Chụp ảnh món ăn thơm ngon, hấp dẫn

Chụp ảnh món ăn thơm ngon, hấp dẫn

Chụp ảnh món ăn thơm ngon, hấp dẫn

Khi bạn chụp món ăn hay bánh mứt, thật tuyệt nếu bức ảnh có thể chuyển tải được cả hương vị thơm ngon của chủ thể được chụp. Để chụp những tấm ảnh như vậy, hãy xem xét đến yếu tố màu sắc và sự tươi sáng rực rỡ để bạn có thể tái hiện hình ảnh trông ngon lành của món ăn sao cho giống với hình ảnh ngoài đời thực nhất. Đầu tiên, hãy thiết đặt máy ảnh ở chế độ P và thử các kỹ thuật sau.

Tái hiện màu sắc theo ý thích

Màu sắc và sự tươi sáng rực rỡ là hai yếu tố quan trọng góp phần làm cho ảnh chụp món ăn và bánh mứt trông thơm ngon, hấp dẫn.
Trước hết, hãy chỉnh màu bằng tính năng cân bằng trắng. Cân bằng trắng là tính năng điều chỉnh mức độ chuẩn của "sắc trắng". Tuy nhiên, tính năng này cũng có thể sử dụng làm bộ lọc màu trong máy ảnh kỹ thuật số. Đầu tiên, hãy chụp với thiết đặt cân bằng trắng tự động [AWB] để xem kết quả hình ảnh có giống như bạn mong đợi hay không rồi thử tiếp các thiết đặt [Ánh sáng ban ngày] hoặc [Mây mù] nếu cần. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm màu sắc mong muốn thì tính năng tinh chỉnh dành cho việc cân bằng trắng cũng hiệu quả.
Nhìn chung, món ăn sẽ trông thơm ngon hấp dẫn hơn nếu được chụp với màu hơi ấm (sắc hơi đỏ).

Hai ảnh này được chụp với thiết đặt cân bằng trắng khác nhau. Được chụp với thiết đặt cân bằng trắng tự động [AWB], ảnh [1] trông trắng hơn hình ảnh món ăn ngoài thực tế vì ảnh hưởng của nguồn ánh sáng trong nhà hàng. Ảnh [2] được chụp với thiết đặt [Ánh sáng ban ngày]. Màu sắc ấm hơn khiến cho hình ảnh món ăn trông thơm ngon hấp dẫn hơn ở ảnh 2 này.

[1]Cân bằng trắng: AWB[2]Cân bằng trắng: Ánh sáng ban ngày

Xem xét đến góc ánh sáng

Góc ánh sáng và độ tươi sáng cũng là những yếu tố quan trọng. Món ăn sẽ trông thơm ngon hấp dẫn hơn khi được chụp với nguồn sáng phía sau. Khi chụp vớinguồn sáng phía trước, hình dạng và màu sắc của món ăn được tái hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vì kiểu chiếu sáng này không tạo được bóng đổ lên chủ thể cũng như không tỏa sáng rực rỡ lên món ăn nên hình ảnh sẽ trông thiếu chiều sâu và tẻ nhạt.

Ảnh [1] được chụp với nguồn sáng phía trước. Hình dáng của những ổ bánh mì và trái cây được thể hiện một cách rõ ràng nhưng bức ảnh trông tẻ nhạt giống như ảnh chụp hồ sơ lưu trữ. Đèn flash đánh trực tiếp vào chủ thể cũng tạo ra nguồn sáng phía trước và cho kết quả hình ảnh tương tự.
Ảnh [2] được chụp với nguồn sáng phía sau. Với bóng đổ, những ổ bánh mì được thể hiện có chiều sâu. Ngoài ra, trái cây và ly nước trông tươi mát hơn nhờ ánh sáng chiếu xuyên qua những chủ thể này. Chỉ một sự thay đổi góc ánh sáng đơn giản cũng đủ sức tạo nên sự khác biệt lớn đối với kết quả hình ảnh.


[1] Chụp với nguồn sáng phía trước[2] Chụp với nguồn sáng phía sau

Tuy nhiên, nếu bạn chụp với nguồn sáng phía sau, chủ thể có thể sẽ trông tối hơn bạn dự tính vì hậu cảnh sáng. Trong trường hợp này, hãy dùng tính năng bù phơi sáng. Nếu món ăn trông tối, hãy chỉnh độ phơi sáng sang phía dấu + để nó trở nên sáng hơn. Điểm chính ở đây là bạn cần chỉnh độ phơi sáng dựa trên mức độ sáng tối của chính món ăn; nếu hậu cảnh có hơi trắng một chút cũng không sao.
Trong ảnh [3], món ăn trông tối vì có ánh sáng mạnh lọt vào ống kính. 
Ảnh [4] là kết quả ứng dụng tính năng bù phơi sáng cho ảnh bên trái. Nhờ chỉnh phơi sáng dựa trên độ sáng tối của bản thân món ăn để làm cho món ăn trông sáng hơn mà giờ đây hình ảnh cuối cùng của món ăn đó trông thơm ngon, hấp dẫn hơn.


[3] Bù phơi sáng: 0[4] Bù phơi sáng: +1

Thay đổi bố cục

Nếu bạn cố gắng chụp toàn bộ món ăn, thông thường, kết quả hình ảnh đạt được của bạn sẽ trông chẳng khác nào một bức ảnh lưu hồ sơ buồn tẻ. Tuy nhiên, nếu bạn để ý một chút đến bố cục, bạn có thể cải thiện không khí của bức ảnh.
Trong số những ảnh minh họa dưới đây, [1] chụp toàn bộ món ăn nhìn từ góc ảnh của mắt người chụp. Bạn có thể nhìn thấy món ăn có những gì nhưng bức ảnh vẫn trông tẻ nhạt và vô vị. Ngoài ra, trong khung hình cũng có các món khác và đồ bạc bày biện xung quanh món mà bạn định chụp nên bức ảnh tạo cảm giác lộn xộn, bừa bộn.
Để cải thiện điều này, [2] được chụp càng gần món ăn càng tốt. Món ăn được chụp gần đến nỗi một phần của nó vượt ra khỏi khung hình. Bức ảnh này mang lại cảm giác món ăn hiện hữu mạnh hơn và truyền tải được thông điệp thơm ngon, hấp dẫn của món ăn đến người xem nhiều hơn. Hậu cảnh cũng trông ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên chụp món ăn theo chiều dọc hay chéo (nghiêng máy ảnh) vì kỹ thuật này rất hiệu quả trong việc tạo cảm giác ảnh có chiều sâu.
[1][2]

Thử dùng ống kính có tiêu cự cố định

Ống kính tiêu cự cố định cũng hữu ích khi cần chụp ảnh món ăn vì loại ống kính này có thể tạo hiệu ứng hậu cảnh nhòe mờ mạnh. Hơn nữa, vì ống kính tiêu cự cố định cho phép một lượng ánh sáng lớn đi vào máy ảnh nên loại ống kính này cũng rất hiệu quả khi chụp trong nhà với điều kiện ánh sáng lờ mờ.

Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 2.8 / Tốc độ màn trập: 1/400 giây / Bù phơi sáng: +0,7

 


Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 2.0 / Tốc độ màn trập: 1/80 giây


Visited 344 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...