Cách chụp tia sáng mặt trời, đèn điện tỏa sáng ánh sao

Bạn có bao giờ thấy các bức ảnh chụp mặt trời và đèn điện có những tia sáng tỏa ra xung quanh rất đẹp không ? bài viết sau sẽ chỉ bạn các chụp được những thứ ấy

Chụp mặt trời trong ảnh sẽ dẫn đến ngược sáng, nhưng điều này không nhất thiết là điều bạn cần tránh bằng mọi giá! Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu một số thủ thuật và thiết lập máy ảnh để lập bố cục ảnh đẹp trong đó những tia nắng mạnh được biến thành hiệu ứng tỏa sáng dạng sao (cũng được gọi là hiệu ứng “lóa nắng”). (Trình bày bởi: studio9 – canon-asia.com)

EOS 5D Mark II/ f/22/ 1/1250 giây/ ISO 200

 

Hiện tượng ngược sáng do mặt trời có thể được kiểm soát để tạo ra những hiệu ứng đẹp!

Chúng ta hãy xem hai ảnh bên dưới. Chúng đều chụp tượng Gundam khổng lồ tại Odaiba ở Tokyo, chụp ngược sáng với một hiệu ứng bóng nhẹ, mặt trời được chụp như một điểm nhấn. Chúng được chụp ở góc ngắm gần giống nhau. Ảnh nào để lại ấn tượng sâu hơn với bạn?

EOS 5D Mark II/ f/5,0/ 1/8000 giây/ ISO 100

 

EOS 5D Mark II/ f/22/ 1/320 giây/ ISO 100

Mặc dù mặt trời đều được chụp với hiệu ứng tỏa sáng dạng sao trong cả hai ảnh, ánh sáng của nó có vẻ mạnh hơn trong ảnh thứ hai, với những tia sáng nổi rõ. Bạn cũng có thể có được cùng hiệu ứng này – hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách thức!

 

Khái niệm chính 1: Khẩu độ càng nhỏ (Số f càng lớn) , hiệu ứng tỏa sáng dạng sao càng mạnh

Chìa khóa của hiệu ứng tỏa sáng dạng sao nằm ở thiết lập khẩu độ.
Ảnh đầu tiên được chụp ở f/5.0 trong khi ảnh thứ hai được chụp ở f/22. Đó là điểm khác biệt duy nhất. Nó cho thấy rằng khi gặp những nguồn sáng như mặt trời, số f càng lớn (khẩu độ càng nhỏ) sẽ làm cho các tia sáng tỏa ra từ chúng càng mạnh và càng nổi bật.

 

Khái niệm chính 2: Mối quan hệ giữa số tia sáng và ống kính của bạn

Số “điểm” của hiệu ứng tỏa sáng dạng sao (có nghĩa là số tia sáng tỏa ra từ nguồn sáng) phụ thuộc vào số lá khẩu trên màn khẩu của ống kính.

Các lá khẩu mở và đóng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào ống kính, và là cái mà chúng ta thường gọi là “khẩu độ”. Số lá khẩu chẵn dẫn đến cùng số điểm tỏa sáng dạng sao, trong khi số lá khẩu lẻ dẫn đến hai lần số điểm tỏa sáng dạng sao.

Trong ảnh trên, có 8 điểm tỏa sáng dạng sao, cho thấy ống kính có 8 lá khẩu. Nếu sử dụng ống kính có 7 lá khẩu, sẽ có 7×2=14 điểm tỏa sáng dạng sao. Do đó nếu bạn quan tâm đến số điểm tỏa sáng dạng sao, hãy xem xét kỹ hơn các thông số kỹ thuật của ống kính của bạn—số lá khẩu sẽ được cho biết trên ca-ta-lô chính thức cũng như trang web của hãng sản xuất.

 

5 thủ thuật để tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao với mặt trời

 

1. Sử dụng chế độ Aperture-priority (Av)

Bạn sẽ cần phải điều chỉnh thiết lập khẩu độ, do đó hãy cài đặt chế độ chụp thành Aperture-priority (Av). Sau đó, xoay bánh xe và cài đặt số f lớn nhất có thể trên máy ảnh. Số này khác nhau tùy ống kính, nhưng bạn sẽ có thể cài đặt nó thành ít nhất f/22. Và thế đó!

 

2. Sử dụng bù phơi sáng âm

Mặt trời rất sáng, do đó bạn có thể dự kiến có hiện tượng lóa nhất là ở tâm. Trên thực tế, ở các thiết lập bình thường, các điểm tỏa sáng dạng sao cũng có thể bị lóa. Để tránh hiện tượng đó và để làm cho mặt trời tỏ ra chiếu sáng mạnh hơn trong ảnh, hãy cài đặt bù phơi sáng thành một giá trị âm. EV-2 hoặc -3 sẽ ổn.

EOS 5D Mark II/ f/22/ 1/1250 giây/ ISO 200
Áp dụng bù phơi sáng âm nhiều hơn nữa và cuối cùng bạn sẽ có ảnh chụp bóng, đây là một hiệu ứng bản thân nó là khá đẹp.  Có 18 điểm tỏa sáng dạng sao ở đây, có nghĩa là nó được chụp bằng một ống kính có 9 lá khẩu.

 

3. Tìm cách chụp vào một ngày trời trong, đẹp

Mây che mặt trời hoặc sương mù trong không khí sẽ làm cho ánh nắng bị khuếch tán, và những tia sáng từ hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sẽ không rõ và mạnh. Cách tốt nhất là hãy cố tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao ở mặt trời vào một ngày trời thật trong xanh.

Ngoài ra, nguồn sáng càng tập trung (có nghĩa là nó xuất hiện càng giống một điểm sáng mạnh duy nhất), hiệu ứng tỏa sáng dạng sao càng mạnh. Chặn ánh sáng từ mặt trời một chút sao cho như thể nó nổi lên từ bóng của một vật thể khác (chẳng hạn như trong ví dụ bên dưới) sẽ mang lại cho bạn kết quả đáng kinh ngạc!

EOS 5D Mark II/ f/16/ 1/1000 giây/ ISO 160

 

Trong ảnh sau đây, mặt trời chiếu qua các khe hở trong cổng đền torii. Nếu có điều kiện chụp tốt, bạn sẽ có thể có được hiệu ứng tỏa sáng dạng sao với cùng cường độ. Ảnh này hoàn toàn chưa được chỉnh sửa.

EOS 5D Mark II/ f/22/ 1/15 giây/ ISO 800

 

4. Đảm bảo ống kính được sạch

Khi bạn chụp khép khẩu, bụi bẩn trên ống kính sẽ nhìn thấy rõ trong ảnh có được. Chúng trở nên rõ hơn nữa khi bạn đưa mặt trời vào ảnh, vì ánh sáng của mặt trời sẽ phản chiếu từ bụi bẩn.

Xem lại ảnh bằng gương. Bạn có thấy các dấu gần các tia sáng? Chúng thực ra là do bụi trên ống kính tạo ra. Để tránh những vết như thế, hãy đảm bảo bề mặt ống kính của bạn được sạch.

 

5. Đừng nhìn vào mặt trời trong thời gian dài

Nhìn trực tiếp vào mặt trời có thể làm tổn thương mắt, ngay cả khi nhìn qua khung ngắm quang. Đảm bảo bạn không làm như thế trong thời gian dài.

 

Tóm lại

Bạn đã tìm hiểu các khái niệm chính và các thủ thuật về cách chụp mặt trời với hiệu ứng tỏa sáng dạng sao nhấn mạnh cường độ của các tia sáng. Các điểm tỏa sáng dạng của bạn xuất hiện rõ nét như thế nào cũng như số điểm là phụ thuộc vào ống kính, nhưng lúc này, để cho đơn giản, hãy sử dụng số f lớn nhất có thể. Cũng có thể tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao từ các nguồn sáng trong cảnh đêm.

Ống kính tôi thích dùng để tạo ra những hiệu ứng như thế là EF16-35mm f/2.8L II USM. Nó mang lại cho tôi hiệu ứng tỏa sáng dạng sao rất đẹp từ khoảng f/8 trở đi, cho phép thoải mái thử nghiệm khi tôi chụp mặt trời. Cả hai ảnh bên dưới đều được chụp ở f/13 bằng ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM.

EOS 5D Mark III/ f/13/ 1/500 giây/ ISO 100

 

EOS 5D Mark III/ f/13/ 10 giây/ ISO 200

 

Để kết luận, mặc dù chụp ảnh ngược sáng có vẻ là khó vì có được mức phơi sáng chính xác là khá khó, tôi mong rằng hướng dẫn để có được hiệu ứng tỏa sáng dạng sao này sẽ chỉ cho bạn cách vẫn có thể nghịch với nó!

Visited 1,727 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...