NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Bố cục ảnh (P9)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Bố cục ảnh  (P9)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Bố cục ảnh (P9)

Để có thể sáng tác nghệ thuật thật sự bạn cần học chắc những kỹ thuật căn bản rồi quên chúng đi trong khoảnh khắc bấm máy

Phần 1: Mục lục

 

Phần 2: Overture 

 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét – chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách
 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 

5.4 Bố cục ảnh

 
Một điều nữa Tôi muốn nói là các quy tắc, định luật… chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng… chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp,độc đáo… Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật… giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.
 

Năm công thức kinh điển của bố cục:

1.Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh
2.Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
3.Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
4.Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
5.Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới.


Bổ sung ví dụ về đường chân trời cắt ngang chính giữa, nhìn rất lủng củng: 

 

Và đây là đường cong hình chữ S 

Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh qua bức ảnh nổi tiếng củaAnh Longpt (thiếu nữ đang đạp xe ý), hay Gone with the wind của Bác atkinson. 

Ngoài kỹ thuật lia máy hai tác giả đều đặt chủ đề về phía bên phải (ngược với hướng chuyển động cua chủ đề). 

Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh thì tham khảo luôn bức Sunrise. Bay bridge, San Francisco của Bác thanh. Đường dẫn để người ta ngắm cây cầu là cái bờ tối đen bên trái bức ảnh.

Thực ra chủ đề này em có ý định viết vì đọc bài của Anh The Amateur hướng dẫn về "Định luật một phần ba". Tiện đây em cũng đăng các tài liệu để các Bác hiểu rõ nguồn gốc, sự kỳ diệu về "Tỷ lệ vàng", chính vì vậy không phải ngẫu nhiên trong hội hoạ, kiến trúc và nhiếp ảnh sử dụng nó.

Trước hết đó là khái niệm Con số Vàng 

Chúng ta hãy quan tâm đến ba con số đầu tiên là 1,2 và 3 (hay được người Á Ðông chú ý đến). Ngoài số 1 là đơn vị, thường cùng để chỉ một ngôi vị chí tôn, người ta hay dùng số 2 để chỉ Ðất và số 3 để chỉ Trời. Căn nhà Việt Nam khi xưa thường cất có 3 gian, 2 chái, bao gồm có sân hoa ở giữa. Như thế có nghĩa là thuận hòa được cả Trời và Ðất. Về kích thước thành hình chữ nhật, người ta thường dùng khuôn khổ cho khung cửa khi xây cất nhà, hay kích thước lá cờ biểu tượng cho quốc gia, theo tỷ số 3/2, nghĩa là nếu lấy chiều ngang là 2, thì chiều dài phải là 3 đơn vị. Hình chữ nhật mà có cạnh theo tỷ số 3/2 = 1,5 thường được coi như là một hình đẹp mắt. Chính vì vậy không phải ngẫu nhiên thẻ ATM, lá cờ các quốc gia trên thế giới hay cả khung hình của nhiều bức ảnh… có nhiều nét tương tự tỷ lệ này.

Sự thực, tỷ số lý tưởng nhất về phương diện mỹ thuật, lại là một số vô tỷ, nghĩa là không bằng tỷ số của hai số nguyên nào. Số này gọi là số vàng, biểu ký bằng mẫu tự Hy Lạp là: Ф = 1,618033… đã được biết đến và được áp dụng trong sự kiến thiết dinh thự cách đây 25 thế kỷ. 

Vào thế kỷ thứ 13, một trong những nhà số học của thời Trung Cổ này là Leonardo da Pisa (1175-1250) và được gọi tên là Fibonacci, theo tiếng Ý có nghĩa là "Con trai của ông Bonacci". Toán học ở thời đại này thì thực ra không tạo được nhiều điều đặc biệt để lưu lại hậu thế, nhưng tình cờ Fibonacci lại tìm ra được một số liệt, tức là một giẫy số, khá trùng hợp với sự cấu trúc của tạo vật như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144… (Số sau bằng tổng của hai số trước nó, cái dãy này đã có trong trương trình thi Olympia của VTV3)

Muốn biết số liệt này thì bắt đầu bởi số 0 và số 1, rồi kể từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng lại bằng tổng số của hai số hạng đứng trước. Bạn đọc có thể coi số liệt ở trên để kiểm lại định luật viết số liệt tôi vừa kể. 

Liệt số này hay được gặp ở thiên nhiên. Nhiều nhà thảo mộc học đã tìm ra rằng các cây hay nụ hoa nở trên một cành thường nẩy mầm theo số liệt Fibonacci. Muốn dễ hiểu, ta lấy những số Fibonacci 3, 5, 8, 13 thì sẽ thấy là nhiều giống hoa đã chọn những số này là số các cánh hoa. Một thí dụ đặc sắc nhất là sự bố trí các hạt trên mặt hoa hướng dương, hay còn gọi là hoa quỳ (Tournesol). Bác nào thích chụp hoa, cây cảnh thử ngắm kỹ nhé, nó rất kỳ diệu đấy.

Những hạt trên mặt hoa được xếp theo những hình xoán ốc rất đặc biệt trong toán học gọi là những hình xoắn ốc Logarit. Có những đường xoắn theo chiều kim đồng hồ và những đường xoắn theo chiều ngược lại. Ðiều kỳ lạ là số đường xoắn thuận và số đường xoắn nghịch không bằng nhau mà lại theo như số liệt Fibonacci. Chẳng hạn hoa nhỏ có 13 đường xoắn theo chiều thuận và 21 đường xoắn theo chiều nghịch. Hoa lớn có thể theo những số (34, 55) và ngươì ta cũng đã tìm được những hoa thật lớn có số vòng thuận và nghịch theo liệt số Fibonacci (89, 144). 

Một sự trùng hợp tự nhiên nưã là nếu ta lấy ba số liên tiếp trong số liệt số Fibonacci rồi lấy tích số của hai số đầu và cuối rồi trừ đi bình phương của số ở giữa thì sẽ được +1 hay -1. Tỷ dụ theo số liệt đã viết ở trên, ta thấy:

2.5 – 3 bình phương = 1 
3.8 – 5 bình phương = – 1 
5.13 – 8 bình phương = 1 
8.21 – 13 bình phương = – 1 
13.34 – 21 bình phương = 1 

Ðiều huyền diệu nhất ở trong số liệt Fibonacci là "nếu gọi Fn là một số hạng trong số liệt thì tỷ số hai số hạng liên tiếp, tức là tỷ số Fn + 1. Fn sẽ dẫn đến một số Phi (Hy Lạp) Ф mà các nhà toán học qua các thời đại đã đồng ý đặt tên là số vàng. Theo số liệt viết ở trên ta tính những số hạng theo hai cột dưới đây: 

3/2 = 1.500000 
3/5 = 1.666667 
8/5 = 1.600000 
13/8 = 1.625000 
21/13 = 1.615385 
34/21 = 1.619048 
55/34 = 1.617647 
89/55 = 1.618182 
144/89 = 1.617978 
233/144 = 1.618056 
Ф = 1.618033989…

Cứ tiếp tục mà tính ta sẽ thấy cột bên trái tỷ số tăng dần và tỷ số bên phải giảm dần để cùng hội tụ lại một số Phi gọi là số vàng.

6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh


Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.
 

Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh


Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường. 

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được "vê" tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách


Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh


Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính. 

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.

Đặc tính về cân bằng và trạng thái 


Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động – một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

Chụm vào tản ra


Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

– Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh. 
– Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao. 
– Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh. 
– Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất – phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Phản ánh chiều sâu không gian


Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

5.5. Yếu tố phụ trong bố cục

Phần trên tôi đã có nói qua về quan điểm bố trí chủ đề hay yếu tố chính của bố cục theo tỷ lệ vàng (dùng hay không dùng, áp dụng, vận dụng được hay không là do quan điểm của mỗi người sử dụng). Nhưng ngoài chủ thể ra các chủ đề phụ cũng không kém phàn quan trọng, nó là yếu tố quyết định để so sánh, để hỗ trợ tôn nên vẻ đẹp của chủ thể. Như thể hiện bông hoa thắm tươi, chúng ta thường chụp với cành, lá hay nhưng vật trang trí kèm theo… nhưng thứ đó được coi như yếu tố phụ (thực ra để rạch ròi nhiều nhà nhiếp ảnh còn phân chia thành hai loại: yếu tố phụ và bối cảnh).

Các yếu tố phụ này được chi làm 04 loại:

(1) Tiền cảnh 

(2) Hậu cảnh 

(3) Bầu trời 

(4) Đường chân trời

 

1. Tiền cảnh:


Tiền cảnh trong bức ảnh thể hiện sự gần gủi, tính phàm tục: Một cành hoa bé khi chụp phong cảnh, một khóm khoai trước chú vịt… Đôi khi ta phải dùng tiền cảnh để che bớt những vật phụ khác trông không đẹp trong bức ảnh.

Kỹ tthuật để "xử lý tiền cảnh" là:

– Tiến lại gần hay chúc máy, ngửa máy để lấy nhiều hay ít tiền cảnh.

– Dùng ống kính góc rộng làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele làm giảm tiền cảnh.

– Dùng tiền cảnh để gióng khung hình cho ảnh. Chẳng thế mà các bạn có thể thấy rất nhiều ảnh dùng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây.. để gióng khu cho ảnh.

– Tạo sự tương phản giữu xa và gần thông qua đậm và nhạt, thường tiền cảnh tối hậu cảnh sáng…

2. Hậu cảnh


Thực ra nếu đã xác định rõ chủ thể thì tất cả cái khác trong bức ảnh được gọi lại "hậu cảnh". Phân biệt chỉ mang tính tương đối. Ví dụ nếu chụp chân dung thì người đó là chủ đề chính, cây cối, nhà cửa… phía sau là hậu cảnh. Điều tối kỵ theo quy tắc truyền thống là không được phép để chúng hoà trộn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng cái tượng đằng sau như ngồi lên đầu người, cái cây đằng sau như mọc từ đầu người, cái bảng hiệu quảng cáo như xắp rơi xuống đầu người…

Kỹ tthuật để "xử lý hậu cảnh" là:

Chiếu sáng là cách hữu hiệu khi chụp dàn dựng, bất cứ thứ gì nếu được chiếu sáng đều sẽ nhạt hơn trong vùng tối. Néu không phải lợi dụng các nguồn sáng chiếu qua khe cửa, lỗ thủng… (vì vậy càm la bàn để biết hướng ánh sáng sẽ chẳng bao giừo thừa cả). Chụp phong cảnh nhiều khi phải đợi mây làm xậm hậu cảnh để làm nổi bật chủ đề chính…

Canh nét cạn cũng rát phổ biến để "cắt đuôi" hậu cảnh ra khỏi chủ thể, đây chính là cách sử dụng sự tương phản giữu mờ và tỏ. Canh nét cạn bằng cách: 

– Tiến gần chủ đề 

– Để khẩu độ nhỏ (1; 1.4; 2; 2.8…) 

– Dùng ống tele… 

(Cái này tôi đã trình bày trong DOF và sẽ nói lại trong mục "Nhìn theo con mắt của máy ảnh"

Lia máy (panning) cũng là cách tạo tương phản giữa tỏ và mờ. Lia máy là cách chụp các chủ đề đang chuyển động với vận tốc tương đối ổn định. Người càm máy di chuyển máy theo sự di chuyển của chủ đề và bấm chụp. Lúc đó, chủ đề sẽ rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè nhằm tạo ấn tượng di chuyển của chủ đề (cái này tôi cũng được xin phép trình bày trong mục Làm chủ tốc độ trong "Nhìn theo con mắt của máy ảnh")

 

5.6. Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm. 

Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không bắt buộc phải liên tục. 


Đường nét trước hậu cảnh trắng



Đường nét trước hậu cảnh đen


Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau. 

Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh: thẳng, cong hay gẫy khúc, nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho người xem. 

Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự nhiên và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn xưa. 

Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng rắn, là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn, đường gấp diễn tả sự sống động và hỗn loạn. 


Trang nghiêm với đường dọc


Phẳng lặng với đường ngang



Sống động với đường chéo



Đường thẳng và nhất là đứng thẳng diễn tả sự cứng rắn



Đường cong diễn tả sự rung cảm



Đường gấp: diễn tả sự sống động và hỗn loạn


Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách:

1/ Bố cục cân đối 

2/ Bố cục không cân đối 


Bố cục cân đối



Bố cục không cân đối


Bố cục cân đối 


a/ Theo toán học: Cân đối là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau hai bên một điểm hoặc một cái trục nhất định. 

b/ Nghệ Thuật: Về phương diện nghệ thuật, cân đối là sự phù hợp về kích thước, về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng của những phần ấy với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ nhạt về hình thức mà những tương xứng phối hợp lại một cách đều đặn. 

Sự cân đối là căn bản của kiến trúc. Những nghệ sĩ thời cổ thường dùng nó để khai diễn những đề tài tôn giáo, những hình thái khắt khe, cứng rắn một cách trang trọng. Người ta thường dùng nó cho những ảnh về lâu đài, nhà thờ v.v… 

Đường dọc là đường chế ngự trong bố cục cân đối, và bố cục cân đối là một cách bố cục đầy đặc tính trang trọng. Nó có thể giảm đi. Nếu bố cục theo hình tam giác thì nó sẽ có sự linh động phần nào trong toàn thể. 

Bố cục cân đối đưa đến sự tẻ nhạt, ít gợi cảm, càng tránh được càng tốt. Tuy nhiên có khi người ta muốn nghịch ngợm, dùng cách bố cục cân đối để nhạo cổ điển. 

Bố cục không cân đối 


Bố cục không cân đối là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó không có luật lệ, mà luật lệ chỉ là tìm cảm hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả. 

Đối với loại bố cục này ta phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên hệ chặt chẽ với phép phối cảnh. 

Đường nét là nền tảng của bố cục nên nhờ nó mà ta tìm cảm hứng và dùng nó làm địa bàn đi tìm trọng tâm ( cùng nghĩa là chủ điểm ) và sự cân xứng của ảnh. 




Nhưng nếu khai diễn sắc thái của đường nét, ta sẽ thấy bố cục của cách bố cục không cân đối. Trong lãnh vực đó người nghệ sĩ sẽ để cho tùy theo tâm hồn hướng dẫn bởi vì những đường tạo ra trong lúc cảm hứng sẽ dùng làm căn bản cho sự xây dựng đề tài mà mình muốn và gợi ý ra những trạng thái nó đưa đến bố cục chót. 

Đường nét là yếu tố sáng tác của nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm, thì dùng đường nét chỉ là đường nét mà không là nghệ thuật. 

Có nhiều cách bố cục, nhưng có một cách giản dị là bố cục theo mẫu chữ cái. 

Mỗi một chữ theo bản thể của nó là một bố cục đồ bản trên một diện tích trắng hay là trong không gian. Có một số chữ theo với bố cục đồ bản trội hơn những chữ khác. Nhưng phần nhiều những chữ được áp dụng là những chữ giản dị trong sự không cân đối của nó: G, Z, J, C, S, U, L, I, v.v… 


Bố cục hình chữ « G »


Bố cục hình chữ « Z »


Bố cục hình chữ « J »



Bố cục hình chữ « C »



Bố cục hình chữ « S »



Bố cục hình chữ « U »



Bố cục hình chữ « L »


Bố cục hình chữ « I »

Trong bố cục không cân đối, nên tránh để chân trời chia ảnh ra làm hai phần bằng nhau, phần trời và phần đất đều nhau sẽ không làm cho ta chú ý đến phần nào và mắt cứ đưa từ phần này qua phần khác. (Trong một vài trường hợp cũng có thể để chân trời ở giữa tùy theo sự suy diễn của tác giả.) 

Trong phong cảnh để chân trời ở 1/3 trên hoặc ở 1/3 dưới tùy theo tác giả muốn đặt phần quan trọng diễn tả ở phần trên hay phần dưới: như muốn tả về trời, về mây thì để chân trời ở 1/3 dưới, còn nếu muốn nhấn mạnh về cảnh mặt nước, cảnh trên mặt đất thì để đường chân trời ở 1/3 trên.


Sự gợi cảm bằng đường nét 


a/ Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn: 

Ta phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục:

– Đường ngang 
– Đường dọc 
– Đường chéo 
– Đường cong 

Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh. 

Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm? 

Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà-học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc. 

Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Thí dụ khi nói đến kim-tự-tháp Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi. 

Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của ảnh với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta. 

b/ Ngôn ngữ rung cảm của đường nét: 

Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tách của ta. 

Những sự phù hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh chúng ta cũng có thể áp dụng nó được. 

Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được, vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được. Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động. 

Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã biểu lộ sự lâu dài. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý. 

Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lân lâng lên mãi như dễ đụng tới từng mây. 

Những cảm giác đó tăng độ lực và phát hiện với những đường lập đi lập lại và giảm bới đi khi có những đường nghịch với nó. 

Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh. 

Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc. 

Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang. 

Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài,, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang. 

Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng.

Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu. 

Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng. 

Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu. 

Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành. 


Hình chóp và tam giác cho ta ‎ niệm lâu dài, vững vàng



Hình tam giác cạnh đáy rộng



Hình tam giác cạnh đáy hẹp



Thêm vào hình tam giác những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng



Đường hội tụ gợi cảm tưởng về chiều sâu


Đường dọc của những khối cho cảm tưởng về sức mạnh, về uy quyền



Đường cong hội tụ cho ta sự chú ‎ vào một điểm


Đường cong đi đến một chủ điểm cho cảm giác nhịp nhàng



Đường cong cho ta thấy sự mỹ miều



Đường chéo tia ra từ 1 điểm gợi sự phát xuất, sự đụng chạm


Đường chéo gặp nhau tạo sự hỗn loạn, sự hằng hà sa số

5.7 Bố cục và sáng tạo 




Một đề tài tưởng như đơn giản mà rất phức tạp cũng như không thể định dạng thành tiêu chuẩn thế nào là một bố cục đẹp. Đơn giản vì nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật không ngừng phát triển và những gì chúng ta "nghĩ rằng" là "tiêu chuẩn" của ngày hôm này thì rất có thể ngày mai đã lại là quá khứ.

Như đã đề cập tới trong mục Chụp Ảnh Đẹp cùng Bạn thì luật bố cục 1/3 hoàn toàn chỉ là bước căn bản cho ta khái niệm thế nào là một bức ảnh cân đối mà thôi. Vậy thì bố cục của nghệ thuật nhiếp ảnh nằm ở đâu? 

Để có thể hiểu được điều này thì đầu tiên ta cần phải thống nhất được với nhau thế nào là nghệ thuật trong nhiếp ảnh? Nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần để ghi lại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống bởi vì như thế ngay sau giây phút bạn bấm máy thì tấm ảnh ấy đã thuộc về quá khứ, hay nói một cách khác:hình ảnh đã chết. Hơn nữa với các kỹ thuật tiên tiến hiện tại thì việc ghi lại một hình ảnh không còn là đặc quyền của các nhiếp ảnh gia nữa mà với bất kỳ một thiết bị điện tử nào bạn cũng có thể ghi chép lại cuộc sống một cách đơn giản và nhanh chóng. Ở đây ta  dùng từ "ghi chép" để phân biệt với "nghệ thuật" trong nhiếp ảnh. Những bố cục hoàn chỉnh, hình ảnh sắc nét, mầu sắc bão hoà…đó là những tấm ảnh đẹp – những post card mà bạn có thể mua ở bất kỳ đâu trên đường du lịch. Nhưng đó lại không phải là ảnh nghệ thuật.

Giống như hội hoạ, nghệ thuật trong nhiếp ảnh có thể được hiểu như một cách nhìn nhận về thế giới xung quanh một cách sáng tạo và độc đáo, là cách tuyên bố về một hướng sáng tạo mới của cá nhân hay của một tập thể, một cách hướng con người ta tới cái đẹp hoàn mỹ của tâm hồn, một cách phản ánh lại cuộc sống sinh động nhất. Đó là những suy nghĩ của riêng cá nhân tôi. Nghệ thuật trong nhiếp ảnh là nghệ thuật của những xúc cảm trong khoảnh khắc. Ta không thể nào tìm cách giữ lại một sự việc đang chuyển động mãnh liệt, điều ấy là vô ích, nhưng nhiếp ảnh có thể giúp ta giữ lại những cảm xúc tràn đầy sự sống. Những khoảnh khắc bất tử. 

Vậy thì bố cục trong nhiếp ảnh thế nào là nghệ thuật? 

Xin được mạnh dạn trả lời rằng không có bố cục tiêu chuẩn trong nhiếp ảnh. Nếu bạn chụp ảnh mà chỉ nhăm nhăm tìm cách ép buộc sự vật vào trong một khuôn hình định kiến thì có nghĩa rằng bạn đang bắt sự vật tồn tại theo cách của bạn chứ không tự nhiên như nó vốn có. Để có thể sáng tạo bạn hãy nhìn sự vật như tồn tại của nó, hãy tự đặt mình vào trung tâm của sự vật và nhìn lại chính mình. Bạn đang nói với tôi về những đường nét chủ đạo, về cách dẫn dụ điểm nhìn, về sự chiều động trong tấm ảnh…bạn không hề sai nhưng nếu ta chỉ "nhìn" thấy những điều ấy mà thôi thì có nghĩa là ta mới chỉ nhìn thấy hình thức của nghệ thuật. Mà nghệ thuật lại là nội dung bên trong của hình thức.

Bạn chụp một tấm ảnh khoả thân. Người mẫu đẹp và những đường nét tuyệt vời được khai thác tối đa, được tôn lên bởi ánh sáng…điều ấy chưa phải là tât cả nếu như người mẫu chỉ còn là những phân mảnh của ánh sáng trong tấm ảnh của bạn. Ta cần cảm thấy được sức sống trong ấy, ta cần cảm thấy sự khát khao về cái đẹp. Điều ấy thì riêng bố cục chưa làm được. 

Để có thể sáng tác nghệ thuật thật sự bạn cần học chắc những kỹ thuật căn bản rồi quên chúng đi trong khoảnh khắc bấm máy. Hãy để cho chính tâm hồn và trái tim của bạn mách bảo. Chỉ có khoảnh khắc là bất tử người nghệ sĩ là hư không. Nếu bạn xem các tác phẩm nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia lừng danh thế giới thì sẽ thấy rằng bố cục trong những tấm ảnh nổi tiếng thường lại rất tự do. Thế nhưng điều mà chúng ta có thể nhận ra là sự xao xuyến trước một cái đẹp vô cùng của nghệ thuật, của chính tâm hồn mình. 

Bạn muốn cảm nhận được cái đẹp bên trong thì hãy tạm quên cái tôi của mình đi chốc lát, tạm quên những định kiến của xã hội đi chốc lát. Kỹ thuật là cứu cánh nhưng nghệ thuật mới đích thực là có cánh. Bố cục trong nhiếp ảnh nghệ thuật là không có bố cục. Vậy thôi. 


Visited 574 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...