‘Bắt dính’ Chiếc Xe Lửa Đang Di Chuyển Nhanh trong Bóng Tối

‘Bắt dính’ Chiếc Xe Lửa Đang Di Chuyển Nhanh trong Bóng Tối

‘Bắt dính’ Chiếc Xe Lửa Đang Di Chuyển Nhanh trong Bóng Tối

Với DSLR, có hiệu suất chụp hoàn hảo ở độ nhạy sáng ISO cao, bạn có thể chụp được những tấm ảnh rõ nét ở các cảnh thiếu sáng mà không gây rung máy hoặc làm ảnh bị mất nét. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số thủ thuật chụp ảnh đường sắt vào ban đêm.

Chiếc Xe Lửa Cao Tốc Đi Ra Từ Đường Hầm

Để chụp một chiếc xe lửa đang di chuyển nhanh trong bóng tối, bạn cần tăng độ nhạy sáng ISO và chọn một tốc độ cửa trập có thể tánh làm nhòe chiếc xe lửa. Tuy nhiên, nếu bạn chụp một chiếc xe lửa đang đến từ phía trước dùng một ống kính tele, có thể ‘đóng băng’ chuyển động của chiếc xe lửa bằng một tốc độ cửa trập tương đối thấp (ví dụ 1/30 hoặc 1/60 giây) vì khoảng cách tương đối mà bố cục di chuyển là nhỏ. Đây là một kỹ thuật được khuyên dùng khi bạn sử dụng một ống kính ‘tối’ có số f lớn hoặc khi bạn không thể tăng độ nhạy sáng ISO.

ISO 6400

EOS 6D/ EF300mm f/4L IS USM+EXTENDER EF1.4xIII/ FL: 420mm/ Manual exposure (1/30 giây, f/5,6)/ ISO 6400/ WB: White fluorescent light
Bên trong một đường hầm thường là rất tối, không có ánh sáng trừ đè pha của chiếc xe lửa. Khi tôi chụp ảnh này, tôi may mắn gặp một chiếc xe lửa khác đi qua theo hướng ngược lại, cho phép tôi chụp nhanh đầu trước của đối tượng.

ISO 200

Về cơ bản không có ánh sáng trong đường hầm xe lửa, do đó sẽ không thể chụp rõ được đèn của xe lửa trừ phi bạn tăng độ nhạy sáng ISO.

 
 

Kỹ thuật – Tìm cách đạt được Sự Cân Bằng Tốt Nhất giữa Bầu Trời và Ánh Sáng


Quá Tối

Cân bằng tốt
 

Độ sáng của bầu trời đóng vai trò quan trọng khi bạn chụp ảnh xe lửa vào ban đêm. Đèn của chiếc xe lửa sẽ xuất hiện quá lóa nếu môi trường xung quanh quá tối, làm xuất hiện khuếch tán phản xạ bên trong ống kính, như minh họa trong ví dụ. Vấn đề là tìm cách chụp ngay sau khi hoàng hôn vì bầu trời đã trở nên hoàn toàn tối do đó độ sáng của bầu trời đạt được sự cân bằng tốt với độ sáng của đèn xe lửa.

Giảm Khẩu Để Chụp Phong Cảnh Xung Quanh

Khi bạn chụp cảnh đêm, chẳng hạn như ga xe lửa, bạn nên giảm khẩu bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO thay vì sử dụng chiều sâu trường ảnh nông. Việc giảm khẩu sẽ làm chậm tốc độ cửa trập, làm cho chiếc xe lửa bị nhòe. Tuy nhiên, các vệt sáng tạo ra bởi xe lửa trên thực tế sẽ giúp làm nổi bật ga xe lửa.

ISO 3200

EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 20mm/ Manual exposure (1/4 giây, f/8)/ ISO 3200/ WB: White fluorescent light
Sự hiện diện của Ga Xe Lửa Tokyo được làm nổi bật thêm bởi các tòa nhà xung quanh. Để chụp cảnh này, bạn nên giảm khẩu để làm sắc nét ảnh. Bằng cách chọn một độ nhạy sáng ISO cao, bạn có thể chụp được một tấm ảnh sắc nét với nét sâu thậm chí không cần dùng chân máy.

‘Đóng Băng’ Chiếc Xe Lửa Đang Chuyển Động Xuất Hiện Giữa Các Tòa Nhà

Một độ nhạy sáng ISO cao cho phép bạn chọn một tốc độ cửa trập cao. Thông thường, một chiếc xe lửa sẽ bị nhòe nếu bạn không sử dụng một tốc độ cửa trập là 1/1.000 giây trở lên, do đó hầu như không thể ‘đóng băng’ chuyển động của một chiếc xe lửa vào ban đêm. Tuy nhiên, bằng cách chọn đúng thời điểm và địa điểm, bạn có thể chụp được cảnh xe lửa rõ nét bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO để chọn một tốc độ cửa trập cao.

ISO 5000

EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (1/320 giây, f/4)/ ISO 5000/ WB: Daylight
Địa điểm chụp là gần ga xe lửa, giúp ‘đóng băng’ chuyển động của xe lửa dễ hơn vì chúng chuyển động ở tốc độ tương đối thấp. Tuy nhiên, ở ISO 200, tốc độ cửa trập 1/13 giây là quá chậm, và không có cách gì để tránh chiếc xe lửa bị nhòe. Ở đây, tôi tăng độ nhạy sáng ISO lên ISO 5000 để ‘đóng băng’ chiếc xe lửa đang chuyển động ở 1/320 giây.

 
 

ISO 200


ISO 5000


Visited 394 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...