Canon và Nikon có thực sự nghiêm túc trong cuộc chơi mirrorless?

vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg

Canon và Nikon là những tên tuổi lớn trong thời gian dài khi người ta quyết định chọn mua một chiếc camera mới và cả hai công ty Nhật Bản này hiện nay vẫn đang làm chủ toàn bộ thị trường DSLR.

Tuy nhiên những người muốn tìm kiếm một hệ thống máy ảnh nhỏ gọn mới lại có rất nhiều sự lựa chọn đến từ các nhà sản xuất cạnh tranh và Canon lẫn Nikon không phải lựa chọn đầu tiên. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nikon và Canon lại không thể lặp lại thành công như trên thị trường DSLR?

Chính xác là bởi vì việc chiếm lĩnh thị trường DSLR quá lâu dẫn đến việc các nhà sản xuất khác cũng phải tìm cách cải tiến bản thân mình và họ đã thực hiện việc đó đủ nhiều để có thể tự tạo ra được một thị trường ngách của riêng mình.

vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg

Fujifilm là một ví dụ, họ đã gần như đã biến mất bởi sự xuất hiện của những mẫu Canon PowerShot dòng G mạnh mẽ, đã thực hiện sự thay đổi mạnh mẽ với việc sử dụng kiểu dáng cổ điển song song với việc tạo ra cảm biến vượt trội cùng với đầu tư mạnh vào chất lượng quang học.

Olympus cũng tập trung vào kiểu dáng, mặc dù sử dụng hệ thống Micro Four Thirds nhưng nó cũng đảm bảo được các dòng máy PEN và OM-D có thể vừa thu hút người dùng đang tìm kiếm những mẫu máy mỏng nhẹ và một số khác đang muốn tận dụng hệ thống ống kính cũ của mình (tất nhiên là kèm với ngàm chuyển đổi).

vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg

Với việc tập trung vào chất lượng quay phim xuất sắc cũng như việc đưa cảm biến Full-frame lên thân máy kích thước nhỏ đã giúp Sony có một bước tiến lớn trong việc lấy đi các nhiếp ảnh gia chuyện nghiệp cũng như những người đam mê nhiếp ảnh khỏi dòng máy Canon EOS 5D. Panasonic cũng rất tập trung vào khả năng quay phim trên dòng Lumix của mình và đang tạo sự khác biệt với đối thủ trong việc mang khả năng quay phim 4K trên các dòng máy thấp cấp của mình.

Canon và Nikon tham gia vào cuộc chơi máy ảnh cỡ nhỏ này khá muộn màng, vào năm 2012, hai hãng này đã tung ra chiếc Canon EOS M và Nikon 1 J1, và hai mẫu máy này đã phải chống lại toàn bộ các đối thủ khi vừa mới ra mắt.
Cho đến hôm nay thì cả hai công ty này đều tập trung nhiều hơn vào các phân khúc trung cấp hơn là cao cấp, và cách tiếp cận này có vẻ như rất hợp lý nhưng điểm hạn chế chính là số lượng mẫu máy mà hai hãng này cung cấp.

Về lý thuyết thì hai công ty này không muốn lấn sân với những mẫu DSLR hiện tại của mình và giảm bớt sự tập trung cũng như đầu tư vào phân khúc này so với các nhà sản xuất khác.

Bằng việc cung cấp một giải pháp máy ảnh không gương lật thay thế, ít nhất họ vẫn cho những người trung thành với thương hiệu của mình lựa chọn để tiếp tục đầu tư vào hệ sinh thái này. Cũng không lạ khi cả hai đều cung cấp những bộ adapter giúp những người dùng có sẫn ống kính DSLR có thể sử dụng với những mẫu máy này.

Quyết định của Nikon trong việc sử dụng cảm biến nhỏ chỉ 1 inch trên hệ thống của mình lại khá gây tranh cãi, đặc biệt là khi người dùng đang muốn mua một chiếc máy đa dụng. Dù sao đi nữa thì nó vẫn cho được một thân máy kích cỡ nhỏ và hoàn toàn tách biệt so với hệ thống thay đổi ống kính cảm biến lớn của mình.
vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg
Với hệ số nhân lớn cùng với khả năng chụp tốc độ cao, các hệ thống này chính là lựa chọn rất tốt cho những nhiếp ảnh tầm xa. Và những người từng tìm hiểu qua các máy của Olympus lẫn Fujifilm đểu biết các công ty này đã nỗ lực thế nào để hướng đến phân khúc này.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ là vấn đề duy nhất trong mảng kinh doanh này: nó còn thể hiện bức tranh về hiệu năng. Trong khi cả Canon và Nikon có điểm tốt của riêng mình, nhưng chúng tại có nhiều vấn đề trong các yếu tố then chốt, như khả năng lấy nét và thời gian sử dụng pin.

Khi mà việc hạn chế về khoảng tiêu cự cũng như ít lựa chọn nâng cấp thì những chiếc máy mới từ hai ông lớn lại kém hấp dẫn hơn rất nhiều các đối thủ như Fujifilm, Panasonic và các hãng khác.

Đối với nhiều người việc khiến cho những mẫu máy này trở nên hấp dẫn không phải khó: hãy mang cảm biến Full-frame lên đó. Đã có tin đồn từ rất lâu rằng cả Canon và Nikon đang nghiên cứu giải pháp này.

vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg

Nikon vừa qua đã xác nhận về khả năng sẽ xem xét mặc dù vẫn có rất nhiều câu hỏi xoay quanh đó. Một trong những vấn đề không nghi ngờ gì sẽ xảy ra đó là việc nó đòi hỏi phải có một hệ lens mới với khả năng đủ để sử dụng trên các máy định dạng Full-frame. Tất nhiên vẫn có thể tạo ra được một thân máy có thể sử dụng chung với những ống kính Nikon FX, mặc dù điều này sẽ đánh đổi thiết kế nhỏ gọn trên hệ máy này (tương tự như điều chúng ta thấy trên chiếc Pentax K-01)

Rất nhiều thời gian và tiền của đầu tư vào đó, và trong khi phải phát triển hệ máy lẫn ống kính mới thì các đối thủ vẫn tiếp tục tiến tới.

Ít nhất chúng ta cũng có thể khẳng định là những hệ thống máy ảnh kích thước nhỏ vẫn sẽ tồn tại song song với các máy DSLR trong thời gian tới, với các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp từ cả Canon và Nikon, sử dụng hệt thống lấy nét theo pha, cùng với thiết kế tiện lợi trong việc cầm nắm lẫn các ống kính mạnh mẽ khiến nó trở thành lựa chọn hiển nhiên đối với các nhiếp ảnh gia thể thao lẫn hành động.

Có rất ít nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chịu đánh đổi rất nhiều thứ để bước vào lãnh địa mirrorless, mặc dù các tác vụ khác như chân dung, phong cảnh, video chúng đều có thể xử lý rất tốt. Đây không phải là việc vĩnh viễn bởi nhiều nhiếp ảnh gia đã quyết định chuyển sang máy ảnh không gương lật lại trở lại với hệ thống DSLR vì nhiều lý do.

Thêm vào đó những người dùng mà cả Canon và Nikon đang hướng đến không đủ yêu thích chụp ảnh đến mức đầu tư lớn vào các hệ thống máy ảnh mạnh mẽ với cảm biến lớn do đó cũng dễ hiểu khi việc phát triển sẽ được bắt đầu lúc nhu cầu và thị trường đủ lớn. Một điều chắc chắn đó là việc đầu tư này sẽ rất lớn và điều khó khăn chính là điều này sẽ tăng áp lực cạnh tranh của hãng trên thị trường.

vEegqKM9yERz6yWCzKmJVn-970-80.jpg

Việc chỉ dựa trên danh tiếng công ty của hai công ty này chắc chắn là một lợi thế, tuy nhiên nó lại hiển nhiên là không đủ. Số lượng ống kính nhiều cũng rất quan trọng tương tự như thế là khả năng thu hút người dùng mua các hệ thống này mà không cần phải quá lo lắng. Nhưng trên hết là hai hãng này cần tập trung vào các công nghệ mà họ có thể vượt trội đối thủ và giữ vững vị trí của mình.

Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy được những mẫu máy ảnh không gương lật mạnh mẽ với cảm biến lớn từ cả Canon và Nikon cùng với loạt ống kính mới. Tuy nhiên, đó có lẽ là lúc những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp DSLR không còn là thiết bị chính để sử dụng cho các tác vụ chuyên nghiệp nữa.

Theo techradar / Đưa tin: pegasus3390 / hdvietnam.com
Visited 530 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...