[Thủ thuật chính và phụ – Phần 2] Thay Đổi Cốt Lõi của Ảnh bằng Đối Tượng Phụ

Khi tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến cả đối tượng chính và đối tượng phụ. Hai ảnh có cùng đối tượng chính nhưng có đối tượng phụ khác nhau được diễn giải theo cách hoàn toàn khác nhau. Trong nội dung sau đây, chúng ta hãy xem một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chọn đối tượng phụ như thế nào tùy theo cảnh khác nhau. (Người trình bày: Masatsugu Koorikawa)

Khắc họa sự nhộn nhịp của bến cảng bằng một đối tượng phụ

Đối tượng chính trong ảnh này là cây cầu treo ở nền sau. Để làm nổi bật đối tượng này, tôi chọn bến tàu nối với cảng ở nền trước làm đối tượng phụ. Mục tiêu của tôi khi chọn một đối tượng phụ là thể hiện sự nhộn nhịp của bến cảng.

Tôi chụp ảnh này tại một thời điểm bến tàu không được ánh nắng chiếu vào để làm cho nó không quá nổi bật.

[Ví dụ 1]

A: (Đối tượng chính) Cây cầu treo lớn

B: (Đối tượng phụ) Bến tàu

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 127mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/500 giây, EV-0,5)/ ISO 400/ WB: Auto

Để tạo ra sự tương phản sáng-tối trong cảnh này, tôi cố tình chọn một thời điểm trong ngày khi cảng ở nền trước được bóng râm che. Làm như thế sẽ tạo ra một hiệu ứng trực quan cho phép đối tượng chính, là cây cầu treo, nổi bật ở nền sau.

Tạo ra sự khắc họa mềm mại hơn bằng đối tượng phụ bị nhòe ở nền trước

Trong Ví Dụ 2, tôi lấy đám cỏ ở nền trước làm đối tượng phụ. Ảnh này được chụp từ một vị trí xa hơn so với Ví Dụ 1. Làm như thế đã tạo ra một hiệu ứng nhòe nền trước ở đám cỏ, nhờ đó làm tăng vẻ mềm mại cho toàn ảnh. Bạn có thể thấy sự phản chiếu rõ nét của cây cầu treo trên mặt nước, và ấn tượng nó mang lại là rất khác với không khí đông đúc của Ví Dụ 1.

[Ví dụ 2]

A: (Đối tượng chính) Cây cầu treo lớn

B: (Đối tượng phụ) Bãi cỏ

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 155mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/2,000 giây)/ ISO 400/ WB: Auto

Lấy màu sắc làm đối tượng phụ

Hình vẽ graffiti trên tường dọc theo đường bờ biển là khá bắt mắt, do đó tôi chụp bức tường làm đối tượng chính. Bầu trời, biển, hình vẽ graffiti, cũng như quần áo của người qua đường đều có màu xanh dương. Việc tìm màu của đối tượng phụ cho khớp với màu của đối tượng chính giúp làm tăng thêm ấn tượng cho toàn bộ ảnh. Những sự bắt gặp vô tình như thế làm thay đổi rất nhiều cốt lõi của ảnh.

[Ví dụ 3]

A: (Đối tượng chính) Bức tường

B: (Đối tượng phụ) Hình vẽ graffiti màu xanh dương, Quần áo màu xanh dương của người qua đường

EOS 5D Mark III/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 22mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/1,500 giây)/ ISO 400/ WB: Auto

Màu xanh dương của những yếu tố khác nhau, đó là biển, trời, bức tường, và đối tượng con người, pha trộn hoàn hảo trong ảnh như thể có một dạng phản ứng hóa học nào đó. Hiệu ứng này giúp thu hút sự chú ý của người xem vào điểm hội tụ ở tâm ảnh.

Nếu không có đối tượng phụ, ảnh có vẻ cô đơn

Nếu bạn chụp ảnh dùng cùng một góc ngắm và giá trị khẩu độ như Ví Dụ 3 nhưng không có đối tượng phụ, bạn sẽ có một tấm ảnh phong cảnh có vẻ cô đơn, chẳng hạn như trong Ví Dụ 4. Không có hiệu ứng trực quan của màu sắc, có trong Ví Dụ 3, và bạn không thể cảm nhận sự hiện diện của bất kỳ câu chuyện nào. Bạn chỉ có thể cảm nhận hiệu ứng phối cảnh, nhưng ấn tượng nó mang lại là khác đáng kể so với ấn tượng của Ví Dụ 3. Tuy nhiên, nếu trên thực tế bạn muốn chuyển tải cảm giác đơn độc bằng ảnh này, thì bạn nên chuyển sang lược bỏ hiệu ứng tạo ra bởi màu sắc.

[Ví dụ 4]

A: (Đối tượng chính) Bức tường

 EOS 5D Mark III/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 22mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/1,000 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Nguồn canon-asia.com
Visited 301 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...