[Quan điểm] Điểm số đánh giá DXOMark trên máy ảnh chẳng nói lên được gì cả!!!

Phải nói trước đây chỉ là ý kiến của một nhà phân tích nước ngoài. HDVietnam chỉ lược dịch lại để mọi người tham khảo và việc chấp nhận quan điểm này hay không sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân. DXOMark là phần mềm kiểm tra trong phòng thí kiệm với việc thử nghiệm hiệu năng chụp ảnh RAW trên các cảm biến. Tuy nhiên phương pháp đánh giá của DXOMark có phần khác thường
11486595_fuji-announces-new-entry-level-x-a3-camera_t3d49595f.jpg
Đầu tiên là họ gộp chung cả máy ảnh dùng để quay phim chuyên nghiệp và máy ảnh dùng để chụp hình vào cùng 1 bảng xếp hạng nhưng lại không đề cập đến các máy quay cine nào ngoài RED như Blackmagic, Sony F65 hay Arri Alexa hay Canon C500. Và một mẫu máy chuyên dành cho thị trường medium format cao cấp lại là có mặt trong bảng xếp hạng phổ thông.

Khi xem xét top 50 thiết bị chúng ta có thể nhận thấy điểm số cảm biến của Samsung NX500 còn cao hơn cả những mẫu full frame như Canon 5DS hay mẫu máy Medium Format Phase ONE P40+ và cả Sony A7S. Điều gì đang diễn ra vậy?

    1. Sony A7R II (98)
    2. Nikon D810 (97)
    3. Sont RX1R II (97)
  1. Pentax K1 (96)
  2. Nikon D800E (96)
  3. Sony A7R (95)
  4. Nikon D800 (95)
  5. Nikon D600 (94)
  6. Nikon D610 (94)
  7. Nikon D750 (93)
  8. Sony RX1 (93)
  9. Sony A99 II (92)
  10. Phase One IQ180 (91)
  11. Sony RX1R (91)
  12. Canon 5D Mark IV (91)
  13. Sony A7 (90)
  14. Sony A7 II (90)
  15. Nikon Df (89)
  16. Nikon D4 (89)
  17. Phase One P65 Plus (89)
  18. Nikon D4s (89)
  19. Sony A99 (89)
  20. Leica SL (88)
  21. Canon 1D X Mark II (88)
  22. Nikon D3X (88)
  23. Nikon D5 (88)
  24. Sony A7S (87)
  25. Nikon D7200 (87)
  26. Samsung NX500 (87)
  27. Canon 5DS (87)
  28. Phase One P40 Plus (87)
  29. Canon 5DS R (86)
  30. Nikon D3400 (86)
  31. Sony A7S II (85)
  32. Sony A6300 (85)
  33. Leica Q (85)
  34. Sony A6500 (85)
  35. DxO ONE SuperRAW Plus (85)
  36. Nikon D5500 (84)
  37. Leica M Typ 240 (84)
  38. Nikon D500 (84)
  39. Nikon D5200 (84)
  40. Nikon D7100 (83)
  41. Nikon D5300 (83)
  42. Samsung NX1 (83)
  43. Pentax 645D (82)
  44. Nikon D4s (82)
  45. Pentax K-5 IIs (82)
  46. Sony A6000 (82)
  47. Sony A77 II (82)

Việc tìm hiểu sâu hơn top 50 camera trong bảng xếp hạng này lại cho thấy nhiều điều dị thường khác.

Tại sao mẫu giá rẻ Samsung NX500 lại ở vị trí 29 trong khi mẫu Samsung NX1 cao cấp hơn lại ở vị trí 45 mặc dù sử dụng cùng 1 cảm biến.

Tiếp theo là chiếc Nikon D3400 có thể cho hình ảnh ngang ngửa với chiếc Canon 5D R khi mà chúng có cùng 86 điểm.

Chiếc camera mở rộng cho điện thoại DxO ONE lại chỉ thấp hơn 1 điểm so với Canon 5D R và trên cả mẫu Leica M Typ 240. Có đùa nhau không vậy?

DxOMark thậm chí còn xếp chiếc Nikon D3X 8 năm tuổi còn có chất lượng cảm biến cao hơn cả D5.

Và nếu như chúng ta xét các điểm số này theo giá trị xếp hạng thì thực sự là nó đang bị lỗi.

Tiếp theo chúng ta xét đến các điểm số phụ. Theo như việc sắp xếp bảng điểm số về mục Sport (chụp thể thao) sẽ nói rằng chiếc Sony A7S là máy ảnh hàng đầu dành cho việc chụp ảnh thể thao. Hiển nhiên những người hiểu biết về máy ảnh, cũng như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều sẽ không chọn chiếc Sony A7S để chụp thể thao bởi vì số lượng ảnh RAW chụp mỗi lần khá giới hạn cũng như tốc độ chụp ảnh RAW không đủ nhanh so với các mẫu máy DSLR chuyên nghiệp.

Điểm số về mục chụp thể thao trên DXOMark thực chất chỉ đo được hiệu năng chụp trong điều kiện tối nhưng không bao gồm mức độ noise trên mỗi điểm ảnh, thay vào đó việc đo đạc này được thực hiện sau khi giảm chất lượng file RAW với độ phân giải thấp hơn. Độ chính xác của các phép đo này? Kết quả cho thấy chiếc Sony A7R II có số điểm 3434 cao hơn mẫu chuyên chụp đêm là Sony A7S II với số điểm chỉ 2993, và tất cả chúng ta đều biết rằng chiếc Sony A7S II thực thế lại có ít nhiễu (noise) hơn mẫu máy cũ, thậm chí ngay cả mẫu A7S có số điểm lên đến 3702!!! Chưa hết, mẫu Nikon D3s và D700 được ra mắt từ 2009 còn có số điểm ngang ngửa với với mẫu máy có cảm biến mới là Canon 5D Mark III ở khả năng chụp đêm. Nói thật lòng là… mọi người đều biết nó thế nào mà!!!

Đối với dynamic range, cảm biến Helium của RED đạt gần 17 stop, tuy nhiên với cái giá lên đến $59.000 mà DXOMark lại nói rằng cảm biến Helium chỉ hơn có 1.5 stop dynamic range so với mẫu Sony A7R II $3.000.

DXOMark nói rằng họ so sánh hiệu năng xử lý ảnh RAW nhưng thực tế một số cảm biến xử lý dữ liệu RAW theo phương thức đặc biệt riêng. Ví dụ như mẫu Arri Alexa sử dụng kiến trúc dòng kép nhằm nâng cao dynamic range bằng cách đọc 2 tín hiệu trên mỗi pixel ở dòng cao vào dòng thấp. Và kết quả này thực sự là khả năng thu nhận ảnh RAW hay là việc xử lý hình ảnh. Tương tự như việc đo lường chụp thiếu sáng của cảm biến RED có được nhờ việc xử lý LSI thì nó sẽ được tính là hiệu năng của cảm biến hay là khả năng xử lý hình ảnh?

Mỗi cảm biến trên cảm biến Helium 8K có kích thước 3 µm và khi so sánh với kích thước khoảng 6µm trên hầu hết các camera full-frame hay 8.4µm trên Sony A7S nhưng điểm chụp trong điều kiện thiếu sáng lại là cao nhất với 4210 điểm. Chiếc Panasonic GH4 có điểm ảnh lớn hơn với 3.6µm lại chỉ có điểm số 791 khi DXOMark đánh giá về khả năng thiếu sáng???

Cuối cùng là xét về mặt màu sắc, không có gì nổi bật về cảm biến của Canon và các cảm biến medium format khi mà Sony chiếm thứ hạng cao trong việc chụp chân dung mặc dù chúng ta đều biết màu da của Canon rất đẹp ngay cả với file RAW và những máy ảnh medium format luôn là chuẩn mực đánh giá đối với các nhiếu ảnh gia chân dung chuyên nghiệp.

Do đó điểm số DXOMark thực sự còn có rất nhiều điều cần phải được giải thích.

Visited 545 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...