chụp liên tiếp của máy là 7 khung hình/giây ở độ phân giải 8,4 Megapixel.


Alpha A35 có hệ thống lấy nét tự động 15 điểm, khả năng bám nét đối tượng, nhận diện khuôn mặt và hỗ trợ ISO 100 đến 25.600. Màn hình phía sau kích thước 3 inch độ phân giải 921.600 pixel.

Cả A35 và NEX-C3 đều sở hữu tính năng "Pictures Effect" tạo hiệu ứng cho hình ảnh chụp được. Các bản cập nhập firmware mới cũng mang tính năng này đến các dòng máy NEX-3 và NEX-5 trước đây.


A35 sẽ bắt đầu bán vào tháng 8 tới với giá 699 USD bao gồm ống kit 18-55mm hoặc 599 USD cho riêng thân máy.

Ngoài hai model máy ảnh nói trên, Sony cũng đồng thời ra mắt ống kính macro mới 30mm f/3.5 với giá 249 USD bán vào tháng 10 tới. Trong khi đó, đèn flash dành cho máy NEX sẽ có mặt vào tháng 8 với giá 149 USD.

Hoài Anh – Sohoa

=================
A37 


Sony giới thiệu chiếc máy Alpha SLT-A37 với công nghệ gương mờ. Tương tự như F3, chiếc máy ảnh mới trong dòng Alpha của Sony cũng có cảm biến ảnh 16.1MP, quay phim Full-HD, dải ISO từ 100 tới 16.000 cũng như bộ xử lý hình ảnh BIONZ. Bên cạnh SLT-A37, Sony còn có một ống kính mới với dải tiêu cự 18-135mm cho người dùng máy ảnh SLT Alpha.

Không nghi ngờ gì nữa khi A37 được Sony tung ra nhằm thay thế đàn anh A35 đã xuất hiện trước đó. Bên cạnh kiểu dáng và kích thước không mấy khác biệt, cả hai còn chia sẻ cách bố trí các nút chức năng. Vòng xoay chỉnh chế độ vẫn được đặt ở phía bên trái ống ngắm với nút Menu trong khi bên phải là các nút quay phim, bù trừ EV hay khoá lấy nét. Nếu đã từng dùng A35 hay A77 thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm quen với hệ thống nút chức năng trên máy mới.

Sony Alpha SLT-A37 sử dụng ống ngắm điện tử với độ bao phủ đạt 100% và độ phân giải là 1,440 triệu điểm ảnh. Kích thước lớn hơn trong khi độ bao phủ đạt tối đa giúp người dùng dễ dang quan sát khung cảnh cần chụp cũng như các thông số như histogram, đo sáng… Cũng giống như trên F3, A37 có thêm tính năng Auto Portrait Framing để hỗ trợ chụp chân dung và công nghệ By Pixel Super Resolution.

Cảm biến APS-C 16.1MP của A37 cho phép nó có thể ghi hình AVCHD và MP4 Full-HD tốc độ 24 khung hình/giây, tốc độ chụp liên tiếp 7 tấm/giây khi ở độ phân giải 8MP hay 5,5 hình/giây khi ở độ phân giải 16.1MP. Hệ thống lấy nét của máy gồm 15 điểm với 3 cross sensor có thể theo dõi chuyển động của chủ thể nhằm đưa ra khả năng lấy nét tốt nhất.

Bên cạnh A37, Sony còn giới thiệu ống kính mới 18-135mm f/3.5-5.6 với khả năng zoom tương đương 8x. Ống này được bán rời với giá 500USD từ tháng 7 nhưng cũng có thể đi kèm máy (ống kit) A37, A57, A65 hay A77. Nếu đi kèm với A37, bộ máy ảnh + ống kính này sẽ có giá 800USD. Trong khi A37 đi kèm ống 18-55mm, giá bán sẽ là 600USD từ tháng 6.

Cấu hình chi tiết Sony Alpha SLT-A37:

Cảm biến APS-C 16.1MP
BXL hình ảnh BIONZ
Dải ISO 100-16.000
Quay phim Full-HD 50i/25p
EVF TruFinder
Màn hình LCD 2"7 Clear Photo LCD với độ phân giải 230 ngàn điểm ảnh
SteadyShot INSIDE
Lấy nét 15 điểm
Chụp liên tiếp 5,5 hình/giây ở 16.1MP hoặc 7 hình/giây ở 8MP
Đèn flash GN10
Thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo, SD/SDHC/SDXC
Trọng lượng 448 gram (không pin, thẻ nhớ, ống kính)

===========
A55


– 16,2 Megapixel, cảm biến APS-C có kích thước 4.912 x 3.264 pixel với 12 bit/màu trong chế độ chụp RAW.

– Máy hỗ trợ các loại thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC và MemoryStick Pro Duo. Cho phép lưu dưới dạng file JPEG, ARW RAW, và RAW + JPEG.

– Quay video với độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, 30 khung hình/giây, AVCHD, hoặc tới 1.440 x 1.080 pixel, 30 khung hình/giây MP4, có mic gắn trong hoặc tùy chọn gắn thêm mic, tự động lấy nét liên tục.

– Chế độ chụp liên tiếp với chất lượng hình ảnh JPEG cao nhất có khả năng chụp 28 bức với tốc độ 6 khung hình/giây, 19 bức với tốc độ 6 khung hình/giây với ảnh RAW 12 bit.

– Hệ thống lấy nét tự điểm với 15 điểm lấy nét với chế độ chụp ảnh đơn hoặc tracking chủ thể chuyển động liên tục

– Tốc độ chụp 1/4.000 đến 30 giây cùng chế độ B.

– Đo sáng 1.200 vùng, đo sáng trung tâm, đo sáng điểm trong khoảng từ -2 EV tới 17 với ISO 100.

– Dải ISO từ 100 đến 12.800.

– Flash được tích hợp, đèn tự động với +/-2 EV, công suất GN 33 (ISO 100), với lens 18mm, flash sync tới 1/160 giây. Có thể sử dụng hotshoe hoặc bộ điều khiển không dây của Sony và Minolta.

– Hệ thống kính ngắm điện tử là một màn LCD với 1,44 triệu điểm, chính xác 100%, độ phóng đại 1,1X.

– Màn hình LCD 3 inch, với độ phân giải 921.600 điểm ảnh.

– Sử dụng cổng USB 2.0, mini HDMI video.

– Sử dụng pin NP-FW50 Li-ion, chụp được 330 ảnh qua EVF, 380 qua màn hình LCD.

===============
A57


Máy ảnh mới xuất hiện một năm rưỡi sau khi Alpha A55 được Sony giới thiệu. Alpha A57 có cảm biến ảnh 16MP, quay phim Full-HD, màn hình LCD 921.600 điểm ảnh và sẽ được bán ra với giá 699USD từ tháng tới.

A57 có thiết kế chia sẻ nhiều đường nét với A65 nhưng cấu hình của A57 đã được giảm xuống để nhắm tới phân khúc thị trường thấp hơn, cả hai đều sử dụng công nghệ Translucent Mirror. A57 có dải ISO từ 100 tới 16.000, cảm biến ảnh APS HD CMOS 16.1MP của máy cho phép người dùng chụp liên tiếp ở tốc độ 12 khung hình/giây (ở chế độ Tele-zoom Continuous Advance Priority AE) và quay phim Full-HD định dạng AVCHD 2.0 ở tốc độ 60p/60i và 24p. Khi ở chế độ chụp liên tiếp nói trên, khẩu độ được thiết lập cố định ở f/3.5 hoặc khẩu lớn nhất của ống kính đang sử dụng và kích cỡ hình ảnh là 8.4MP.

Sony Alpha A57 sử dụng ống ngắm điện tử Tru-Finder với 1,44 triệu điểm ảnh và độ bao phủ 100%. Đáng tiếng là ống ngắm này không sử dụng công nghệ OLED với độ phân giải cao như trên A77, A65 hay NEX-7. Người dùng có thể chụp qua ống ngắm này hoặc từ màn hình LCD Xtra Fine có thể xoay. A57 sẽ được bán ra từ tháng 4 năm nay với giá 699USD cho riêng body hoặc 799USD nếu khách hàng lựa chọn mua cùng ống kit 18-55mm. Cùng với A57, trong ngày hôm nay Sony cũng bán ra chiếc đèn chiếu sáng hỗ trợ quay phim HVL-LE1 với giá 249USD.

Cấu hình chi tiết SLT-A57:

Cảm biến CMOS 16.1MP
Bộ xử lý BIONZ
Chụp liên tiếp 12 khung hình/giây
Ghi hình Full-HD
ISO 16.000
Hệ thống lấy nét 15 điểm
Chế độ Auto Portrait Framing mới
Chế độ phóng to 2x Clear Image Zoom
Màn hình Xtra Fine LCD
Sweep Panorama (2D và 3D)


=====================
A58

Ngoài việc giới thiệu máy ảnh không gương lật Alpha NEX-3N, Sony cũng đưa ra phiên bản mới của dòng máy ảnh DSLR là sản phẩm SLT-A58. Mẫu máy DSLR ứng dụng công nghệ gương translucent mirror là một lựa chọn nằm giữa hai sản phẩm SLT-A37 và SLT-A57 do những tính năng cơ bản không vượt trội hơn là mấy so với sản phẩm SLT-A57 đã giới thiệu năm 2012. Tuy vậy SLT-A58 lại gây được sự chú ý nhờ cảm biến ảnh CMOS 20.1 MP mới và hệ thống lấy nét thông minh, nắm bắt chủ thể tốt hơn cũng như tích hợp những chế độ tự động cắt hình ảnh thông minh.

Sony Alpha SLT-A58 được trang bị màn hình LCD 2.7" độ phân giải 460,000 điểm ảnh. Đây là kích thước màn hình của mẫu máy phổ thông SLT-A37 và mật độ điểm ảnh ở mức vừa phải, không cao cấp như màn hình của SLT-A57 (921,600 điểm ảnh). Bù lại Sony đã mạnh dạn đưa công nghệ kính ngắm OLED độ phân giải 2 triệu điểm ảnh vào trong sản phẩm giá rẻ này (trước đây chỉ có dòng Alpha SLT-A65 trở lên mới được trang bị). Màn hình của máy có cơ chế giống với chiếc SLT-A37 nên có phần hơi đơn điệu và không xoay được nhiều hướng như chiếc SLT-A57.

Máy được trang bị cảm biến CMOS Exmor APS HD độ phân giải 20.1 MP với bộ xử lý hình ảnh BIONZ mới. Sony vẫn giữ lại hệ thống lấy nét 15 điểm tuỳ chọn (bao gồm 3 điểm cross-type). Hãng đã nâng cao khả năng tuỳ biến chế độ lấy nét liên tục của máy bằng việc bổ sung chế độ Lock-on AF. Trong chế độ này, khi bạn nhấn 1 nửa nút chụp, vùng lấy nét sẽ được 'khoá' lại và nắm bắt theo chuyển động. Tính năng này hiện tại mới chỉ có trên dòng máy ảnh cao cấp Alpha SLT-A99. Lock-on AF khá hữu ích trong chế độ Auto Tracking Framing khi máy có thể tự động cắt một khung ảnh chuyển động theo tỉ lệ vàng 1:3. Khả năng chụp liên tiếp của máy là 5 fps, trong khi ở chế độ ưu tiên tốc độ màn trập là 8 fps.

Bên cạnh tính năng tự động cắt ảnh chân dung Auto Portrait Framing, Sony đã cải tiến thành chế độ Auto Object Framing để máy có thể nhận biết được cả vật thể trong chế độ lấy nét liên tục (tracking) hoặc chụp cận cảnh (macro). Sự khác biệt dễ nhận thấy là ảnh được tạo ra thay vì bị giảm bớt độ phân giải thì Sony đã nội suy vùng ảnh đó lên thành độ phân giải chuẩn 20.1 MP bằng công nghệ By pixel super resolution. Công nghệ này cũng áp dụng cho tính năng Clear Image Zoom giúp phóng đại một tiêu cự bất kỳ lên mức 1.4x hoặc 2x mà không làm suy giảm chi tiết hình ảnh.

Alpha SLT-A58 không thể thiếu được chân kết nối phụ kiện đa năng Multi-Interface dựa theo chuẩn ISO518:2006, chuẩn chung được sử dụng cho mọi đèn flash của các hãng máy ảnh phổ biến. Từ nay bạn sẽ không phải lo việc không thể sử dụng các đèn flash của hãng khác hay các bộ kích tín hiệu không dây (trigger). Do có kích thước 128.6 x 95.5 x 77.7 mm và nặng 492 g, máy nằm giữa hai sản phẩm SLT-A57 và SLT-A37. Để hỗ trợ cho dòng TV BRAVIA mới, mẫu máy ảnh này hỗ trợ profile màu Triluminos giúp nâng cao màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh khi hết nối với TV hỗ trợ. Máy ảnh hỗ trợ chuẩn pin FM500H dung lượng 1650 mAh có thể chụp được khoảng 700 tấm liên tục.

Với các tính năng đã giới thiệu, rất có thể Sony sẽ từ bỏ phân khúc máy ảnh Alpha SLT cấp thấp và thay vào đó là tập trung những tính năng cho dòng sản phẩm phổ thông nhiều tính năng hơn (advanced amateur). Alpha SLT-A58 dự kiến sẽ được bán với giá khoảng 600 USD, bao gồm ống kính kit DT 18-55mm f/3.5-5.6 II được giới thiệu với lớp phủ ống kính Nano AR chống loá và bóng ma hình ảnh.

Thông số kỹ thuật

Cảm biến ảnh: CMOS Exmor APS HD 20.1 MP, hỗ trợ chống rung
Hệ thống lấy nét: Pha (phase detection) 15 điểm (3 điểm cross-type)
ISO: 100 – 16.000 (lên đến 25.600 trong chế độ giảm nhiễu đa khung hình)
Quay video: Full HD 1920 x 1080 pixel 50i (quét xen kẽ) hoặc 25p
Màn hình: 2.7" độ phân giải 460.000 điểm ảnh
Kính ngắm OLED độ phủ 100% khung hình
Chụp liên tiếp: 8 khung hình / giây
Đèn flash: GN10 (ISO 100)
Chân đèn flash: Multi-Interface (tiêu chuẩn ISO518:2006)
Hiệu ứng hình ảnh: 11 mẫu, 15 hiệu ứng
Kích thước: 128.6 x 95.5 x 77.7 mm
Trọng lượng: 492 g (thân máy)
Kết nối: sạc micro USB, HDMI

==========

Sony A77 và A65


Cả A77 và A65 đều trang bị kính ngắm EVF với 2,4 triệu điểm ảnh, cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 24 Megapixel. 

Sau nhiều tin đồn hơn hai tháng qua, Sony đã chính thức ra mắt bộ đôi máy ống kính rời mới nhất của mình mang tên SLT-A77 và SLT-A65. Cả hai model này đều sử dụng hệ thống gương mờ độc quyền của Sony. 

Đầu tiên là A77, mẫu DSLR bán chuyên kế thừa của A700. Máy trang bị cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 24 Megapixel, dải hỗ trợ ISO từ 100 đến 16.000 và hạ xuống tối đa là 50. Đây cũng là model có kính ngắm điện tử lớn nhất từng xuất hiện, OLED độ phân giải 2,4 triệu điểm ảnh. 
Chiếc DSLR mới của Sony sở hữu hệ thống lấy nét tự động 19 điểm trong đó có 11 điểm cross-type. Tốc độ màn trập cao nhất của máy là 1/8000 giây. A77 cũng có thể chụp tốc độ liên tiếp lên tới 12 khung hình mỗi giây ở độ phân giải đầy đủ. Ngoài ra, model này cũng có thể quay video độ phân giải Full HD ở tốc độ 60 khung hình mỗi giây định dạng AVCHD 2.0. 


A77 sở hữu lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê chắc chắn, hai bánh xe điều chỉnh thông số, màn hình phụ phía trên và màn hình LCD phía sau kích thước 3 inch chuẩn XGA. Màn hình của A77 cũng có thể xoay theo ba hướng khác nhau với cơ chế lật xoay tiện dụng. 


Sony Alpha A77 được bán với giá 1.399 USD nguyên thân máy hoặc 1.999 USD kèm ống kit 16-50mm f/2.8. 


Sony Alpha A65.

Tiếp sau A77 là model cấp thấp hơn A65. Model này có bộ vỏ làm bằng nhựa, không có màn hình phụ xem thông số phía trên, khớp màn hình chỉ xoay hai chiều nhưng vẫn có kính ngắm điện tử OLED cùng độ phân giải với A77. 
Alpha A65 trang bị cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 24 Megapixel, hệ thống lấy nét tự động 15 điểm trong đó có 3 điểm cross-type. Máy hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 1.600 và tốc độ chụp liên tiếp 10 khung hình mỗi giây. 
A65 cũng bị lược bỏ thêm một số tính năgn so với A77 như không có joystick để điều hướng, không đồng bộ đèn flash, chỉ có một bánh xe điều chỉnh thông số và tốc độ màn trập giới hạn ở 1/4000 giây. Model này cũng không có AF fine-tune như A77. 
Tuy nhiên, A65 vẫn có thể quay video độ phân giải Full HD 1080p tốc độ 60 khung hình mỗi giây. 
=================
NEX 3, NEX 5



Sony đã thực sự bước vào "thị trường máy ảnh số tương lai" với sự ra mắt của bộ đôi máy ảnh "siêu compact" là NEX 3 và NEX 5. Bộ đôi này sở hữu cảm biến ảnh CMOS Exmor APS HD độ phân giải 14,2 Megapixel. Trong đó, NEX 5 nổi bật hơn cả với khả năng quay video 1080i AVCHD âm thanh stereo, tự động lấy nét nhanh, không gây ồn cùng việc hỗ trợ nhiều ống kính DSLR có sẵn thông qua bộ chuyển đổi. 

NEX 5 có độ dày tại nơi mỏng nhất chỉ là 24,2 mm trong khi NEX 3 là 25,4 mm. Bộ đôi này đều sở hữu màn hình LCD Xtra Fine kích thước 3 inch với công nghệ TruBlack có khả năng xoay 80 độ lên trên và 45 độ xuống dưới. Hầu hết việc tinh chỉnh máy thống qua một bánh xe điều khiển với hai phím mềm cho phép thay đổi các thống số máy. Đèn flash không được tích hợp trong dòng sản phẩm mới của Sony nhưng vẫn có một ngàm để gắn thêm đèn hoặc thiết bị đầu cuối khác.

Với cảm biến CMOS và bộ xử lý ảnh BIONZ, cả hai máy được hãng giới thiệu là cho chất lượng ảnh như DSLR với khả năng chụp tốc độ nhanh tới 7 khung hình/giây. Dải ISO trong khoảng từ 200 đến 12.800 và tính năng hỗ trợ lấy nét với 25 điểm lấy nét, lấy nét điểm giữa hoặc lấy nét tự động. Các chế độ có sẵn của máy bao gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười, Sweep Panorama (hỗ trợ 3D), iAuto, chụp HDR tự động và chế độ chụp cầm tay ban đêm Night Shot. 

NEX 3 và NEX 5 cũng là những máy ảnh alpha đầu tiên có thể quay video HD. Trong đó NEX quay video Full HD AVCHD (1.920 x 1.080 pixel) trong khi NEX 3 là HD 720p (1.280 x 720 pixel) định dạng file MPEG4.

Hiện tại, Sony cung cấp ba loại ống kính cho 2 model này là 16mm F/2.8, 18-55mm F/3.5-5.6 và 18-200mm F/3.5-6.3. Hai ống kính zoom đều có tích hợp tính năng ổn định hình ảnh quang học SteadyShot.

==================

NEX C3


Sony NEX-C3 có thiết kế khá hiện đại, thân máy với một số thành phần được làm bằng kim loại cùng tay nắm được thiết kế sâu hơn. NEX-C3 sử dụng bộ cảm biến CMOS Exmor APS-C 16,2 triệu điểm ảnh, hỗ trợ tính năng quay video HD 720p.

Là phiên bản thay thế NEX-3, NEX-C3 sở hữu thiết kế gọn gàng hơn nhờ giảm bề dày và chiều ngang, đồng thời trọng lượng 225g cũng đã giảm gần 6% so với NEX-3. Máy mang phong cách thiết kế của mẫu máy ảnh cổ điển. Với kích thước nhỏ gọn, NEX-C3 trông giống máy ảnh compact ống kính liền thông dụng. Những đường nét vuông vắn, thô cứng trên NEX-3 3 đã cải tiến thành những đường bo tròn mềm mại. Lớp vỏ nhựa có bốn màu chính (đen, bạc, đỏ và hồng) phù hợp với cả nam và nữ giới. Cạnh trên bọc lớp kim loại siêu mỏng, tạo nên đặc trưng riêng cho NEX-C3.

Hệ thống phím điều khiển tương tự NEX-C3. Tuy nhiên, các phím được thiết kế tốt hơn như công tắc nguồn với cần gạt nhẹ hơn. Phím điều hướng kiêm bánh xe xoay giản lược hai logo chức năng chụp và đèn flash. Bên cạnh là màn hình LCD 3inch Xtra Fine có độ sáng và tương phản cao cùng khả năng gập lên xuống. Do bề dày được thiết kế nhỏ lại, nên thẻ nhớ tách khỏi khoang chứa pin và nằm giữa mặt sau của máy.

NEX-C3 vẫn giữ lại giao diện khá đặc biệt do Sony Ericsson khởi xướng. Tuy nhiên, giao diện này đã được Sony cải thiện hơn trong cách điều khiển. Phím điều khiển đa chiều với hai nút lệnh trái/phải được Sony cho tuỳ chọn thay vì cố định hai tính năng Self-Time hay Flash mode. Ngoài ra, dãy tính năng tuỳ biến (nút chính giữa trong cụm phím điều hướng) cũng mở rộng từ 3 tuỳ chọn lên 5 tuỳ chọn.

Do cảm biến ảnh quá lớn, nên ống kính được thiết kế với đường kính không thua ống kính của máy DSLR. Dòng máy ảnh này có thể sử dụng ống kính E-mount 18-55mm, 16mm và 30mm macro. Riêng với E-mount 18-200mm, người dùng sẽ cảm thấy khó khăn khi cầm do thiết kế quá khổ.

NEX-C3 sử dụng firmware điều khiển với những bổ sung về hiệu ứng chụp ảnh mới. Hệ thống điều khiển được hoàn thiện cùng một số tính năng phụ trợ khác như chế độ chụp Picture Effect với các hiệu ứng chụp ảnh độc đáo như Partial Colour, Retro Photo, Pop Colour, High Contrast Monochrome, Posterisation, High-key và Toy Camera. Trong chế độ iAuto, do giản lược các nút chọn chế độ chụp (hẹn giờ hay tốc độ cao) và flash, nên Sony bổ sung tính năng Photo Creativity. Người dùng có thể kết hợp 5 lớp tính năng gồm tuỳ chọn chụp hẹn giờ hay chụp tốc độ cao (5.5 fps), chế độ làm mờ phông ảnh, kết hợp thêm 4 lớp hiệu ứng Photo Creativity như: nhóm hiệu ứng Picture Effect, Vivid, Brightness…

Peaking mode là công cụ bổ trợ cho khả năng lấy nét bằng tay. Bình thường chế độ MF Assist phóng to một vùng ảnh lên gấp 7 lần hoặc 14 lần sẽ không bao quát hết bức ảnh, nhất là khi quay phim. Tuy nhiên, Peaking mode sẽ nổi bật vùng nét của ảnh nhờ giả lập kênh màu riêng biệt để người dùng phát hiện vùng ảnh nào đang được lấy nét. Đây là tính năng hữu ích dành cho những người chơi ống kính mở rộng của hãng thứ ba (lấy nét tay).


=================
NEX F3

NEX model F3 với cảm biến độ phân giải 16.1MP. Nếu coi F3 là sự nâng cấp từ C3 thì hai chiếc máy này không khác nhau nhiều lắm về cảm biến ảnh nhưng Sony đã thực hiện những thay đổi về thiết kế của máy cũng như thêm vào một số trang bị tiện lợi cho người dùng.

NEX-F3 có thiết kế hiện đại với phần báng cầm máy nhô ra phía trước nhiều hơn, cho cảm giác cầm máy chắc chắn và thao tác dễ dàng. Nếu không gắn ống kính, trọng lượng của máy vào khoảng 255 gram, tức nặng hơn một chút khi so với NEX-C3 ra mắt hè năm ngoái. Phía mặt sau của máy bao gồm núm xoay truyền thống và hai nút chức năng nằm ở phía trên và dưới núm xoay. Nút quay phim vẫn nằm ở mép trên cùng dải với nút flash nhưng Sony đã trang bị thêm nút xem hình nhanh ở đây, trên C3 không có nút này.

Sau NEX-7 thì F3 là chiếc NEX tiếp theo có đèn flash dạng pop-up, tức bấm nút thì đèn sẽ mở lên. Bên cạnh đèn flash pop-up, máy mới còn có màn hình LCD 3" có thể xoay 180 độ để người dùng vừa có thể tự tay bấm máy, vừa có thể xem trực tiếp hình chụp.

Trong hộp máy, Sony không trang bị cục sạc rời mà người dùng chỉ có thể sạc máy qua kết nối micro USB, quá trình này mất khoảng 5 tiếng. Cảm biến Exmor kích cỡ APS-C của F3 có thể quay phim Full-HD, ISO hỗ trợ tối đa 16.000 và khả năng chụp liên tiếp 5,5 tấm/giây. Ngoài ra, F3 cũng có một số tính năng độc đáo của Sony như Auto Portrait Framing (tự lấy khung chụp chân dung), rất hữu ích khi chụp chân dung. Tính năng này cho phép máy tự động đưa chủ thể vào khung hình và áp dụng tỉ lệ 1/3 kinh điển với mỗi tấm hình chân dung. Nhờ công nghệ By Pixel Super Resolution, tấm hình chụp chân dung bị cắt (crop) sau đó sẽ vẫn giữ nguyên độ phân giải, với đầy đủ chi tiết.

Bên cạnh F3, Sony hôm nay còn giới thiệu ống kính tele 18-200mm f/3.5-6.3 cho dòng máy NEX. Ống này cho giải zoom tương đương 11x, công nghệ Optical SteadyShot và Direct Manual Focus. Ống kính SEL18200LE sẽ được bán ra từ tháng 7 với giá 850USD trong khi NEX-F3 đi kèm ống 18-55mm có giá 600USD, bán ra từ tháng 6 với ba màu bạc, trắng và đen.

Cấu hình chi tiết Sony NEX-F3:

Cảm biến APS-C 16.1MP
BXL hình BIONZ
ISO 200-16.000
Quay phim Full-HD 50i/25p
Màn hình LCD 3" Xtra Fine 921 ngàn điểm ảnh, xoay 180 độ
SteadyShot INSIDE
11 hiệu ứng hình ảnh
Chụp nhanh 5,5 hình/giây (chế độ ưu tiên tốc độ)
Đèn flash GN6 pop-up
Thẻ Memory Stick PRO Duo, SD/SDHC/SDXC
Trọng lượng 255 gram (chưa pin, thẻ)


====================
NEX-3N 

Sony đã chính thức giới thiệu mẫu máy ảnh thay đổi ống kính rời không gương lật Alpha NEX-3N thuộc phân khúc phổ thông sử dụng cảm biến APS-C độ phân giải 16.1 MP. NEX-3N chỉ đơn thuần là một phiên bản thay đổi thiết kế từ chiếc NEX-F3, đồng thời bổ sung cũng như giản lượt một số tính năng dư thừa cho phù hợp với phân khúc máy ảnh phổ thông. Sony Alpha NEX-3N có thiết kế nhỏ gọn hơn so với NEX-F3 với kích thước 10,09 x 6,2 x 3,46 cm và trọng lượng 210 g khiến máy trở thành sản phẩm máy ảnh mirrorless nhỏ gọn và nhẹ nhất thế giới (tính đến thời điểm ra mắt sản phẩm).

Sony Alpha NEX-3N được trang bị màn hình LCD 3" có thiết kế gập lên 180độ giống với NEX-F3, tuy nhiên màn hình đã giảm độ phân giải xuống chỉ còn 460,000 điểm ảnh. Máy bổ sung một cần gạt zoom ngay bên cạnh nút chụp ảnh để sử dụng cho ống kính powerzoom SELP1650. Sony cho rằng khi người dùng "tự sướng" bằng một tay thì cần gạt zoom này sẽ mang lại sự thuận tiện hơn. Ngoài tính năng tự động cắt ảnh chân dung (Auto Portrait Framing), NEX-3N bổ sung thêm chế độ Auto Object Framing giúp tạo ra bức ảnh chân dung từ một đến hai người đơn giản hơn, chuyên nghiệp hơn.

Với trọng lượng 210 g, NEX-3N trở thành chiếc máy ảnh thay đổi ống kính không gương lật nhẹ nhất và nhỏ gọn nhất vào thời điểm giới thiệu. Máy vẫn có đầy đủ các tính năng như chiếc NEX-F3 đã giới thiệu trước đó. Để hỗ trợ cho dòng TV BRAVIA mới, mẫu máy ảnh này hỗ trợ profile màu Triluminos giúp nâng cao màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh khi hết nối với TV hỗ trợ. Máy chỉ hỗ trợ đèn flash tích hợp công suất GN4 (ở ISO 100) và không hỗ trợ cổng kết nối đa năng của dòng NEX (kết nối đèn flash rời, micro hoặc kính ngắm quang học)

Sản phẩm dự kiến có mặt trên thị trường vào tháng 3/2013 với mức giá khoảng 500 USD (bao gồm ống kính SELP1650 16-50mm f/3.5-5.6)
Thông số kỹ thuật

Cảm biến ảnh: CMOS Exmor APS HD 16.1 MP
Hệ thống lấy nét: Contrast-detection với 25 điểm lấy nét
ISO: 200 – 16.000 (quay phim ISO 200-3200)
Quay video: Full HD 1920 x 1080 pixel 50i (quét xen kẽ) hoặc 25p
Màn hình: 3" độ phân giải 460.000 điểm ảnh
Chụp liên tiếp: 4 khung hình / giây
Đèn flash: GN4 (ISO 100)
Hiệu ứng hình ảnh: 11 mẫu, 15 hiệu ứng
Kích thước: 109.9 x 62.0 x 34.6 mm
Trọng lượng: 210 g (thân máy) / 269 g (thân máy + pin + thẻ nhớ)
Kết nối: sạc micro USB, HDMI

===========
==============
Sony α3000

Sony đã chính thức ra mắt mẫu máy ảnh mirrorless giá rẻ Alpha α3000 dành cho phân khúc khách hàng đang chuyển nhu cầu sử dụng từ máy ảnh Cyber-shot lên cảm biến lớn. Thiết kế của Alpha α3000 khá tương đồng với dòng máy HX (HX200/HX300) nhưng giữ nguyên hệ thống điều khiển và giao diện của dòng máy ảnh NEX. Alpha α3000 sở hữu cảm biến ảnh APS-C độ phân giải 20.1 MP, bộ xử lý BIONZ, có đầy đủ tính năng của dòng máy NEX-3 như tốc độ chụp liên tiếp 3,5 fps, hệ thống lấy nét tương phản contrast AF với 25 điểm tuỳ chọn. Nhờ kích thước lớn nên máy ảnh có tay nắm dễ cầm, đèn flash pop-up và cả chân phụ kiện hot-shoe.

Alpha α3000 có tên mã là ILCE-3000 (Interchangeable lens camera E-mount) với ống kính hoán đổi ngàm E-mount. Sony cho biết muốn đem lại một sự lựa chọn dễ dàng hơn cho người dùng nếu họ cần chất lượng hình ảnh cao hơn dòng Cyber-shot HX mà không cần đến ống kính siêu zoom khủng. Mặc dù vậy, người dùng sẽ không có được những tiện ích của dòng HX hay NEX như màn hình lật, hê thống điều khiển nhiều nút như Cyber-shot. Bù lại máy có tay nắm dễ cầm, đèn flash pop-up, chân kết nối phụ kiện giúp người dùng gắn thêm đèn flash, micro dễ dàng hơn. Ngoài ra, với thiết kế thân máy cân đối, bạn có thể sử dụng những ống kính lớn mà không còn lo ngại việc ống kính to hơn máy ảnh.

Sony α3000 có đầy đủ các chế độ chụp cần thiết, bao gồm một vòng xoay chỉnh chế độ nhanh P/A/S/M, Sweep panorama, SCN nhưng không có chế độ quay phim chuyên dụng. Máy được trang bị màn hình 3" độ phân giải 230,000 điểm ảnh nhằm giảm giá thành, nhưng đồng thời vẫn trang bị kính ngắm điện tử EVF. Máy hỗ trợ quay phim AVCHD Full HD 1920 x 1080 pixel chuẩn quét xen kẽ
50i/60i và 24p/25p. α3000 dùng chung pin FW50 với dòng máy Alpha A35/A37 và NEX. Máy bao gồm đầy đủ các chế độ chụp giống NEX-3 bao gồm tự động nhận diện cảnh iAuto, tự động nâng cao iAuto+, chế độ Picture Effect được lồng ghép trong một vài chế độ chụp nhất định.

Sony Alpha α3000 sẽ được bán với thân máy và ống kính SEL1855 màu đen (loại đi kèm với NEX-7) với giá bán chỉ 400 USD cho cả bộ (không có tuỳ chọn riêng cho thân máy). Có thể thấy đây là mọt cách thức tiếp cận khá hay của Sony dành cho khách hàng đang muốn chuyển từ dòng Cyber-shot, đòi hỏi chất lượng ảnh cao nhờ cảm biến APS-C, sử dụng ngàm kính E-mount có nhiều lựa chọn phù hợp hơn trong dòng phổ thông.

Thông số kỹ thuật

Cảm biến: CMOS 20.1 MP kích thước APS-C
Ngàm kính: E-mount, chuyển đổi qua A-mount bằng phụ kiện
Màn hình: 3" độ phân giải 230k điểm ảnh
Kính ngắm EVF
ISO: 100 – 16.000, tối đa 3.200 cho video
Tốc độ chụp: 1/4000 fps, chụp liên tiếp 3,5 fps
Quay phim Full HD 1920 x 1080 pixel 50i/60i, AVCHD
Chân phụ kiện Multi Inferface chuẩn ISO518
Cổng USB Multi, tương thích phụ kiện mở rộng
Pin NP-FW50 1080 mAh
Kích thước: 101.6 x 58.1 x 38.3 mm
Trọng lượng: 222 g (thân máy) 281 g (thêm pin và thẻ)
NEX 5N


NEX-5N thực chất là phiên bản nâng cấp của NEX-5 trước đây với thân làm từ hợp kim nhôm trong khi đó, NEX-7 là phiên bản cao cấp hơn với độ phân giải 24.3MP và được trang bị ống ngắm OLED.

NEX-5N vẫn kế thừa kiểu dáng của đàn anh NEX-5 nhưng thiết kế tổng thể của máy đã được thu nhỏ lại cũng như mỏng hơn, máy mới có độ dày 23,3mm với lớp vỏ hợp kim nhôm cho trọng lượng nhẹ hơn. Các kỹ sư tại Sony đã quyết định nâng độ phân giải cho cảm biến ảnh APS CMOS trên NEX-5N lên thành 16.1MP từ 14.2MP trên NEX-5. Cảm biến này kết hợp với bộ xử lý hình ảnh BIONZ sẽ cho ra những tấm hình với chất lượng được đảm bảo và giảm tối đa hiện tượng nhiễu hình. Ngoài ra, dải ISO trên model mới cũng được nâng lên tối đa là 25600, trở thành chiếc máy ảnh ống kính rời không gương lật có ISO cao nhất tính tới thời điểm hiện tại. Sony NEX-5N có khả năng ghi hình ở độ phân giải Full-HD định dạng AVCHD v2.0 ở tốc độ 60 khung hình/giây. Tính năng Tracking Focus sẽ cho phép bắt nét mục tiêu một cách chính xác thông qua màn hình cảm ứng, ngay cả khi mục tiêu đó đang di chuyển. Không những thế, NEX-5N còn là chiếc máy ảnh sử dụng ống kính ngàm E đầu tiên của Sony có giao diện Photo Creativity Touch phiên bản mới, cho phép người dùng tuỳ chỉnh các chức năng của máy, chọn chế độ chụp, chỉnh sáng… thông qua màn hình cảm ứng và bánh xe điều khiển. Sony NEX-5N sẽ được bán ra từ tháng 9 tới cùng với một số ống kính ngàm E mới mà Sony giới thiệu trong dịp này. NEX-5N màu bạc hoặc đen với ống kit 18-55mm sẽ có giá 700USD, nếu chỉ mua body riêng, Sony bán 600USD.

Thông số kỹ thuật chi tiết Sony NEX-5N:

Cảm biến APS-C độ phân giải 16.1MP
Quay phim Full-HD định dạng MP4
Lấy nét 25 điểm
Chế độ chụp: iAUTO, ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ, chỉnh tay hoàn toàn, 3D Sweep Panorama
Dải ISO 100 mở rộng lên 25600
Màn hình cảm ứng LCD 3" Xtra Fine với công nghệ TruBlack
Chụp liên tiếp 10 tấm/giây (ở chế độ ưu tiên tốc độ)
Kết nối USB 2.0
Hỗ trợ thẻ Memory Stick PRO Duo, SD, SDXC, SDHC

=================

NEX 5R

Phiên bản mới của dòng máy ảnh không gương lật E-mount vẫn dựa trên thiết kế của dòng Alpha NEX-5 nhưng được bổ sung nhiều tiện ích bao gồm kết nối Wi-Fi, khả năng cài đặt ứng dụng từ internet. Bên cạnh đó máy cũng được cải thiện hệ thống điều khiển, giúp người dùng dễ dàng sử dụng chiếc máy một cách dễ dàng hơn.

Sony Alpha NEX-5R sở hữu bộ cảm biến hình ảnh APS-C độ phân giải 16.1 MP cùng chip xử lý BIONZ thế hệ mới. Bộ cảm biến này được tích hợp hệ thống lấy nét hoàn toàn mới dựa trên công nghệ nhận diện tương phản (contrast detection) kết hợp với các cảm biến lấy nét theo pha (phase detection).

Các cảm biến phase detection được đặt ở trung tâm cảm biến với diện tích chiếm khoảng 2/5 khung ảnh, chứa đến 99 điểm lấy nét theo pha dạng chữ thập. Nhờ vậy mà chiếc máy này có thể lấy nét nhanh hơn các thế hệ máy NEX trước đây. Trên thực tế, công nghệ lấy nét này đã được sử dụng trong các dòng máy như Nikon V1 hay Canon EOS M, tuy nhiên diện tích của vùng lấy nét trên NEX-5R rộng hơn sản phẩm EOS M đến từ Canon. Hệ thống lấy nét này hiện mới chỉ hoạt động trên các ống kính E-mount có hỗ trợ zoom (18-55mm, 18-200mm, 55-210mm) và ống kính 24mm f/1.8 ZA. Trong tương lai, các ống kính khác sẽ được hỗ trợ nhờ firmware nâng cấp trên body. Máy vẫn có khả năng chụp đến 10 fps ở chế độ ưu tiên tốc, thay vì chỉ hỗ trợ 4 fps trên sản phẩm Alpha NEX-F3.

Cũng giống như NEX-5N, NEX-5R sử dụng một màn hình cảm ứng 3 inch độ phân giải 921,000 điểm ảnh. Màn hình này lại có cấu trúc giống máy ảnh NEX-F3 đã được giới thiệu. Bạn có thể lật màn hình lên một góc 180 độ để tự chụp chân dung với tính năng Self-Portrait (tự động đếm thời gian 3 giây để chụp).

Alpha NEX-5R là mẫu máy ảnh thay đổi ống kính đầu tiên của Sony có tích hợp sẵn kết nối Wi-Fi. Hình ảnh được chụp từ máy NEX-5R có thể được truyền tải trực tiếp đến smartphone với ứng dụng PlayMemories Mobile app (Android hoặc iOS). Không chỉ có vậy, sản phẩm này cũng tương thích với kết nối Wi-Fi theo chuẩn DLNA. Các thiết bị nghe nhìn trong hệ thống giải trí tại gia có thể kết nối đến máy ảnh để lấy nội dung hình hoặc phát video được quay dễ dàng.

NEX-5R cũng đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của tính năng cài đặt ứng dụng mở rộng qua kho ứng dụng PlayMemories Camera Apps. Với một menu Application dành riêng trên máy NEX-5R, người dùng có thể truy cập để tải về những ứng dụng mở rộng cho máy ảnh. Những ứng dụng này có thể giúp người sử dụng có được những tính năng chụp ảnh mới, chẳng hạn như Picture Effect+, Bracket Pro, Multi Frame NR…

Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu

Picture Effect+: ứng dụng mở rộng thêm các hiệu ứng hình ảnh. Trong đó phải kể đến khả năng tách được hai tông màu nổi bật trên bức ảnh đen trắng
Smart Remote Control: tính năng điều khiển máy ảnh từ điện thoại Xperia. Người dùng sẽ sử dụng chiếc smartphone để ngắm và chụp, thay vì phải thao tác bằng máy ảnh
Direct Upload: tính năng tải ảnh trực tiếp lên nhiều phương tiện khác nhau
Cinematic Photo: ứng dụng tạo ra những bức ảnh vừa tĩnh, vừa chuyển động độc đáo. Chẳng hạn như bạn có thể thấy được một bức ảnh chụp thác với dòng nước chuyển động thực sự
Time-lapse: tự động tạo video tua nhanh thời gian, tự động chụp nhiều tấm ảnh để ghép lại thành một video có chuyển động ấn tượng. Đây là điều mà bạn phải rất mất thời gian để có được trên một chiếc camera thông thường.

Bên cạnh đó, NEX-5R cũng bổ sung thêm một bánh xe xoay điều chỉnh đa tính năng (control dial) đã từng xuất hiện trên NEX-7, cũng như màn hình cảm ứng có thể tự động chụp ảnh khi người dùng chạm trực tiếp.

Các thông số kỹ thuật khác

ISO 100 – 25.600
Video: Full HD 1920×1080 pixel @ 30 fps @ 50p/60p
Zoom kỹ thuật số: Clear Image Zoom 2x, Zoom số từ 1-4x (hỗ trợ quay video)
Điểm lấy nét: 25 điểm contrast
Tính năng khác: Auto Portrait Framing (tự cắt ảnh chân dung); Sweep Panorama (2D); Auto HDR; Photo Creativity interface
Hỗ trợ sạc qua cổng micro USB
Thẻ nhớ MemoryStick Pro-HG Duo hoặc SDXC/SDHC
Kích thước: 110.8 mm × 58.8 mm × 38.9 mm
Trọng lượng: từ 218 g (body) – 276 g (pin và thẻ nhớ MS)

Sony Alpha NEX-5R sẽ được phân phối tại thị trường châu Âu từ giữa tháng 10/2012 với giá bán 650 USD cho thân máy hoặc 750 USD cho thân máy và bộ ống kính SEL1855. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm dự kiến sẽ xuất hiện chính hãng vào đầu tháng 12/2012.

=====================
NEX-5T

Sony đã công bố máy ảnh NEX-5T thuộc thế hệ máy ảnh mirrorless tầm trung tiếp theo sau sản phẩm NEX-5R đã giới thiệu cách đây 1 năm. Đây thực tế là một phiên bản nâng cấp nhẹ của chiếc NEX-5R với việc bổ sung giao thức NFC giúp đơn giản hoá việc kết nối máy ảnh và điện thoại thông qua Wi-Fi. Đồng thời hãng cũng hạ giá bán khởi điểm xuống còn 550 USD dành cho thân máy và 700 USD khi đi kèm với ống kính SELP1650 16-50mm f/3.5-5.6 PowerZoom. Bên cạnh đó, hãng cũng bổ sung 2 ống kính E-mount thế hệ mới gồm Carl Zeiss Vario-Tessar T* 16-70mm F4 giá 1000 USD, E 18-105mm F4 G giá 600 USD và đưa ra thêm phiên bản màu đen của E 50mm F1.8.

Sony Alpha NEX-5T sở hữu cảm biến ảnh CMOS kích thước APS-C độ phân giải 16.1 MP cùng bộ xử lý hình ảnh BIONZ. Máy có dải ISO từ 100 – 25.600, sử dụng hệ thống lấy nét lai fast hybrid AF dựa trên công nghệ nhận diện tương phản (contrast detection) kết hợp với các cảm biến lấy nét theo pha (phase detection), hỗ trợ chụp liên tiếp lên đến 10 fps.

Với giao thức NFC, giờ đây việc kết nối Wi-Fi giữa điện thoại/máy tính bảng và máy ảnh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể điều khiển máy ảnh bằng điện thoại, máy tính bảng nhờ ứng dụng Smart Remote Control, quản lý ảnh bằng PlayMemories cũng như mở rộng đến 15 phần mềm cài đặt cho máy ảnh từ trang web sony.net/pmca. Trong đó bao gồm Direct Upload hỗ trợ đăng tải ảnh trực tiếp lên Facebook từ ngay trong máy.

NEX-5T sử dụng một màn hình cảm ứng 3 inch độ phân giải 921,000 điểm ảnh có thể lật màn hình lên một góc 180 độ để tự chụp chân dung với tính năng Self-Portrait (tự động đếm thời gian 3 giây để chụp).

Bên cạnh đó, NEX-5T vẫn giữ lại bánh xe xoay điều chỉnh đa tính năng (control dial) phím Fn, cũng như màn hình cảm ứng có thể tự động chụp ảnh khi người dùng chạm trực tiếp. Model mới tương thích với dải màu Triluminos Display để hiển thị trong các mẫu TV BRAVIA đời mới.

Thông số kỹ thuật

Ngàm ống kính: E-mount
Cảm biến: CMOS Exmor 16.1 MP kích thước APS-C
Bộ xử lý hình ảnh BIONZ
Màn hình: 3" độ phân giải 921,600 điểm ảnh, lật lên 180 độ và xuống 50 độ, cảm ứng
Lấy nét: Fast Hybrid AF, 99 điểm phase detection
ISO: 100 – 25.600, tốc độ màn trập 1/4000 giây, chụp liên tiếp 10 fps
Kết nối Wi-Fi, giao tiếp NFC
Pin: NP-FW50 (1080 mAh)
NEX 6 


Chiếc máy này sử dụng cảm biến APS-C 16MP trong một thân hình tương đối nhỏ gọn. Hình dáng bên ngoài của máy có nhiều điểm tương đồng với người anh em cao cấp Alpha NEX-7. Sony trang bị cho NEX-6 kính ngắm điện tử EVF công nghệ OLED, có độ phân giải XGA, vòng chỉnh chế độ chụp P/A/S/M, hai bánh xe chỉnh thông số (khẩu, tốc, ISO,…) và màn hình lật lên xuống. Ngoài ra máy ảnh này còn dùng chân hotshoe chuẩn ISO518:2006, một chuẩn chung đang được nhiều công ty áp dụng cho máy ảnh của mình chứ không dùng chân độc quyền của Minolta.

Giống chiếc NEX-5R mới được giới thiệu gần đây, NEX-6 hỗ trợ Wi-Fi để người dùng có thể truyền tải hình ảnh đến thiết bị di động hoặc sử dụng ứng dụng ngay trên camera để tải lên các mạng xã hội. Nó cũng có khả năng cài đặt thêm phần mềm từ PlayMemories Camera Apps. NEX-6 sở hữu cơ chế autofocus lai giữa lấy nét pha và lấy nét tương phản (Sony gọi là Fast Hybrid AF) giống NEX-5R, hứa hẹn mang lại tốc độ AF cao hơn và chính xác hơn. Cụ thể, hệ thống 99 điểm lấy nét pha sẽ khóa chặt đối tượng cần chụp, sau đó chế độ AF tương phản sẽ xác nhận hình ảnh ở độ nét cao nhất rồi chụp

Bên cạnh đó, Sony cũng giới thiệu một ống kit mới dành cho các thiết bị ngàm E-Mount: ống 16-50mm f/3.5-5.6. Ống zoom này thuộc loại pancake và có độ dày chỉ 29,9mm, khi gắn lên thân máy NEX sẽ gọn nhẹ hơn nhiều so với kit 18-55mm trước đây. Mặc dù là ống pancake nhưng lens 16-50mm có tích hợp hệ thống ổn định quang học (Optical Steady Shot – OSS) và hơn hết là có khả năng zoom điện (power zoom). Nhờ tính năng này mà người dùng không nhất thiết phải xoay vòng chỉnh tiêu cự để zoom mà thay vào đó sẽ dùng một cần gạt ở trên thân ống. Nhờ vây, việc thay đổi tiêu cự trở nên mượt mà, êm ái và chính xác hơn, đặc biệt là khi quay phim. Ngoài ra, vòng xoay trên lens có đến hai tác dụng, vừa có thể chỉnh tiêu cự (khi ở chế độ autofocus) hoặc dùng để lấy nét (khi đặt chế độ manual focus).

Cũng ra mắt trong dịp này là ống prime 35mm f/1.8 mang lại hiệu năng chụp thiếu sáng tốt, khả năng xóa phông tương đối cao cả khi chụp ảnh lẫn lúc quay phim. Cùng với đó còn có lens 10-18mm f/4 để phục vụ cho những nhu cầu cần đến ống kính góc rộng. Thấu kính tán xạ thấp (ED) tích hợp bên trong sẽ giảm thiểu hiện tượng quang sai trong quá trình sử dụng. Cả hai đều dùng ngàm E-Mount và có ổn định hình ảnh quang học OSS.

Sony Alpha NEX-6 sẽ được bán ra trong tháng 11 với giá 850$ cho thân máy và 1000$ khi đi kèm ống kit 16-50mm f/3.5-5.6. Ống 16-50mm cũng được bán ra riêng với giá 350$ nhưng bạn sẽ phải đợi đến tháng 1 năm sau mới mua được nó. Ống 35mm f/1.8 sẽ có giá 450$, còn 10-18mm là 850$, bán ra cùng lúc với NEX-6.

Cấu hình máy ảnh Sony Alpha NEX-6:

Cảm biến: CMOS Exmor 16 megapixel, kích thước APS-C
Bộ xử lí hình ảnh: BIONZ
ISO: 100 – 25.600
Lấy nét: lai giữa lấy nét pha và lấy nét tương phản (Fast Hybrid AF)
Số điểm lấy nét: 99 điểm (pha)
Tốc độ chụp liên tục: 10fps
Ống ngắm điện tử (EVF): OLED, 2,36 triệu điểm ảnh, bao phủ 100% vùng nhìn
Màn hình LCD: Xtra Fine 3" có thể lật lên 90 độ và lật xuống 45 độ, độ phân giải 921.000 pixel
Có vòng chỉnh chế độ (mode dial) ở cạnh trên
Một bánh xe chỉnh thông số ở ngay dưới mode dial, một bánh xe khác nằm trên mặt sau
Có sẵn flash cóc, nút Function
Quay phim Full-HD 1920 x 1080 (60/50p hoặc 60/50i, 24 fps), 1440 x 1080 (30 fps), 640 x 480 (30 fps)
Định dạng AVCHD 2.0
Microphone stereo
Tích hợp Wi-Fi, hỗ trợ ứng dụng từ nền tảng PlayMemories Camera Apps, chia sẻ hình ảnh với máy di động, cho phép tải lên Facebook trực tiếp từ camera
Giao diện người dùng Quick Navi
Pin (CIPA): 360 tấm/một lần sạc
Kích thước: 120 x 67 x 43 mm
Trọng lượng: 287g đã tính pin
Các phụ kiện khác cho Alpha NEX-6: case LCS-ELC6 được thiết kế để chứa NEX-6 và lens 16-50mm hoặc 16mm, case LCS-EJA dùng được với mọi lens E-Mount


===================
NEX-7

NEX-7 được mong chờ từ lâu. Đây là máy ảnh cao cấp nhất trong dòng NEX với độ phân giải 24.3MP và nhiều công nghệ/tính năng cao cấp. Nếu so với NEX-C3 hay NEX-5N thì thân hình của NEX-7 to hơn khá nhiều, nó có số đo cao x dài x dày là 69,9mm x 119,9mm x 42,6mm. Vẫn là kiểu thiết kế với thân hình của một máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn nhưng NEX-7 có phần đệm tay bằng da thay vì nhựa thông thường như trên NEX-C3 hay NEX-5N. Sony trang bị cho máy hệ thống điều khiển TRINAVI với ba bánh xe điều khiển (hai ở trên đỉnh và một ở đằng sau), cho phép người dùng chọn giữa các chế độ chụp và các tính năng một cách chuyên nghiệp nhất. Không những thế, NEX-7 còn là máy ảnh compact đầu tiên trên thế giới sử dụng ống ngắm OLED TruFinder độ phân giải XGA, đem tới khả năng quan sát vật thể một cách rõ nét và độ tương phản cao. Sony sẽ bắt đầu bán ra NEX-7 từ tháng 11 tới với giá bắt đầu từ 1199USD.

Thông số kỹ thuật chi tiết Sony NEX-7:

Cảm biến Exmor APS HD CMOS độ phân giải 24.3MP
Bộ xử lý hình ảnh BIONZ
25 điểm lấy nét
Dải ISO từ 100 tới 16000
Quay phim Full-HD định dạng AVCHD v2.0
Chụp liên tiếp 10 tấm/giây (ở chế độ ưu tiên tốc độ)
Màn hình LCD Xtra Fine 3" có thể nghiêng 90 độ
Ống ngắm OLED
11 hiệu ứng hình ảnh
Đèn flash tích hợp
Hỗ trợ thẻ nhớ Memory Stick DUO Pro, SD, SDHC, SDXCA850

Sony đã tạo bước đột phá bằng việc đem máy ảnh Full Frame DSLR về gần với mức giá bình dân hơn, khoảng 35 triệu đồng.

 
Sony Alpha A850.


So với phiên bản cao hơn A900 (có giá tham khảo khoảng 2.700 USD cho body), A850 thậm chí còn vượt trội ở một số tiêu chí liên quan đến chất lượng ảnh. Những tính năng nhằm giảm giá thành ở A850 chủ yếu do hạ bớt 3 trong số các tính năng tiên tiến, như tốc độ chụp liên tiếp (3 khung hình/giây so với 5 trên A900). Viewfinder giảm dù không đáng kể (từ 100% xuống còn 98%) và thiếu tính năng xem sống LiveView. Một điều nữa, A900 thì đi kèm với một điều khiển chụp ảnh từ xa, trong khi trên A850 thì không có. Mặc dù điều khiển từ xa đôi lúc cũng có lợi, nhất là trong trường hợp phải chụp với thời gian phơi sáng lâu hay chụp với Macro, nhưng thực tế việc có hay không có điều khiển cũng không làm ảnh hưởng nhiều lắm tới thói quen chụp ảnh của phần lớn số đông.
Alpha 850 vẫn sử dụng cảm biến CMOS Exmor 24,6 triệu điểm ảnh như trên A900, vốn được đánh giá khá cao bởi chất lượng ảnh và độ giảm nhiễu hiệu quả. Từ khoảng ISO 100 – 400 A850 khử nhiễu rất tốt, có thể nói ngay cả ở mức cao 400 nhiễu vẫn được kiểm soát hiệu quả như mức ISO 200 trên phiên bản cao hơn A900.
Về độ chính xác màu, A850 cũng lại thể hiện ưu điểm vượt trội với điểm số thử nghiệm Delta E đạt 9,0 so với 7,7. 


So với các đối thủ đắt tiền hơn chút ít như Nikon D700 (12,1 triệu điểm) hay Canon EOS 5D Mark II (21 triệu điểm ảnh), A850 vẫn còn kém một chút.[/COLOR][/B] Chẳng hạn, ở tiêu chí ISO, cả hai phiên bản đối thủ kia đều hỗ trợ ISO lên đến 25.600 hơn hẳn A850, đồng thời, ở mức ISO 6400, hai phiên bản này có mức khử nhiễu hiệu quả hơn trên A850. Vì thế, với những cảnh phải chụp trong điều kiện thiếu sáng, Canon và Nikon vẫn có vẻ là lựa chọn hợp lý hơn.
Về độ chính xác màu, cả ba phiên bản này đều đạt điểm xuất sắc, nhưng vượt trội vẫn phải kể đến Canon. Về tố độ lấy nét, A850 lấy lại được phong độ khi vượt Nikon và Canon ở hầu hết các điều kiện, trừ trong những trường hợp đặc biệt thiếu sáng.
Bù lại, 5D Mark II lại có chế độ quay phim Full HD trong khi cả Sony và Nikon đều thiếu vắng. A850 của Sony thậm chí còn bị lược bớt tính năng xem sống LiveView.


Theo PopPhoto, có thể nói Sony cuối cùng cũng đã lựa chọn con đường giản lược khá đúng đắn để giảm giá sản phẩm, đó là vẫn duy trì chất lượng ảnh ở mức hoàn hảo, các tính năng bị cắt bỏ dù tiên tiến nhưng chỉ phát huy ở một số điều kiện đặc biệt. 

Một số tính năng đáng chú ý của phiên bản full-frame giá rẻ A850 của Sony.
Cảm biến: 24,6 triệu điểm, Full Frame CMOS, ảnh lớn nhất 6.048 x 4.032 điểm ảnh, 14 bits màu ở chế độ RAW.
Thẻ nhớ: Khe đúp, hỗ trợ cả CompactFlash Type I/II (cả UDMA và microdrives) và định dạng của hãng MemoryStick PRO Duo. 
Tốc độ chụp: 3 khung hình/giây tới 34 ảnh JPEG, 16 ảnh với RAW. 
Tốc độ cửa trập: 1/8000 tới 30 giây (1/3-EV), tuổi thọ 100.000 lần. 
LCD: 3 inch TFT, 921.600 điểm ảnh. 
Kết nối: USB 2.0, HDMI. 
Pin: NP-FM500H Li-ion, chụp được 880 ảnh mỗi lần sạc.


===============

A900

Tuy chỉ được Sony xem là model cao cấp nhất trong dòng DSLR của mình, nhưng với cảm biến full-frame, những tính năng cao cấp cùng giá bán cao tương đương Nikon D700 và Canon EOS 5D Mark II, Alpha A900 thực chất là một mẫu máy ảnh dành cho dân chuyên nghiệp.

 
 


Dáng vẻ bên ngoài của A900 khiến không ít người lầm tưởng đây là A700 – model tầm trung ra đời từ cuối năm 2007. Với cân nặng 850 gram, Sony Alpha A900 nhẹ hơn so với Nikon D700 và tương đương với Canon 5D Mark II. Ở cạnh trên của chiếc máy này có một màn hình nhỏ dùng để hiển thị các thông tin trạng thái như độ mở, tốc độ trập, pin và dung lượng bộ nhớ. Những thông tin khác sẽ xuất hiện ở màn hình LCD chính ở mặt sau.

Giống như A700, Sony Alpha A900 cũng cho phép truy xuất tới các thông số và điều chỉnh trực tiếp thông qua màn hình. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất một thời gian để làm quen với các phím điều khiển cũng như chức năng của chúng, bởi giao diện menu khá giống nhau, nên nếu dùng chưa quen sẽ rất khó nhớ chính xác chức năng nào nằm ở đâu. Trên bánh xe chỉnh chế độ còn ba chỗ trống đánh số 1, 2, 3 là ba chế độ custom dành cho người dùng tự thiết lập, sau đó lưu lại để sử dụng trong những lần chụp sau. Kính ngắm của máy khá rộng và sáng, hỗ trợ rất tốt cho người chụp.


Không giống như nhiều đối thủ phải sử dụng ống kính chống rung, Sony Alpha A900 được tích hợp sẵn công nghệ này ngay trên máy, hoạt động theo cơ chế di chuyển cảm biến. Ngoài ra, chiếc máy này còn sở hữu một tính năng rất đáng chú ý có tên là Intelligent Preview. Theo đó, nếu bạn bấm vào nút Preview, trên màn hình sẽ hiển thị một bức ảnh tĩnh chụp thử khung cảnh mà ống kính đang chĩa vào. Khi đó, bạn có thể chỉnh sửa, thay đổi các thông số như độ nhạy sáng, cân bằng trắng, tốc độ trập, khẩu độ… rồi theo dõi những thay đổi mà nó gây ra đối với bức ảnh. Đến khi nào cảm thấy hài lòng nhất thì bạn lưu lại những thông số ấy rồi bắt đầu tiến hành chụp.
Chiếc DSLR full-frame này cũng cung cấp cho người dùng đầy đủ các tính năng quen thuộc, như chức năng mang tên Creative Styles dùng để thay đổi độ tương phản, độ trung hòa màu sắc, độ sắc nét và độ sáng, hay chức năng mang tên Zone dùng để tối ưu hóa các chi tiết nổi bật và các chi tiết bóng. Công nghệ D-Range Optimizer (DRO) khá quen thuộc ở các dòng DSLR của Sony cũng tiếp tục được trang bị cho A900 để mở rộng dải màu tương phản.


Định dạng nén RAW ở chiếc máy này có khả năng lưu dữ liệu dưới dạng 8-bit thay vì 12-bit như tiêu chuẩn. Để có thể xử lý những bức ảnh cỡ cực lớn được chụp bằng cảm biến có độ phân giải lên tới 24,6 Megapixel, Sony Alpha A900 sử dụng tới hai chip xử lý BIONZ. Cũng nhờ vậy mà chiếc máy này có tốc độ chụp liên tiếp lên tới 5 hình/giây, đồng thời không mất quá nhiều thời gian cho việc xử lý và lưu những bức ảnh chụp ở ISO cao.
Một chiếc máy ảnh cao cấp tầm như Sony Alpha A900 không cần thiết phải có một tốc độ chụp liên tiếp quá nhanh, bởi người sử dụng chúng là những tay máy chuyên nghiệp thường không coi trọng lắm chế độ chụp liên tiếp, nhưng nếu có thì cũng là một điều đáng ngợi khen. Tuy nhiên, tốc độ chụp từng bức một cũng như tốc độ lấy nét của chiếc máy này lại không được nhanh, đó là điều vô cùng đáng tiếc.


Trong những điều kiện chụp lý tưởng, trung bình mất từ 0,3 đến 0,5 giây để chụp xong một bức ảnh. Nếu bấm liên tiếp từng bức một thì tốc độ trung bình là 0,5 giây một ảnh. Tuy nhiên, nếu chụp trong nhà, điều kiện ánh sáng không được lý tưởng thì tốc độ lấy nét của A900 khá chậm. Mỗi bức ảnh khi đó phải mất khoảng 1,2 giây mới chụp xong. Tốc độ này tương đương với của một mẫu DSLR giá tầm 1.000 USD, thậm chí Nikon D90 còn hoạt động nhanh hơn.

Xét về mặt kỹ thuật, có thể nhận xét ảnh chụp bởi Sony Alpha A900 có chất lượng rất tốt: ít nhiễu, màu sắc chuẩn và trung thực. Tuy nhiên, nó không có được những bức ảnh mà người xem phải trầm trồ, thán phục về độ sắc nét cũng như nước ảnh. Đặc biệt, từ ISO 1.600 trở đi, ảnh đã bắt đầu bị nhiễu và xuống cấp nhiều. Nói chung, ảnh chụp bởi Sony Alpha A900 không đẹp bằng Canon 5D Mark II, đặc biệt là các bức ảnh chụp trong nhà.

Dẫu sao, cần phải nhớ rằng Alpha A900 mới chỉ là chiếc máy ảnh full-frame đầu tiên của Sony. Những gì mà nó mang lại có thể chưa sánh được với những ông lớn như Nikon và Canon, nhưng hứa hẹn những sản phẩm tiếp theo của Sony sẽ có chất lượng cao hơn rất nhiều.

Sony Alpha A900 hàng chính hãng đang được bán với giá 55 triệu đồng.

Ưu điểm:
– Cảm biến full-frame có độ phân giải cao nhất trên thị trường
– Được tích hợp hệ thống ổn định ảnh ngay trên máy
– Kính ngắm to và sáng, hỗ trợ rất tốt cho người dùng trong quá trình chụp
Nhược điểm:
– Tốc độ lấy nét và tốc độ hoạt động trong điều kiện thiếu sáng không cao
– Màn hình không hỗ trợ tính năng ngắm ảnh sống Live ViewSONY A99 – Full frame SLT


Khoảng 4 năm kể từ khi ra mắt chiếc máy ảnh Alpha full-frame đầu tiên, Sony đã chính thức trở lại với sản phẩm Alpha SLT-A99. Nhận thấy công nghệ gương trong suốt (translucent mirror) đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng với chế độ chụp chuyển động và quay video lấy nét liên lục, Sony đã quyết định mang công nghệ translucent mirrorless vào trong dòng máy ảnh DSLR full-frame. SLT-A99 là sản phẩm nổi bật với hệ thống lấy nét kép hoàn toàn mới, lần đầu tiên được sử dụng cho dòng máy Alpha A-mount.

So với phiên bản DSLR-A900, SLT-A99 mang vóc dáng nhỏ gọn cùng kiểu dáng quen thuộc của dòng sản phẩm semi-pro DSLR-A77. Do nhắm đến phân khúc tầm trung, SLT-A99 có thiết kế nhỏ gọn hơn so với các sản phẩm DSLR cùng phân khúc, chính vì thế trọng lượng của máy được giảm xuống chỉ còn 733 g.

SLT-A99 được trang bị bộ cảm biến CMOS Exmor kích thước full-frame 24 x 36 mm với độ phân giải 24.3 MP, tạo ra những bức ảnh có độ phân giải 6000 x 4000 pixel. Bộ xử lý hình ảnh SLT-A99 đủ khả năng để xử lý những hình ảnh RAW có chất lượng 14-bit. Người sử dụng có thể chụp liên tục ở tốc độ 6 hình / giây với tính năng AF liên tục. Cũng giống như một vài mẫu máy ảnh full-frame, SLT-A99 không hỗ trợ flash pop-up. Một điểm đáng chú ý trong dòng sản phẩm này đó chính là việc Sony đã trang bị chân kết nối đèn flash tiêu chuẩn ISO518:2006. Đây là chuẩn kết nối đã có trên sản phẩm của Sony trước năm 2005 như DSC-R1, DSC-V3, DSC-F828, đồng thời cũng là chuẩn hiện đang được hầu hết các hãng máy ảnh sử dụng. Sony cũng đồng thời giới thiệu đèn flash HVL-F60AM lần đầu tiên sử dụng cổng kết nối mới. Đối với các đèn flash theo chuẩn của Minolta, Sony cho người dùng tuỳ chọn một adapter chuyển đổi sang chân đèn flash mới và ngược lại.


Điểm nhấn trong SLT-A99 phải kể đến hệ thống lấy nét kép (Dual AF). Hệ thống lấy nét này bao gồm hai lớp với 19 điểm lấy nét theo pha (phase detection), bao gồm 11 điểm trợ nét cross-type. Lớp thứ hai bao gồm 102 điểm mở rộng trên khung lấy nét quanh 19 điểm đã đề cập. Nhờ vậy người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với mọi chi tiết vùng nét trên một vật thể phức tạp. Ngoài ra, SLT-A99 còn có thêm chế độ lấy nét liên tục AF-D giúp nâng cao khả năng bắt theo chuyển động thông qua hệ thống dual AF. Chính vì mức độ phức tạp của hệ thống này, Sony cho biết mới chỉ có một vài ống kính có motor lấy nét SSM hỗ trợ như Carl Zeiss 24-70mm f/2.8 ZA SSM, Sony G 70-200mm f/2.8 SSM. Trong tương lai, sản phẩm có thể được cập nhập firmware để hỗ trợ thêm nhiều ống kính.


Với cấu trúc máy ảnh translucent mirror, Sony SLT-A99 sử dụng kính ngắm điện tử EVF công nghệ OLED có độ phân giải 2,4 triệu điểm ảnh. Khác với lại kính ngắm quang học, kính ngắm này luôn mang đến độ phủ hình ảnh 100% cho dù người dùng gắn những ống kính dành cho hệ máy APS-C. Ảnh chụp cũng được hiển thị qua màn hình LCD 3 inch hỗ trợ hai khớp xoay khá độc đáo hiện có trên sản phẩm SLT-A77. Trong model SLT-A99, Sony cũng đem đến một giao diện sử dụng mới cho người dùng với nhiều các thông số được hiển thị trên màn hình LCD công nghệ WhiteMagic. Bên cạnh đó, một màn hình phụ ở phía bên phải chân đèn flash sẽ giúp bạn nắm bắt những thông số chụp cần thiết.

Alpha SLT-A99 mang đến nhiều hỗ trợ dành cho các nhà làm phim chuyên nghiệp. Sản phẩm hỗ trợ chuẩn video AVCHD 2.0 với chất lượng 1920 x 1080 pixel 60p/i (NTSC) 50p/i (PAL), 24 fps hoặc chuẩn Cinema 24p. Sản phẩm cao cấp này hỗ trợ hai khe cắm thẻ nhớ có thể dùng một trong hai chuẩn SDXC/SDHC hoặc MemoryStick Pro-HG Duo. Đặc biệt, SLT-A99 còn cho người dùng tuỳ chọn kết nối âm thanh chuyên nghiệp XLR cho các thiết bị thu âm cao cấp. Thân máy được thiết kế bằng hợp kim ma-giê chắc chắn, hỗ trợ sử dụng trong nhiều điều kiện khắc nghiệt như băng tuyết, mưa gió.
SONY Cybershot RX1 Full frame – Carl Zeiss 35mm f2


Đây là chiếc máy ảnh nhỏ gọn đầu tiên trên thế giới mang trong mình cảm biến kích thước lớn 36 x 24mm. Sensor này cũng là loại được sử dụng trên chiếc DSLR full-frame Alpha A99 cao cấp mà Sony cũng mới vừa công bố. Hãng trang bị cho Cyber-shot RX1 ống kính Carl Zeiss Sonnar T* 35mm f/2 với vòng chỉnh khẩu độ bằng tay. Công ty nói lens này mang lại chất lượng hình ảnh cao và sở hữu một màn trập gần như im lặng tuyệt đối khi sử dụng, tuy nhiên nó không tháo rời được.

Nói thêm về lens Carl Zeiss Sonnar T* 35mm trên RX1, Sony cho biết ống kính này thích hợp cho nhiều mục đích khác nhau, từ chụp chân dung, ảnh đường phố cho đến đời thường. Hệ thấu kính bên trong có một thành phần Advanced Aspherical (AA) giúp nâng cao chất lượng quang học cho ảnh. Ống kính này có 9 lá khẩu và độ mở tối đa là f/2. Ngay ở phần viền của ống còn có một vòng xoay để người dùng chuyển sang chế độ macro giúp khoảng cách lấy nét giảm xuống chỉ còn 20cm (tính từ bề mặt cảm biến).

Theo Sony, cảm biến full-frame ở trong RX1 có diện tích gấp đôi so với cảm biến APS-C thường thấy trong các mẫu DSLR hiện nay, do đó nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Việc chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng nhờ đó trở nên tốt hơn, mức độ noise cũng được giảm thiểu. Với độ phân giải hữu dụng là 24,3MP, máy có thể ghi lại hình ảnh một cách chi tiết, đồng thời tái tạo màu sắc tốt nhờ có dải tương phản rộng. ISO của máy từ 100 – 25.600 và có thể kéo xuống 50 ở chế độ mở rộng.

Về hình dáng bên ngoài thì chiếc Cyber-Shot RX1 nhìn khá giống chiếc RX100 dùng cảm biến 1", tuy nhiên mặt trước có thêm một cần chỉnh chế độ lấy nét. Ở cạnh trên, Sony có bổ sung thêm vòng xoay EV và một hotshoe để gắn flash. Giống chiếc Alpha NEX-6 mới ra mắt, hãng không sử dụng chân đèn flash theo chuẩn của Minolta như từ trước đến nay mà lại sử dụng chuẩn ISO518:2006 đang có mặt trên hầu hết các camera phổ biến. Flash cóc dạng bật thẳng lên giống RX100 vẫn xuất hiện trên RX1. Một số thông tin khác của RX1 bạn có thể xem ở ngay bên dưới.

Mặc dù nhỏ gọn như RX1 vẫn sở hữu nhiều tính năng chỉnh tay như DSLR cao cấp, chẳng hạn như vòng chỉnh khẩu, vòng lấy nét, nút quay phim riêng biệt, vòng mode dial, nút AEL. Chế độ Memory Recall (MR) sẽ cho phép người chụp lưu và sử dụng lại ba bộ cấu hình thông số cho máy nên sẽ tiết kiệm được thời gian hơn. Công nghệ zoom số Pixel Super Resolution trên Alpha NEX-F3 và một vài máy Alpha mới cũng hiện diện ở RX1 để phóng to hình ảnh với mức độ vỡ hạt thấp. Ngoài ra, thiết bị còn có chế độ Smart Teleconverter để crop hình ảnh lại theo mức 1,4x (tiêu cự tương đương 49mm) hoặc 2x (tương đương 70m).

Cyber-shot RX1 sẽ được bán ra với giá 2800$ trong tháng 11. Phụ kiện ống ngắm điện tử FDA-EV1K và ống ngắm quang học FDA-V1K cũng sẽ được bán ra vào thời điểm đó với giá lần lượt là 600$ và 450$. Phụ kiện thumb grip, loa che nắng cho ống kính và vỏ đựng thì có giá theo thứ tự là 250$, 180$ và 250$.

Cấu hình của Sony Cyber-shot RX1:

Cảm biến: CMOS Exmor full-frame, độ phân giải 24,3MP
Bộ xử lý hình ảnh BIONZ, bộ chuyển analog/digital hỗ trợ RAW 14-bit
ISO: 100 – 25.600, có thể mở rộng xuống 50
Ống kính: Carl Zeiss Sonnar T* 35mm f/2 (8 thấu kính trong 7 nhóm, 3 thấu AA)
Số lá khẩu: 9
Có vòng chỉnh khẩu độ, vòng lấy nét, vòng chuyển nhanh để chụp macro
Tốc độ chụp liên tục: 5fps
Quay phim: 1920 x 1080 (60, 50, 25, 24 fps), 1440 x 1080 (30, 25 fps), 1280 x 720 (30 fps), 640 x 480 (30, 25 fps)
Định dạng AVCHD 2.0
Màn hình LCD: WhiteMagic 3 inch, độ phân giải 1.229.000 pixel
Phóng đại số thông minh Clear Image Zoom 1-2x
Chế độ Smart Teleconverter crop hình ảnh theo mức 1.4x (tiêu cự tương đương 49mm) hoặc 2x (tương đương 70m)
Thẻ nhớ: SD/SDHC/SDXC, Memory Stick Duo/Pro Duo/Pro-HG Duo
Có phụ kiện viewfinder quang học và viewfinder điện tử, miếng kê tay
Kích thước: 113 x 65 x 70 mm
Trọng lượng: 482g đã tính pin
Thời lượng pin (CIPA): 330 tấm

===========================
Cyber-shot RX1R

Sau gần 1 năm giới thiệu, Sony vừa đưa ra một lựa chọn mới cho người dùng chiếc Cyber-shot RX1, mẫu máy ảnh compact sở hữu cảm biến full-frame đầu tiên trên thế giới. Trong phiên bản mới này, Cyber-shot RX1R là một lựa chọn tương tự nhưng với cảm biến CMOS Exmor 24.3 MP đã loại bỏ bộ lọc khử răng cưa (Low-pass Filter OLPF) tương tự như mẫu máy ảnh cao cấp D800 của Nikon. Việc loại bỏ thành phần quang học này giúp cho chi tiết trên ảnh rõ ràng hơn, và Sony cho biết sản phẩm này sẽ hữu ích với những người đòi hỏi những bức ảnh có chi tiết cao hơn, đặc biệt là những ảnh phong cảnh. Mặc dù về lý thuyết quang học, việc bỏ filter low-pass sẽ gây hiện tượng moire nhưng Sony đã giải quyết vấn đề này bằng thuật toán kỹ thuật số mà không ảnh hưởng đến ống kính cũng như cảm biến.

Nhìn chung, RX1R và RX1 đều có các thông số kỹ thuật khá giống nhau. Cyber-shot RX1R là mẫu máy ảnh sở hữu cảm biến full-frame CMOS Exmor 24.3 MP, ống kính Carl Zeiss Sonnar T* 2/35 tiêu cự cố định 35mm f/2, hỗ trợ dải ISO từ 50 – 25.600, nhiều chế độ chụp ảnh tự động và chỉnh tay đa dạng. Một bổ sung cho phiên bản này chính là khả năng hỗ trợ dải màu Triluminos giúp tối ưu hoá màu sắc và độ tương phản khi sử dụng trên các dòng TV Sony BRAVIA cao cấp. Sony cho biết giá bán khởi điểm của sản phẩm này là 2.800 USD, tương đương với giá của Cyber-shot RX1 vào thời điểm ra mắt.

Cấu hình của Sony Cyber-shot RX1R:

Cảm biến: CMOS Exmor full-frame, độ phân giải 24,3MP
Loại bỏ bộ lọc low-pass filter
Bộ xử lý hình ảnh BIONZ, bộ chuyển analog/digital hỗ trợ RAW 14-bit
ISO: 100 – 25.600, có thể mở rộng xuống 50
Ống kính: Carl Zeiss Sonnar T* 35mm f/2 (8 thấu kính trong 7 nhóm, 3 thấu AA)
Số lá khẩu: 9
Có vòng chỉnh khẩu độ, vòng lấy nét, vòng chuyển nhanh để chụp macro
Tốc độ chụp liên tục: 5fps
Quay phim: 1920 x 1080 pixel, hỗ trợ chuẩn 50p(pal)/60p(NTSC), 30p, cinema 24p
Định dạng AVCHD 2.0
Màn hình LCD: WhiteMagic 3 inch, độ phân giải 1.229.000 pixel
Phóng đại số thông minh Clear Image Zoom 1-2x
Chế độ Smart Teleconverter crop hình ảnh theo mức 1.4x (tiêu cự tương đương 49mm) hoặc 2x (tương đương 70m)
Thẻ nhớ: SD/SDHC/SDXC, Memory Stick Duo/Pro Duo/Pro-HG Duo
Có phụ kiện viewfinder quang học và viewfinder điện tử, miếng kê tay
Kích thước: 113 x 65 x 70 mm
Trọng lượng: 482g đã tính pin
Thời lượng pin (CIPA): 330 tấm
Alpha A7 và Alpha A7R


Sony cũng đã giới thiệu dòng máy ảnh không gương lật full-frame mang tên Alpha A7 và Alpha A7R. Với dòng máy sản phẩm mới, Sony không còn gọi với cái tên NEX nữa mà chỉ tập trung vào nhãn hiệu Alpha. Với thiết kế thân máy bằng ma-giê có khả năng chống bụi và tia nước bán, Alpha A7/A7R lần lượt sở hữu hai bộ cảm biến CMOS Exmor full-frame 24.3 MP và 36.4 MP, bộ xử lý hình ảnh BIONZ X thế hệ mới có dải ISO 100 – 25.600, cùng hệ thống điều khiển thân thiện và chuyên nghiệp. Máy cũng hỗ trợ kho ứng dụng PlayMemories Camera App để mở rộng các tiện ích chụp ảnh, cùng với kết nối Wi-FI và NFC để tương tác với smartphone thông qua việc truyền tải ảnh cũng như điều khiển máy từ xa. Alpha A7 và Alpha A7R có giá bán tham khảo là 1.700 USD và 2.300 USD dành cho thân máy.

A7/A7R mang một thiết kế nhỏ gọn khi bạn có thể đặt vừa chiều dài bàn tay. Với kích thước 12,7 x 9,4 x 4,8 cm, máy nhỉnh hơn một chút so với NEX-7 (11,99 x 6,69 x 4,26 mm) do có phần kính ngắm quang học nhô lên cao. Thiết kế lớp vỏ bằng hợp kim nhôm, tay cầm bọc da, máy có khả năng chống bụi và tia nước bắn, có thể sử dụng khi trời mưa.

Sự khác nhau giữa Alpha A7 và A7R là cảm biến hình ảnh với độ phân giải và cơ chế lấy nét khác nhau. Alpha A7 sở hửu cảm biến ảnh CMOS Exmor 24.3 MP kích thước full-frame với bộ lọc low-pass AA filter, hệ thống lấy nét lai Hybrid AF gồm 117 điểm phase detection và 25 điểm contrast detection). Trong khi Alpha A7R sở hữu cảm biến CMOS Exmor 36.4 MP, loại bỏ bộ lọc low-pass filter giúp đảm bảo độ phân giải của hình ảnh được thể hiện tối ưu, đồng thời chỉ sở hữu hệ thống lấy nét theo phương thức tương phản quen thuộc.

Bộ xử lý hình ảnh BIONZ X mới lần đầu tiên được áp dụng cho ba mẫu máy Alpha A7, Alpha A7R và Cyber-shot RX10. Riêng với hai dòng máy ảnh Alpha A7/A7R, BIONZ X cho phép xử lý nhanh gấp 3 lần, đặc biệt có thể xử lý ảnh RAW 14-bit thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu số / analog. Với thuật toán gọi là tái tạo chi tiết (Detail Reproduction Technology), công nghệ này hứa hẹn sẽ đem đến những bức ảnh rõ ràng hơn, chi tiết tốt hơn. Ngoài ra nó cũng có khả năng giảm nhiễu xạ do ống kính gây ra. Công nghệ xử lý nhiễu theo vùng ảnh riêng biệt áp dụng cho Alpha A99 cũng được áp dụng vào trong sản phẩm này.

Máy có dải ISO từ 100 đến 25.600, mở rộng được ISO 50. Có thể thấy dải ISO này chưa rộng so với các máy ảnh full-frame cao cấp khác. Tuy nhiên chế độ quay phim có thể chọn được ISO 25.600. Tốc độ màn trập đã đạt đến 1/8000 giây rất thích hợp cho việc chụp ảnh chuyển động cao. Máy hỗ trợ chụp liên tiếp 5 fps (Alpha A7)

Cả hai sản phẩm đều có kính ngắm điện tử EVF OLED Tru-Finder độ phân giải 2,4 triệu điểm ảnh. Màn hình LCD 3" độ phân giải 921,600 điểm ảnh có khả năng lật đa chiều nhưng không có công nghệ WhiteMagic như RX1. Giao diện điều khiển của máy rất đa dạng nhờ sử dụng giao diện Alpha mới kết hợp giữa giao diện của RX1 và NEX. Hệ thống điều khiển đa dạng với nhiều bánh xe chọn chế độ, chỉnh EV, công tắc khoá sáng, hệ thống 3 bánh xe tuỳ chỉnh tính năng (chưa rõ có giống Tri-navi của NEX-7 hay không), tuỳ chỉnh tính năng trong một số nút như C1, C2, C3. Máy hỗ trợ chế độ quay phim riêng biệt, độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel @ 60p/50p/60i/50i/25p/24p.

Không chỉ có kết nối Wi-Fi và NFC để tương tác với smartphone hoặc máy tính bảng, Alpha A7/A7R còn hỗ trợ kho ứng dụng PlayMemories Camera App để mở rộng ứng dụng, tương tự như NEX-5R/T hay NEX-6. Máy hỗ trợ cổng micro-phone, kết nối HDMI tương thích với TV hỗ trợ dải màu TRILUMINOS Display, hỗ trợ khả năng xuất hình ảnh 4K dễ dàng. Máy sử dụng chuẩn pin FW50 quen thuộc của dòng NEX, tuy nhiên sẽ hỗ trợ thêm phụ kiện grip cầm dọc để gắn một lúc 2 viên pin

Với các ống kính ngàm E-mount trước đó, Sony hỗ trợ tính năng sử dụng trên full-frame bằng việc tự động loại bỏ hiện tượng ảnh tối 4 góc. Khi bật chế độ crop-on thì ảnh sẽ bị cắt lại cho phù hợp với tiêu cự trên APS-C. Cùng với Alpha A7/A7R, Sony giới thiệu các ống kính E-mount mới tương thích tốt với cảm biến full-frame, mang ký hiệu FE trên ống kính gồm Zeiss 35mm f/2.8, Zeiss 55mm f/1.8, Zeiss 24-70mm f/4, Sony G 70-200mm f/4 và Sony 28-70mm f/3.5-5.6.

Alpha A7 với ống kính kit đi kèm 28-70mm f/3.5-5.6 có giá bán dự kiến khoảng 2.000 USD, trong khi thân máy có thể ở mức 1.700 USD. Riêng Alpha A7R có giá 2.300 USD chỉ riêng thân máy.

Thông số kỹ thuật

Loại máy ảnh: không gương lật cảm biến full-frame
Ngàm: E-mount, tương thích FE, E-mount
Cảm biến: CMOS Exmor 24.3 MP (Alpha A7), 36.4 MP (Alpha A7R)
Màn hình: LCD 3" độ phân giải 921,600 điểm ảnh, lật đa chiều
Kính ngắm: EVF OLED Tru-Finder 2,4 triệu điểm ảnh
Tốc độ màn trập: 1/8000 giây
ISO: 100 – 25.600, mở rộng 50, hỗ trợ 25.600 cho quay phim
Lấy nét: Hybrid AF (117 điểm phase, 25 điểm contrast) dành cho Alpha A7
Lấy nét: Contrast AF dành cho Alpha A7R
Kết nối: Wi-Fi, NFC
Giao tiếp: HDMI, headphone, micro-phone
Kích thước: 12,7 x 9,4 x 4,8 cm
Trọng lượng: 465 g – 474 g
A850

Sony đã tạo bước đột phá bằng việc đem máy ảnh Full Frame DSLR về gần với mức giá bình dân hơn, khoảng 35 triệu đồng.

 
Sony Alpha A850.


So với phiên bản cao hơn A900 (có giá tham khảo khoảng 2.700 USD cho body), A850 thậm chí còn vượt trội ở một số tiêu chí liên quan đến chất lượng ảnh. Những tính năng nhằm giảm giá thành ở A850 chủ yếu do hạ bớt 3 trong số các tính năng tiên tiến, như tốc độ chụp liên tiếp (3 khung hình/giây so với 5 trên A900). Viewfinder giảm dù không đáng kể (từ 100% xuống còn 98%) và thiếu tính năng xem sống LiveView. Một điều nữa, A900 thì đi kèm với một điều khiển chụp ảnh từ xa, trong khi trên A850 thì không có. Mặc dù điều khiển từ xa đôi lúc cũng có lợi, nhất là trong trường hợp phải chụp với thời gian phơi sáng lâu hay chụp với Macro, nhưng thực tế việc có hay không có điều khiển cũng không làm ảnh hưởng nhiều lắm tới thói quen chụp ảnh của phần lớn số đông.
Alpha 850 vẫn sử dụng cảm biến CMOS Exmor 24,6 triệu điểm ảnh như trên A900, vốn được đánh giá khá cao bởi chất lượng ảnh và độ giảm nhiễu hiệu quả. Từ khoảng ISO 100 – 400 A850 khử nhiễu rất tốt, có thể nói ngay cả ở mức cao 400 nhiễu vẫn được kiểm soát hiệu quả như mức ISO 200 trên phiên bản cao hơn A900.
Về độ chính xác màu, A850 cũng lại thể hiện ưu điểm vượt trội với điểm số thử nghiệm Delta E đạt 9,0 so với 7,7. 


So với các đối thủ đắt tiền hơn chút ít như Nikon D700 (12,1 triệu điểm) hay Canon EOS 5D Mark II (21 triệu điểm ảnh), A850 vẫn còn kém một chút.[/COLOR][/B] Chẳng hạn, ở tiêu chí ISO, cả hai phiên bản đối thủ kia đều hỗ trợ ISO lên đến 25.600 hơn hẳn A850, đồng thời, ở mức ISO 6400, hai phiên bản này có mức khử nhiễu hiệu quả hơn trên A850. Vì thế, với những cảnh phải chụp trong điều kiện thiếu sáng, Canon và Nikon vẫn có vẻ là lựa chọn hợp lý hơn.
Về độ chính xác màu, cả ba phiên bản này đều đạt điểm xuất sắc, nhưng vượt trội vẫn phải kể đến Canon. Về tố độ lấy nét, A850 lấy lại được phong độ khi vượt Nikon và Canon ở hầu hết các điều kiện, trừ trong những trường hợp đặc biệt thiếu sáng.
Bù lại, 5D Mark II lại có chế độ quay phim Full HD trong khi cả Sony và Nikon đều thiếu vắng. A850 của Sony thậm chí còn bị lược bớt tính năng xem sống LiveView.


Theo PopPhoto, có thể nói Sony cuối cùng cũng đã lựa chọn con đường giản lược khá đúng đắn để giảm giá sản phẩm, đó là vẫn duy trì chất lượng ảnh ở mức hoàn hảo, các tính năng bị cắt bỏ dù tiên tiến nhưng chỉ phát huy ở một số điều kiện đặc biệt. 

Một số tính năng đáng chú ý của phiên bản full-frame giá rẻ A850 của Sony.
Cảm biến: 24,6 triệu điểm, Full Frame CMOS, ảnh lớn nhất 6.048 x 4.032 điểm ảnh, 14 bits màu ở chế độ RAW.
Thẻ nhớ: Khe đúp, hỗ trợ cả CompactFlash Type I/II (cả UDMA và microdrives) và định dạng của hãng MemoryStick PRO Duo. 
Tốc độ chụp: 3 khung hình/giây tới 34 ảnh JPEG, 16 ảnh với RAW. 
Tốc độ cửa trập: 1/8000 tới 30 giây (1/3-EV), tuổi thọ 100.000 lần. 
LCD: 3 inch TFT, 921.600 điểm ảnh. 
Kết nối: USB 2.0, HDMI. 
Pin: NP-FM500H Li-ion, chụp được 880 ảnh mỗi lần sạc.
Alpha A7 và Alpha A7R


Sony cũng đã giới thiệu dòng máy ảnh không gương lật full-frame mang tên Alpha A7 và Alpha A7R. Với dòng máy sản phẩm mới, Sony không còn gọi với cái tên NEX nữa mà chỉ tập trung vào nhãn hiệu Alpha. Với thiết kế thân máy bằng ma-giê có khả năng chống bụi và tia nước bán, Alpha A7/A7R lần lượt sở hữu hai bộ cảm biến CMOS Exmor full-frame 24.3 MP và 36.4 MP, bộ xử lý hình ảnh BIONZ X thế hệ mới có dải ISO 100 – 25.600, cùng hệ thống điều khiển thân thiện và chuyên nghiệp. Máy cũng hỗ trợ kho ứng dụng PlayMemories Camera App để mở rộng các tiện ích chụp ảnh, cùng với kết nối Wi-FI và NFC để tương tác với smartphone thông qua việc truyền tải ảnh cũng như điều khiển máy từ xa. Alpha A7 và Alpha A7R có giá bán tham khảo là 1.700 USD và 2.300 USD dành cho thân máy.

A7/A7R mang một thiết kế nhỏ gọn khi bạn có thể đặt vừa chiều dài bàn tay. Với kích thước 12,7 x 9,4 x 4,8 cm, máy nhỉnh hơn một chút so với NEX-7 (11,99 x 6,69 x 4,26 mm) do có phần kính ngắm quang học nhô lên cao. Thiết kế lớp vỏ bằng hợp kim nhôm, tay cầm bọc da, máy có khả năng chống bụi và tia nước bắn, có thể sử dụng khi trời mưa.

Sự khác nhau giữa Alpha A7 và A7R là cảm biến hình ảnh với độ phân giải và cơ chế lấy nét khác nhau. Alpha A7 sở hửu cảm biến ảnh CMOS Exmor 24.3 MP kích thước full-frame với bộ lọc low-pass AA filter, hệ thống lấy nét lai Hybrid AF gồm 117 điểm phase detection và 25 điểm contrast detection). Trong khi Alpha A7R sở hữu cảm biến CMOS Exmor 36.4 MP, loại bỏ bộ lọc low-pass filter giúp đảm bảo độ phân giải của hình ảnh được thể hiện tối ưu, đồng thời chỉ sở hữu hệ thống lấy nét theo phương thức tương phản quen thuộc.

Bộ xử lý hình ảnh BIONZ X mới lần đầu tiên được áp dụng cho ba mẫu máy Alpha A7, Alpha A7R và Cyber-shot RX10. Riêng với hai dòng máy ảnh Alpha A7/A7R, BIONZ X cho phép xử lý nhanh gấp 3 lần, đặc biệt có thể xử lý ảnh RAW 14-bit thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu số / analog. Với thuật toán gọi là tái tạo chi tiết (Detail Reproduction Technology), công nghệ này hứa hẹn sẽ đem đến những bức ảnh rõ ràng hơn, chi tiết tốt hơn. Ngoài ra nó cũng có khả năng giảm nhiễu xạ do ống kính gây ra. Công nghệ xử lý nhiễu theo vùng ảnh riêng biệt áp dụng cho Alpha A99 cũng được áp dụng vào trong sản phẩm này.

Máy có dải ISO từ 100 đến 25.600, mở rộng được ISO 50. Có thể thấy dải ISO này chưa rộng so với các máy ảnh full-frame cao cấp khác. Tuy nhiên chế độ quay phim có thể chọn được ISO 25.600. Tốc độ màn trập đã đạt đến 1/8000 giây rất thích hợp cho việc chụp ảnh chuyển động cao. Máy hỗ trợ chụp liên tiếp 5 fps (Alpha A7)

Cả hai sản phẩm đều có kính ngắm điện tử EVF OLED Tru-Finder độ phân giải 2,4 triệu điểm ảnh. Màn hình LCD 3" độ phân giải 921,600 điểm ảnh có khả năng lật đa chiều nhưng không có công nghệ WhiteMagic như RX1. Giao diện điều khiển của máy rất đa dạng nhờ sử dụng giao diện Alpha mới kết hợp giữa giao diện của RX1 và NEX. Hệ thống điều khiển đa dạng với nhiều bánh xe chọn chế độ, chỉnh EV, công tắc khoá sáng, hệ thống 3 bánh xe tuỳ chỉnh tính năng (chưa rõ có giống Tri-navi của NEX-7 hay không), tuỳ chỉnh tính năng trong một số nút như C1, C2, C3. Máy hỗ trợ chế độ quay phim riêng biệt, độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel @ 60p/50p/60i/50i/25p/24p.

Không chỉ có kết nối Wi-Fi và NFC để tương tác với smartphone hoặc máy tính bảng, Alpha A7/A7R còn hỗ trợ kho ứng dụng PlayMemories Camera App để mở rộng ứng dụng, tương tự như NEX-5R/T hay NEX-6. Máy hỗ trợ cổng micro-phone, kết nối HDMI tương thích với TV hỗ trợ dải màu TRILUMINOS Display, hỗ trợ khả năng xuất hình ảnh 4K dễ dàng. Máy sử dụng chuẩn pin FW50 quen thuộc của dòng NEX, tuy nhiên sẽ hỗ trợ thêm phụ kiện grip cầm dọc để gắn một lúc 2 viên pin

Với các ống kính ngàm E-mount trước đó, Sony hỗ trợ tính năng sử dụng trên full-frame bằng việc tự động loại bỏ hiện tượng ảnh tối 4 góc. Khi bật chế độ crop-on thì ảnh sẽ bị cắt lại cho phù hợp với tiêu cự trên APS-C. Cùng với Alpha A7/A7R, Sony giới thiệu các ống kính E-mount mới tương thích tốt với cảm biến full-frame, mang ký hiệu FE trên ống kính gồm Zeiss 35mm f/2.8, Zeiss 55mm f/1.8, Zeiss 24-70mm f/4, Sony G 70-200mm f/4 và Sony 28-70mm f/3.5-5.6.

Alpha A7 với ống kính kit đi kèm 28-70mm f/3.5-5.6 có giá bán dự kiến khoảng 2.000 USD, trong khi thân máy có thể ở mức 1.700 USD. Riêng Alpha A7R có giá 2.300 USD chỉ riêng thân máy.

Thông số kỹ thuật

Loại máy ảnh: không gương lật cảm biến full-frame
Ngàm: E-mount, tương thích FE, E-mount
Cảm biến: CMOS Exmor 24.3 MP (Alpha A7), 36.4 MP (Alpha A7R)
Màn hình: LCD 3" độ phân giải 921,600 điểm ảnh, lật đa chiều
Kính ngắm: EVF OLED Tru-Finder 2,4 triệu điểm ảnh
Tốc độ màn trập: 1/8000 giây
ISO: 100 – 25.600, mở rộng 50, hỗ trợ 25.600 cho quay phim
Lấy nét: Hybrid AF (117 điểm phase, 25 điểm contrast) dành cho Alpha A7
Lấy nét: Contrast AF dành cho Alpha A7R
Kết nối: Wi-Fi, NFC
Giao tiếp: HDMI, headphone, micro-phone
Kích thước: 12,7 x 9,4 x 4,8 cm
Trọng lượng: 465 g – 474 g
Konica Minolta Dynax 5D 

Kiểu dáng rất chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ chống rung Anti-Shake và đặc biệt là màn hình có thể hiển thị theo chiều cầm dọc thân máy, Dynax 5D (còn có tên Maxxum 5D tại Bắc Mỹ) hứa hẹn sẽ là đối thủ tương xứng với Nikon D50 và Canon EOS 350D.


 

Ngày 15/7/2005, Konica Minolta cho ra mắt Dynax 5D, "đàn em" của Dynax 7D (Maxxum 7D), với hy vọng tiếp tục câu chuyện thành công của sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với chất lượng hàng đầu. Phiên bản mới này, được coi là câu trả lời của hãng đối với D50 của Nikon và EOS 350D (Rebel XT) của Canon, thiết kế dành cho những người bắt đầu sử dụng máy ảnh. Và với đối tượng sử dụng này, màn hình LCD là một trong những điểm đáng quan tâm nhất. Thật may là các nhà sản xuất ngày càng chú ý dãn rộng tới kích thước của cái ô ngắm này. 
Dynax 5D có màn hình 2,5 inch, độ phân giải 115.000 pixel, không chỉ giúp quan sát ảnh rõ ràng hơn mà còn giúp truy cập các menu dễ dàng hơn. Nhưng điểm gây thích thú nhất chắc chắn là ở khả năng tự động chuyển chế độ hiển thị màn hình kiểu tiêu chuẩn sang hiển thị theo chiều đứng nếu người chụp cầm dọc thân máy. Tính năng này cho phép bạn không phải xoay máy khi xem những bức ảnh chụp dọc. Ảnh khi xử lý trên máy tính còn có thể xoay lại cho dễ xem, còn nếu đó là một đoạn video quay đứng máy thì chỉ còn nước… bò ra bàn để xem cho chuẩn.
So với Dynax 7D, máy ảnh DSLR (Digital Single Lens Reflex) đầu tiên của Konica Minolta, Dynax 5D nhỏ hơn, nhẹ hơn và giảm bớt số nút điều khiển. Cũng giống như bậc đàn anh, 5D được ứng dụng công nghệ chống rung Anti-Shake có tác dụng ổn định chip cảm biến ánh sáng thay vì các thành phần của hệ thống ống kính. Ống kính của máy có thể thay đổi nên không có tiêu cự và khẩu độ cố định.

Công nghệ chống rung Anti-Shake làm giảm tối đa những vết mờ không đáng có của ảnh gây ra do máy rung khi chụp ở tốc độ chậm trong điều kiện thiếu sáng hoặc khi sử dụng ống kính tele mà không dựa vào sự hỗ trợ của đèn hay chân máy. Hệ thống này có thể dịch chuyển con chip CCD cách nhanh chóng tương ứng với dao động của thân máy và phản ứng lại một cách tức thời với những rung động do tay người chụp hoặc do bản thân máy gây ra. Công nghệ này đã được nhận giải thưởng "Sáng tạo Nhiếp ảnh châu Âu năm 2004-2005".
Như vậy, với Dynax 5D bạn có thể giảm những vết mờ gây ra bởi rung động của thân máy, kể cả khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, trong điều kiện ánh sáng bình thường với sự hỗ trợ của ống kính tele cũng như khi chụp cận cảnh – mà không cần phải sử dụng đèn flash, giá đỡ hay chọn độ nhạy sáng cao. Chức năng chống rung có thể được kích hoạt bằng 1 nút phía sau thân máy, và đèn chỉ báo chống rung được hiển thị trên khe ngắm để người sử dụng có thể biết được khi nào nó hoạt động.
Không giống như đàn anh Maxxum 7D có lớp vỏ hợp kim magie, Dynax 7D có lớp vỏ được chế tạo bằng hỗn hợp nhựa pha kính dạng sợi. Nhờ đó có khối lượng nhẹ hơn và giảm được 22% thể tích so với Maxxum 7D, trong khi tay cầm sâu được bọc bằng cao su mềm cùng với thân mày gồ ghề khiến cho việc cầm máy trở nên dễ dàng hơn. Tay cầm thẳng đứng, tiện dụng ngay cả khi chụp hình thẳng hay chụp ngang. Ống kính lớn trở thành chỗ dựa vững chắc cho tay trái khi cầm máy bằng hai tay.

 

Dynax 5D được ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh CxProcess III. Kết hợp với chip xử lý hình ảnh cao cấp và hệ thống ống kính chất lượng cao, công nghệ này giúp tăng cường độ nét, tái hiện màu sắc chính xác và tự nhiên đồng thời thể hiện chính xác các cấp độ giảm màu trên ảnh ở những vùng tối và quá sáng. Ngoài ra, công nghệ mới cũng giảm nhiễu đến mức tối đa để máy có thể tái hiện được hình ảnh tự nhiên, có chiều sâu và có độ tương phản cao.

Để giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn khi ngắm chụp, Konica Minolta trang bị cho máy màn hình LCD 2,5 inch, độ phân giải 115.000 pixel. Điểm tiện lợi của màn hình này là nó có thể tự động chuyển từ chế độ hiển thị theo chiều dọc sang chế độ hiển thị theo chiều ngang tương ứng với tư thế chụp của máy. Bạn có thể thay đổi kích thước các chữ trên màn hình.
Khe ngắm điện tử của máy có thanh công cụ hiển thị tất cả các thông tin liên quan đến cảnh chụp. Đệm mắt của khe ngắm có thể tháo dời và thay đổi được. Tuy nhiên, khe ngắm chỉ hiển thị được 95% khung hình.
Đèn flash có tầm hoạt động khá rộng (5 m) và hoạt động theo cơ chế "bung lên", với các chế độ cưỡng bức, khử mắt đỏ, đồng bộ nhanh, tự động, đồng bộ sau. Đặc biệt, bạn có thể điều khiển đèn flash bằng bộ điều khiển từ xa. Ngoài ra, bạn còn có thể lắp thêm nhiều loại đèn flash ngoài để tăng thêm độ sáng cho phù hợp với các tình huống chụp khác nhau.
Chế độ cảnh chụp lập trình sẵn Digital Subject Program Selector có 5 tùy chọn thông dụng nhất: chân dung, thể thao, phong cảnh, hoàng hôn và đêm. Người sử dụng chọn các chế độ này thông qua nút hình bánh xe trên đỉnh máy, sau đó Dynax 5D sẽ tự đọng chọn chế độ lấy nét tự động, chương trình xử lý ảnh và thông số phơi sáng phù hợp. Máy có 10 hiệu ứng chuyển cảnh và các chế độ màu để bạn làm tăng thêm tính nghệ thuật cho các bức ảnh của mình.
Ngoài các chế độ cân bằng trắng tự động, cân bằng trắng thiết lập sẵn, cân bằng trắng mặc định và chọn nhiệt độ màu bằng tay, Dynax 5D còn mang đến cho người sử dụng cơ hội tự do sáng tác với các hiệu ứng bù màu (Color Compensation) và tinh chỉnh nhiệt độ màu. 
Chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng cho phép chụp một tình huống với nhiều thông số nhiệt độ màu khác nhau. Dựa trên dải thông số này, Dynax 5D chụp đồng thời 3 kiểu ảnh trong 1 lần bấm máy để rồi sau đó bạn có thể chọn ra khung hình ưng ý nhất khi xem lại.

Ở chế độ chụp liên tiếp, Dynax 5D cho phép bạn chụp10 ảnh với tốc độ 3 hình/giây (kích thước ảnh lớn nhất và ở mức chất lượng cao nhất). Còn ở chế độ lấy nét tự động liên tục, máy dùng chip cảm nhận lấy nét tự động 9 điểm 8 dòng, cho phép căn chỉnh chính xác đối tượng đến từng chi tiết. Hệ thống lấy nét và chip xử lý hình ảnh còn được ứng dụng thuật toán lấy nét dự đoán (Predictive Focus ) và dò tìm đối tượng (Subject Tracking ) để bạn có thể bắt kịp những đối tượng chuyển động nhanh và lấy nét chính xác. Đây là những tính năng rất hữu ích đối với các tay săn ảnh thể thao và không phải máy nào cũng có.
Hệ thống nút điều khiển của Dynax 5D được thiết kế đơn giản và thân thiện sao cho những người mới sử dụng cũng có thể nhanh chóng nắm vững. Các nút thường kiêm 2 chức năng trở nên, trong đó có 1 chức năng cơ bản. Chẳng hạn, nút chọn chế độ cảnh chụp (rất cơ bản) cũng kiêm luôn chức năng điều khiển chế độ chụp bù trừ cân bằng trắng (với 5 tùy chọn) Digital Subject Program Selector. Một nút gạt khác cho phép kiểm soát việc điều chỉnh cân bằng trắng dễ dàng và nhanh chóng. Menu cũng cho phép điều chỉnh các thông số đo sáng để đáp ứng yêu cầu của những tay ngắm giỏi. Chức năng của các nút điều khiển thường dùng nhất cũng được hiển thị xen kẽ trong từng chức năng trên màn hình để người sử dụng có thể nắm bắt được dần dần mà không cần phải đọc bản hướng dẫn sử dụng.

Thông số kỹ thuật Kích thước: 130x92x66 mm
Khối lượng: 590 g
Cảm biến: 6,1 Mp hiệu dụng
Độ phân giải tối đa: 3.008×2.000 pixel
Quay video: không
Định dạng ảnh: JPEG, RAW
Cân bằng trắng: tự động, ban ngày, 
bóng râm, mây, đèn huỳnh quang, 
đèn nóng sáng, mặc định
Đo sáng: ma trận, tâm điểm, ưu tiên
trung tâm
Chế độ lấy nét: đơn, liên tục, tự động,
chỉnh tay
Chế độ chụp: tự động, lập trình, ưu 
tiên độ mở, ưu tiên tốc độ trập, chỉnh
tay
Chụp bù trừ độ phơi sáng: 3 kiểu
ISO: 100, 200, 400, 800, 1.600, 3.200
Hiệu ứng màu: 10
Chức năng giảm nhiễu: có
Giao tiếp : USB 2.0
Chuẩn video analog: NTSC hoặc PAL
Thẻ nhớ: CompactFlash
Pin: Lithium-Ion NP-400
Konica Minolta Maxxum 7D 

Máy ảnh kỹ thuật số Konica Minolta Maxxum 7D, thân máy đầu tiên trên thế giới có hệ thống chống rung với 6 triệu điểm ảnh. Máy đoạt giải thưởng về công nghệ chống rung do tổ chức EISA châu Âu trao tặng và được bình chọn là máy ảnh của năm 2004 tại khu vực này.
Được phát triển từ Maxxum 7000, và được thừa hưởng những đặc điểm của RD-175, Maxxum 7D, máy ảnh kỹ thuật số SLR lấy nét tự động đầu tiên của Konica Minolta được trang bị hoàn hảo với CCD-Shift thiết kế cho máy ảnh 6,1 triệu điểm ảnh có hệ thống chống rung khi chụp, màn hình LCD rộng 2,5 inch, Maxxum 7D đảm bảo cho ra được những bức ảnh hoàn hảo.

 

Konica Minolta Maxxum 7D .


Hệ thống chống rung CCD-Shift đem lại sự tối ưu hoá cho ống kính Maxxum AFs. Công nghệ mới này làm giảm tối đa những vết mờ không đáng có của ảnh gây ra do máy rung khi chụp ở tốc độ chậm trong điều kiện thiếu sáng hoặc trong điều kiện sử dụng ống kính tele mà không dựa vào sự hỗ trợ của đèn hay chân máy. Hệ thống này có thể chuyển con chip CCD một cách nhanh chóng phù hợp với bước chuyển động của thân máy và phản ứng lại một cách tức thời với những rung động do tay người chụp hoặc do bản thân máy gây ra.
Một điều tiện lợi nhất của máy ảnh SLR chính là có thể sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau trong những điều kiện, tình huống chụp đa dạng khác nhau. Ngoài những ống kính loại Maxxum, có hai loại ống kính mới có thể sử dụng là ống kính Konica Minolta AF zoom 17-35 mm, F2.8 – 4 (D), và ống kính AF 28 – 75 mm F2.8 (D). 
Màn hình màu LCD rộng 2,5 inch với 207.000 điểm ảnh, chức năng dò điểm nét tự động với độ phóng to 10x khiến bạn dễ dàng kiểm tra lại từng chi tiết nhỏ của ảnh sau khi chụp. Màn hình cũng cho phép hiển thị đồng thời tất cả các ảnh đã chụp giúp bạn dễ dàng lựa chọn những ảnh đẹp nhất. 


Maxxum 7D có tốc độ lấy nét tự động nhanh, và có tới 9 điểm nét. Ngoài ra loại máy này còn có tốc độ xử lý ảnh cỡ lớn rất nhanh cho ảnh chất lượng cao. Chế độ chụp liên tiếp tới 3 hình/giây. Thêm vào đó Maxxum 7D cho phép chụp tới 12 ảnh cỡ 3.008×2.000 ở chế độ extra-fine, và ở chế độ thông thường là 9 ảnh cùng cỡ. Với tốc độ chụp nhanh, Maxxum 7D là loại máy lý tưởng để chụp ảnh thể thao hay những khoảnh khắc có một không hai. Tuy nhiên, máy có tốc độ chụp cao nhất chỉ có 1/4000 giây.
Về thiết kế, Maxxum 7D có thân máy nhỏ, sành điệu nhưng hơi gồ ghề bằng chất liệu hợp kim magiê tạo cho thân máy độ bền đáng tin cậy. Tay cầm thẳng đứng tiện dụng ngay cả khi chụp hình thẳng hay chụp ngang. 
M 7D có thể dùng loại pin Lithium-Ion (NP-400), cũng có thể thay thế bằng pin AA. Ngoài ra bộ nhớ của Maxxum 7D còn được hỗ trợ bằng một phần mềm tách biệt cho phép load ảnh từ máy ảnh rồi chuyển vào ổ cứng máy tính, do đó bạn có thể chụp ảnh với số lượng lớn mà không phải lo lắng gì về dung lượng bộ nhớ.

Konica Minolta Maxxum 7D Độ phân giải: 6 triệu điểm ảnh.
Bộ cảm biến ánh sáng: CCD, 23,5 x 15,7 mm
ISO 7 cấp độ: Auto, 100, 200, 400, 800, 1.600, 3.200
Điểm nét: 9
Tốc độ chụp: nhanh nhất 1/4.000, thấp nhất 30 giây
Thẻ nhớ: Compact Flash 
LCD: 2,5 inch, độ phân giải 207.000 điểm
Pin sạc: Lithium-Ion (NP-400), có thể dùng pin AA


Visited 1,304 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...