Để trở thành nhiếp ảnh chân dung giỏi hãy đọc 7 kỹ thuật sau từ chuyên gia
Để trở thành nhiếp ảnh chân dung giỏi hãy đọc 7 kỹ thuật sau từ chuyên gia | bài viết này vuanhiepanh.vn lược dịch từ fstoper , mình đọc và thấy rất hay và hữu ích cho mọi người thích chụp ảnh chân dung. Bài viết này là kinh nghiệm chia sẻ của một nhiếp ảnh gia giỏi, bạn có thể xem để học được phần nào đó. Bài dịch có chút văn phong của người dịch nên cách nói chuyện có nhiều chỗ được thêm bớt từ văn phong của tác giả.
Nhiều người sẽ ngần ngại chụp ảnh vì họ nghĩ họ không có con mắt nghệ thuật như nhiếp ảnh gia. Trái với điều đó, không có gì để khẳng định việc chụp ảnh chân dung là đạt đến cảnh giới. Việc chụp ảnh chân dung nó đều có kỹ năng cần thiết để làm chủ điều đó. Chụp ảnh chân dung có thể được xử lý như một phương trình;chỉ với một bộ quy tắc và hướng dẫn. Dưới đây là bảy bước để làm chủ kỹ năng chụp chân dung chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Cầm máy ảnh lần đầu tiên và cảm thấy cầm máy ảnh có thể khá áp lực. Hơn nữa, chụp trong nhiều năm và không tìm thấy sự hài lòng với các bức chân dung được chụp có thể gây phiền toái cho bản thân. Nếu phần lớn bạn làm chủ được các bước sau đây, kết quả sẽ đảm bảo cho bạn có những shoot ảnh ưng ý. Sự nắm bắt cần thiết những quy tắc này sẽ giúp nhiếp ảnh gia có được những kiến thức ngoài mong đợi
1. CẢM XÚC – EXPRESSION
Mọi người hay quên rằng một bức chân dung có CẢM XÚC CHÂN THẬT sẽ kết nối với người xem. Trong bức ảnh, người ta muốn nhìn thấy cảm xúc chân thật chứ không phải là một nụ cười giả tạo, một tư thế gượng ép khôi hài. Khách hàng sẽ không chọn một tác phẩm khi bạn thể hiện nội dung tấm ảnh không cảm xúc và thô cứng.
Điều đầu tiên là việc kết nối chủ thể với nhiếp ảnh. Để làm được điều đó, cách duy nhất để đạt được điều đó là làm cho đối tượng thoải mái, và đây là một năng khiếu của người chụp ảnh, nếu bạn không tự nhiên, người được chụp cũng sẽ không tự nhiên. Hãy đọc bài viết về cách kết nối với người mẫu , nó là một hướng dẫn chuyên sâu về cách làm cho một đối tượng cảm thấy tự nhiên ở phía trước của máy ảnh.
- Nói tóm lại, phần này yêu cầu phải biết gắn kết cùng mẫu để chụp ảnh luôn được thoải mái và tự nhiên
2. TỔ CHỨC SẮP XẾP – COMPOSITION
Mục đích của việc sáng tác ảnh là thu hút mắt người xem thẳng đến chi tiết quan trọng nhất của bức chân dung — đó là khuôn mặt của chủ thể và cụ thể hơn, đôi mắt. Đây là nơi hai quy tắc quan trọng bắt đầu: quy tắc bố cục phần ba 1/3 và tham khảo thêm bài về chiều sâu của bố cục.
Khoa học chứng minh rằng mắt được thu hút nhất trên bốn điểm khác nhau của một hình ảnh. Gắn với bốn điểm này sẽ giúp đối tượng được nhìn theo cách dễ chịu nhất. Hơn nữa, khi chụp ảnh những hình ảnh sản xuất sẽ là 2 chiều. Để làm cho nó trông 3 chiều và làm cho đối tượng bật ra khỏi khung, thì ảnh phải có chiều sâu trong bố cục. Vì thế hình nền, nền giữa và hình ảnh của nền là rất cần thiết để đạt được độ sâu, mời bạn nghiên cứu thêm bài về bố cục và tiêu chuẩn thu hút . Ngoài ra bạn xem thêm bài viết về cách chụp bokeh đẹp để tăng chiều sâu cho ảnh.
- Nói tóm lại, phần này chụp ảnh phải có sắp xếp bố cục và có chiều sâu, chụp loạn không có bố cục là không được đâu đấy.
3. ÁNH SÁNG – LIGHT
Chủ đề của ánh sáng xứng đáng là bài viết phải được dành hẳn ra một bài viết hẳn hoi, có hai điều quan trọng cần ghi nhớ: Giống như ánh sáng nhân tạo là ánh sáng được định hướng chiếu sáng, thì ánh sáng tự nhiên cũng cần phải như vậy. Chính vì lý do này mà việc sử dụng ánh sáng cửa sổ là rất phổ biến.
- Giải thích đơn giản thì ánh sáng cửa sổ nó là ánh sáng chiếu xiên , ánh sáng hắt 1 bên như khi bạn đứng gần cửa sổ trong một căn phòng tối 4 bên, khuôn mặt bạn được chiếu sáng từ của sổ vào, phần còn lại của gương mặt sẽ tối hơn, nguồn sáng chỉ đến từ 1 hướng như ô cửa sổ nhỏ, nôm na là kiểu ánh sáng như vậy.
Khi chụp ngoài trời, ý thức về hướng ánh sáng là nội tại. Để đạt được ánh sáng tốt nhất, hãy để nguồn sáng chiếu vào đối tượng. Ví dụ, sử dụng chùm ánh sáng phát ra từ đầu đường trong những con hẻm hẹp, hoặc ánh sáng phát ra từ khe hở lớn ở các cửa hàng hoặc nhà để xe. Hình ảnh trên được chụp ở giữa cửa của một quán bar.Trong trường hợp khác, ánh sáng đôi khi đến từ trên đầu. Trong trường hợp như vậy, nghiêng các đối tượng đối mặt hơi hướng lên phía ánh sáng để tạo sự ấn tượng gợi cảm. Xem ảnh dưới là một ví dụ nguồn ánh sáng mạnh chiếu từ hướng trên đầu
Quy tắc thứ hai là thời gian trong ngày. Quy tắc giờ vàng – là một điều thực sự quan trọng. Quan trọng nhất, nó miễn phí và có thể là ánh sáng chất lượng tốt nhất mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào sẽ sử dụng nếu được sử dụng một cách thích hợp.
4. THIẾT LẬP MÁY ẢNH – SETUP
Các thiết bị dùng để chuẩn bị cho buổi chụp thường dễ mang theo. Nhưng thông thường, lời khuyên tốt nhất là chỉ chụp với một ống kính. Càng mang theo ít đồ đạc (Lens – Body) bạn sẽ càng dễ tập trung vào vấn đề là chụp ảnh, tránh bị sao nhãng sự tập trung cho ảnh góc rộng hoặc ảnh xóa phông, đang chụp lở dở ống này lại thay ống khác. Mọi người không quan tâm đến việc nhìn thấy một bức chân dung hoàn hảo về mặt kỹ thuật. Họ muốn nhìn thấy một bức chân dung sáng tạo.
Mọi máy ảnh DSLR đều có chế độ ưu tiên khẩu độ. Bạn nên setup máy ảnh chụp ở chế độ A (chế độ ưu tiên khẩu độ) và chọn mức ISO phù hợp, còn lại thì máy ảnh sẽ tự chọn tốc độ màn trập phù hợp để hiển thị hình ảnh đúng cách. Tại sao không cài đặt ở chế độ khác ? bởi vì đôi khi, máy ảnh sẽ không thực hiện tốt công việc chọn tốc độ cửa trập, vì thế chúng ta ưu tiên ánh sáng vào ống kính nhiều hơn nên chọn chế độ A, vì môi trường ánh sáng sẽ thay đổi liên tục, vì thế sẽ không bị mất công cài đặt lại máy ảnh khi ánh sáng bị thay đổi.
5. LENS – ỐNG KÍNH
Chọn ống kính có độ dài tiêu cự thích hợp là rất quan trọng. Độ dài tiêu cự của ống kính có khả năng làm méo mó đầu của người mẫu theo nhiều cách. Độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì đối tượng chụp càng thẳng không bị méo và Độ sâu trường ảnh – DOF sẽ càng lớn, từ đó giúp bạn xóa phông tốt hơn ống kính có tiêu cự ngắn. Cá nhân tôi thấy rằng nên chọn ống kính 85mm trên một máy ảnh full frame và ống kính 50mm trên một cảm biến Crop là độ dài tiêu cự tối ưu cho ảnh chân dung. Cả hai đều đủ rộng để chụp được khung cảnh xung quanh với khoảng cách thích hợp, loại ống kính này chúng có thể chụp chân dung chặt hơn, khung ảnh được crop vừa phải và hợp lý cho ảnh chân dung. Các ống kính chính cố định như 50mm hoặc 85mm là các ống kính fix với khẩu độ lớn giúp chụp xóa phông tốt và ảnh rất nét và trong trẻo. Điều này rất quan trọng khi bạn chỉ muốn tấm ảnh của bạn người xem chỉ tập trung vào người mẫu.
6. Màu sắc đặc biệt
Khi nói đến màu sắc, đó là việc lựa chọn hợp nhất các màu sắc của quần áo, hình nền và thậm chí gam màu (toning) trong Photoshop. Các màu sắc được yêu thích sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn. Đây là một kỹ năng gọi là phối màu. Việc phối màu không đơn giản chỉ là dùng Photoshop, mà bạn phải chọn màu quần áo, tóc tai, màu da mẫu phải ăn liền với nhau một cách hợp lý theo bánh xe màu
Chú ý các màu bổ sung trong bánh xe màu. Chọn quần áo theo màu da hoặc màu nền. Điều này làm cho các đối tượng nổi bật. Hãy đọc và nghiên cứu thêm về cách sử dụng bánh xe màu
7. TẠO DÁNG – POSES
Tôi sẽ không nói dối rằng cá nhân tôi đã có một thời gian rất khó khăn trong kỹ năng tạo dáng. Ví dụ ở một tấm ảnh chân dung , vị trí của bàn tay có thể tạo ra sự ấn tượng hoặc phá vỡ tấm ảnh. Nếu bàn tay nó trông không tự nhiên, bàn tay cầm nắm hờ sẽ nhìn như có vẻ ngón tay cái của người mẫu bị đau, như vậy trông xấu tấm ảnh chỉ vì chi tiết của bàn tay… Những gì tôi thấy hữu ích cho việc tạo dáng là xem hình ảnh tại trang web 500px trên điện thoại của tôi mỗi đêm và tôi lưu lại những tư thế người mẫu mà tôi thấy có cảm hứng để ghi nhớ các tư thế đó. Trong lúc tôi chụp ảnh, tôi lấy điện thoại ra và xem qua các ảnh mà tôi đã lưu để lấy ý tưởng chụp, không thôi là tôi chết chắc đó. Với mộtthời gian, bạn sẽ nhập tâm được hàng trăm tư thế tạo dáng mà bạn không cần phải mở điện thoại ra xem nữa. Hãy nhớ rằng, hãy luôn biết nghiên cứu ra những dáng bay bổng nhất và yêu cầu mẫu làm theo, miễn sao mẫu phiêu nhất là được 🙂 . Sau đây là 48 nhiếp ảnh gia chân dung mà tôi hay theo dõi, bạn cũng có thể xem để học hỏi
KẾT LUẬN
7 bước trên chỉ là các vấn đề cần xem xét khi chụp chân dung. Các quy tắc có nghĩa là để cho ra một tấm ảnh chân dung đúng nghĩa. Hãy xem những lời khuyên này và bạn sẽ tiến bước với nhiếp ảnh chân dung vững chắc, nhưng cũng có thể sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng và một cái gì đó mới mẻ hơn.
Vuanhiepanh.vn lược dịch từ Fstopers
Để trở thành nhiếp ảnh chân dung giỏi hãy đọc 7 kỹ thuật sau từ chuyên gia