NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Khắc phục out net, cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ, In ảnh tại Labs (P21)
Phần 1: Mục lục
Phần 2: Overture
Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số
3.1Chọn máy ảnh
3.2 Có những gì trong một dCam?
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography
3.6 Kính lọc
Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh
4.4 Tốc độ chụp ảnh
4.5 Các chế độ đo sáng
4.6 Các hiệu chỉnh khác
Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
5.4 Bố cục ảnh
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục
5.6 Đường nét trong bố cục
5.7 Bố cục và sáng tạo
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
5.10 Chụp ảnh chân dung
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung
5.12 Chụp ảnh phong cảnh
5.13 Chụp close up và ảnh hoa
5.14 Chụp ảnh báo chí
Phần 6: Xử lý ảnh
6.2 RAW vs JPEG
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site
6.6. Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif
6.7. Khắc phục Out nét
Thôi thì bạn hãy làm thử theo tui vậy:
1. Chuyển đổi chế độ hình RGB qua Lab Color.
2. Vào palette Channels, chọn lớp Lightness. Khi đó hình ảnh sẽ chuyển qua trắng đen. Bạn đừng lo.
3. Chọn filter unsharp mask. Chỉnh các thông số cho đến khi nhìn thấy rỏ hơn hình gốc.
4. Sau đó chỉ chuyển hình trở lại qua chế độ RGB.
Cái hay của thủ thuật này là khi bạn chỉnh Unsharp mark, sẽ không làm nổi bật các chi tiết trong hình hoặc nổi các quầng mầu. Và mời bạn cứ thử xem.
6.8.Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ
Với thời đại của kỹ thuật số thì bên cạnh những tiện nghi không thể nào phủ nhận, thậm chí bản thân chúng ta còn vô tình lệ thuộc vào chúng nữa, thì lại có những vấn đề mới phát sinh mà ta cần có kinh nghiệm và phương pháp để xử lý.
Người Thăng Long muốn đề cập ở đây điều mà chắc không ít bạn đã gặp phải: xoá nhầm ảnh trong thẻ nhớ! Không có gì quá là đặc biệt cả, trong thời của máy ảnh chụp phim ta vẫn gặp không ít các bác phó nháy Pro bị tai nạn mất ảnh do mở nhầm lưng máy ảnh hay đem tráng một cuộn phim còn mới nguyên… Với phim, như thế là chấm hết nhưng với một chiếc thẻ nhớ thì ta hoàn toàn có thể phục hồi lại những tấm ảnh đã mất.
Trước khi đi vào chi tiết cụ thể Người Thăng Long xin được liệt kê một số tai nạn khá phổ biến với người dùng máy ảnh kỹ thuật số:
– Xoá nhầm ảnh (thường do thao tác xoá ảnh cũ quá nhanh)
– Làm "format" thẻ nhớ nhưng không kiểm tra lại nội dung ảnh đã có trong thẻ
– Rút thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh trong quá trình máy đang thao tác ghi ảnh lên thẻ nhớ
– Lỗi do đầu đọc thẻ nhớ và đường truyền USB…
Như thế giải pháp cho bạn để tránh những trường hợp dở khóc dở cười này là:
– Ưu tiên dùng các loại thẻ nhớ có thương hiệu uy tín, tránh dùng các loại "no-name"
– Trong trường hợp bạn vừa tiến hành thao tác xoá toàn bộ thẻ nhớ và phát hiện ra là mình làm nhầm thì nên tắt ngay máy ảnh, rút thẻ nhớ ra khỏi máy ngay lập tức.
– Sau khi chuyển ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính bạn nên xem qua một lượt các ảnh này trước khi xoá toàn bộ thẻ nhớ
– Bạn nên xoá thẻ nhớ đều đặn để tránh tình trạng bị phân mảng thông tin gây khó khăn cho việc tìm kiếm sau này. Tốt nhất là nên làm "format" sau khi đã chuyển ảnh vào máy tính.
– Bạn nên chú ý tới thời gian ghi ảnh lên thẻ nhớ. Quan sát cẩn trọng tín hiệu đèn nhấp nháy và chú ý tới cả năng lượng của pin nữa
– Trong trường hợp thẻ nhớ bị hỏng do tác động cơ học thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại các hình ảnh của mình thông qua một dịch vụ chuyên nghiệp.
Sau đây là những phần mềm được nhiều người biết đến và sử dụng để phục hồi ảnh:
1. Smart Recovery (miễn phí)
Bạn có thể tải xuống từ đây: www.pcinspector.de
2. Lexar Image Rescue 2 (35€)
Phần mềm này được tặng kềm theo một thẻ nhớ 512Mo Pro
3. Rescue Pro (Sandisk) (35€)
Phần mềm này được tặng kềm theo một thẻ nhớ 512Mo Pro
4. Xzeos Media Recover
Báo giá 35€. Site: www.mediarecover.fr
5. Flash File Recovery (40€)
Phần mềm này chỉ bán trên mạng. Site: www.panterasoft.som
6. Ontrack EasyRecovery (230€)
Đây là phần mềm được thiết kế để tìm và khôi phục dữ liệu trên ổ cứng của máy tính và sau đó nó được phát triển cho các loại thiết bị nhớ bên ngoài.
6.9. In ảnh tại Labs
Mình nghĩ rằng đây là câu hỏi khá phổ thông của tất cả những ai đang sử dụng máy ảnh kỹ thuật số. Trong khi mà kỹ thuật in ảnh ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn thì câu hỏi này đôi khi lại rất khó trả lời. Tại sao ở Labo này ảnh rửa đẹp mà chỗ khác lại không đẹp? Và giá cả đôi khi chênh lệch khá nhiều. Không cần phải là "đại lý" của các Labo mới nhận ra sự khác biệt về chất lượng và giá cả. Nếu như ở HN giá cho một tấm ảnh 10×15 là 3000 đồng thì trong thành phố HCM giá này lại chỉ có 2000 đồng! Ở HN nếu bạn rửa ảnh với số lượng nhiều thì thường dễ dàng mặc cả xuống còn 2800 đồng/ảnh (tối đa là 2600 đồng/ảnh) còn trong TP HCM sẽ vào khoảng 1800 đồng/ảnh (có nơi nhận làm 1500 đồng/ảnh).
Khái niệm MiniLab đã trở thành quen thuộc với người Việt nam từ hơn 10 năm nay nhưng ít ai thật sự biết hệ thống máy in ảnh phức tạp này hoạt động như thế nào? Có 2 loại máy MiniLab khác nhau:
1. MiniLab kỹ thuật "analogique" kiểu cổ điển
2. MiniLab kỹ thuật số
Nếu như MiniLab "analogique" in ảnh đúng theo phương pháp truyền thống nhất nghĩa là rọi sáng qua phim lên giấy ảnh thì MiniLab kỹ thuật số lại làm "scan" ngay cả với các phim âm bản, xử lý tự động bằng máy tính rồi in ra.
Để in ảnh trên giấy các MiniLab kỹ thuật số sử dụng một loại máy in chuyên dụng siêu tốc có thể thao tác in từ 70-200m/giờ. Như thế để đảm bảo độ chính xác cao của lượng phơi sáng người ta phải sử dụng đến một nguồn sáng tia la-de siêu tốc mà hệ thống kỹ thuật của nó bao gồm rất nhiều tấm gương siêu nhỏ. Vì thời gian để in một tấm ảnh là rất ngắn nên các nhà sản xuất cũng đã đưa ra một loại giấy ảnh đặc biệt, vẫn dựa trên cấu tạo của giấy ảnh truyền thống, có khả năng nhạy sáng cao, chuyển tông màu tinh tế để đáp ứng với kỹ thuật la-de.
Đa phần ở Việt nam hiện tại người ta vẫn sử dụng giấy ảnh loại bình thường để in ảnh kỹ thuật số do đó chất lượng ảnh không thật sự cao.
Nếu bạn mang cuộn phim âm bản của mình đến một dLab thì nên nhớ rằng những tấm hình bạn nhận được 1h sau đó không hề được "nhìn" thấy giấy ảnh. Đơn giản bởi vì cuộn phim âm bản của bạn đã được làm "scan" bằng một máy chuyên dụng. Ví dụ như loại máy Agfa dScan 20 có thể "scan" 20 000 ảnh/giờ ở độ phân giải 2048×3072 (16bit); Sau đó thông tin về hình ảnh của bạn sẽ được xử lý bằng máy tính về mầu sắc, độ tương phản…và cả hiệu chỉnh những lỗi phơi sáng nữa. Ở đây ta nhận ra sự khác biệt lớn giữa hai thế hệ MiniLab. Nếu như loại MiniLab cổ điển chỉ có thể hiệu chỉnh toàn phần một tấm hình thì DLab lại có thể chỉnh sửa theo vùng và loại bỏ những phần ánh sáng sai. Như thế người được lợi nhất chính là bạn!
Và bây giờ sẽ là sự khéo léo của bạn, mỗi khi vào một Labo để rửa ảnh, sẽ giúp bạn biết mình đang giao phó những kỷ niệm quý giá của mình cho ai? Dưới đây là danh sách các dMiniLab xếp hạng từ chất lượng cao xuống thấp, nhưng dĩ nhiên chúng đều là những MiniLab tốt cả.
1. Agfa d-lab.2
2. Fuji Frontier 340
3. Kis DKS 1500
4. KOdak 29 DLS
5. Konica R1 Super
6. Noritsu QSS-2901