6 kinh nghiệm làm chủ máy ảnh mà bạn không nên bỏ lỡ

Sở hữu một chiếc máy là điều khá đơn giản, nhưng liệu chúng ta, những chủ sở hữu của nó, đã thực sự làm chủ được nó hay chưa? nScreen xin chia sẻ những kinh nghiệm dành cho các bạn mới cầm máy, để có thể hoàn toàn làm chủ chiếc DSLR đúng nghĩa.

DSLR hiện nay không còn là thứ đồ chơi xa xỉ nữa, mà trở lên thông dụng, thậm chí còn hơn cả những chiếc máy ảnh compact trước đây. Bởi nhu cầu của con người ngày càng cao, đặc biệt là với những bức ảnh có ý nghĩa. Nên hiện nay không phải chỉ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, yêu cầu thiết bị có chất lượng cao để phục vụ mục đích thương mại mà cả những người có đam mê với nhiếp, ảnh cũng có thể tự sắm cho mình những bộ DSLR chuyên nghiệp.
1/ Aperture là gì?

2 yếu tố đầu tiên mà bạn cần hiểu và biết cách kiểm soát đó là khẩu độ và tốc độ màn trập.
Khẩu độ là gì và ảnh hưởng đến ảnh như thế nào?
Khẩu độ hay độ mở ống kính là thuật ngữ chỉ nhóm lá nhỏ được tích hợp trong ống kính, khẩu độ của ống kính càng lớn thì càng hấp thu được nhiều ánh sáng, và vùng trong khủng ảnh rõ nét sẽ mỏng hơn. Ngược lại, tại khẩu độ nhỏ, ánh sáng hấp thu sẽ ít hơn, vùng rõ nét trong khung ảnh sẽ rộng hơn.

Khẩu độ và vùng rõ nét (DOF)
Tốc độ màn trập là gì? Nó ảnh hưởng thế nào tới hình ảnh như thế nào ?

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian cảm biến hấp thu ánh sáng từ bên ngoài đi qua ống kính. Nó cũng được đo bằng các giá trị cụ thể, với dạng 1/250sec hay 30sec. Khoảng thời gian càng dài thì ánh sáng thu được càng nhiều, và ngược lại, đồng thời, tốc độ màn trập cao sẽ ghi lại được rõ hơn hình ảnh của những chủ thể đang chuyển động.

Tốc độ màn trập và ảnh hưởng của nó tới hình ảnh
Khi nào nên sử dụng khẩu độ rộng/ hẹp ?

Khẩu độ rộng thường được sử dụng để chụp chân dung, tuy nhiên hãy để khẩu độ ở mức f/3.5 để đảm bảo rằng khuôn mặt của chủ thể sẽ được rõ nét và lấy nét vào đôi mắt của chủ thể.

Khẩu độ hẹp thường được sử dụng để chụp phong cảnh, chụp tập thể … vì nó đảm bảo toàn bộ chi tiết trong khung cảnh đều rõ nét.

 

Khi nào sử dụng tốc độ màn trập nhanh/ chậm

Cũng như khẩu độ, tốc độ màn trập là yếu tố quyết định tới lượng ánh sáng mà cảm biến sẽ hấp thu và ghi lại trên ảnh.
Khi chụp những chủ thể chuyển động hãy cố gắng để tốc độ màn trập nhanh, như chụp trẻ em, người đi bộ, các hoạt động thể thao…

Xem thêm: 10 lỗi khiến ảnh bị “out nét”

Khi chụp trong những điều kiện thiếu sáng, hay phơi sáng, hoặc các chủ thể tĩnh, hãy để tốc độ này giảm xuống, nhưng để đảm bảo hình ảnh rõ nét, bạn nên tìm một vị trí cố định, vững chắc để đặt máy ảnh ở đó, hoặc sự trợ giúp của một tripod.

Mối liên hệ giữa khẩu độ và tốc độ màn trập là gì ?

Như trên đã nói đến những trường hợp sử dụng khẩu độ, tốc độ cho phù hợp, nhưng một bức ảnh sẽ bao gồm cả 2 yếu tố khẩu độ và tốc độ. Vậy chúng ta cần cân nhắc để đưa ra quyết định xác lập các thông số cho phù hợp.
Ví dụ trường hợp chụp vận động viên thể thao. Yêu cầu tốc độ màn trập cao, nhưng điều này sẽ khiến bức ảnh sẽ thiếu sáng, vậy hãy mở khẩu độ thêm một chút để lượng ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn, bù thêm vào. Tuy nhiên hãy chú ý đừng để khẩu độ quá lớn, bởi ở khẩu độ lớn thì chắc chắn hình ảnh vận động ghi lại được sẽ không rõ nét toàn bộ.

Xem thêm: 10 phụ kiện không thể thiếu khi sử dụng máy ảnh DSLR

Mối liên hệ giữa tiêu cự và tốc độ màn trập ?

Ở tiêu cự càng dài thì chỉ cần một rung động nhỏ cũng sẽ bị khuếch đại trên cảm biến rất mạnh, nên để đảm bảo ở tiêu cự dài hình ảnh vẫn rõ nét thì bạn nên để tốc độ màn trập ở mức nhanh nhất có thể mà không làm ảnh hưởng tới độ sáng của ảnh. Tăng ISO để cảm biến nhạy hơn với ánh sáng, nếu không thì tripod là công cụ tuyệt vời sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này.

2. Độ sâu trường ảnh là gì ?
Độ sâu trường ảnh – Depth of Field viết tắt là DOF mà anh em nhiếp ảnh thường gọi là “đóp” hay “đốp”. Nói một cách đơn giản nó là từ để diễn tả những gì rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét trong ảnh. Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, thì ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì những điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng sẽ nét, đó gọi là khoảng DOF.
DOF bị tác động bởi khẩu độ và tiêu cự của ống kính, ở tiêu cự càng dài, khẩu độ càng lớn thì DOF càng “mỏng” (vùng rõ nét trong ảnh càng hẹp)

3. Sử dụng công cụ bù sáng EV

Ảnh bị tối do thiếu sáng

Ảnh bị chói do bù sáng quá nhiều

Sử dụng công cụ hợp lý sẽ cho ảnh rất đặc sắc
EV (Evaluative Metering) là công cụ hỗ trợ bù/ trừ sáng được tích hợp sẵn trên máy ảnh. Với các chế độ chụp chúng ta đều có thể sử dụng công cụ này một cách dễ dàng. Tùy theo điều kiện ánh sáng mà chúng ta có thể lựa chọn bù/ trừ bao nhiêu để bức ảnh có độ sáng phù hợp nhất

4. Lấy nét như thế nào?

Lấy nét sai điểm

Sử dụng tốc độ màn trập, khẩu độ, lấy nét chính xác
Khi chụp ở khẩu độ rộng (ví dụ f/ 3.5) bạn nên ghi nhớ, điều này khiến độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ mỏng hơn, những chi tiết phía trước và sau điểm bạn lấy nét sẽ bị mờ đi.hãy cố gắng lấy nét vào những điểm quan trọng hay những điểm bạn muốn của chủ thể, sau khi chụp nó sẽ nổi bật trong khung ảnh của bạn. Còn nếu muốn cả khung cảnh rõ nét, hãy khép khẩu lại, ví dụ f/8 hay f/12 nó sẽ làm bạn thỏa mãn.

5. Vậy lựa chọn điểm lấy nét như thế nào?
Có rất nhiều chế độ lấy nét trên DSLR, và nó được đặt sẵn ở chế độ Auto AF, lấy nét mặc định giữa khung hình. Điều này về cơ bản là khá tốt, tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều trường hợp giữa khung hình không phải là chủ thể mà chúng ta muốn lấy nét vào đó. Hãy trải nghiệm chế độ Manual Selection AF và lựa chọn điểm mà bạn muốn lấy nét vào đó.

Máy ảnh lấy nét không chính xác

Chế độ lấy nét liên tục sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề này

Làm thế nào để lấy nét chính xác?
Ở chế độ Manual Selection AF, DSLR của bạn có thể sẽ lấy nét sai điểm, bởi nó sẽ cố gắng lấy nét vào những điểm ở phía trước, sau chủ thể mà bạn muốn khi bạn bấm ½ nút chụp. Hãy để chế độ lấy nét liên tục, nó sẽ bám sát vào chủ thể mà bạn muốn, nếu yêu cầu chính xác hơn, bạn hãy thử chế độ MF xem, khá chậm rãi nhưng chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

6. Hãy cố gắng tránh các sai lầm thường gặp
2 trường hợp cụ thể thường gặp đó là chụp chân dung và chụp phong cảnh, có rất nhiều các lỗi nhỏ trong khi chụp khiến không ít người gặp khó khăn.
Đối với chụp chân dung đó là để khẩu độ quá nhỏ, hay chụp ở tiêu cự ngắn khiến chủ thể bị lẫn trong nên phía sau, hãy sử dụng tiêu cự từ 55m trở lên, khẩu độ lớn hơn, sẽ giúp bạn làm nổi bật chủ thể.

Xem thêm: 6 sai lầm khi sử dụng cân bằng trắng và cách khắc phục

Sử dụng tiêu cự dài, khẩu độ lớn sẽ giúp chủ thể nổi bật trong khung ảnh
Format dạng dọc


Trong ví dụ trên sử dụng định dạng dọc cho khung ảnh, đường chân trời ở khoảng 1/3 khung ảnh, đường dọc chia khung ảnh làm đôi, khiến bức ảnh rất sinh động
Format ngang


Trong khung hình trên, đường chân trời nổi bật giữa khung ảnh, đường dọc nhỏ hơn, các đường chia đều khung ảnh liên hệ chặt chẽ với nhau khiến bức ảnh không hề nhàm chán mà còn rất thu hút ánh nhìn.
Với những trường hợp chụp phong cảnh, hãy sử dụng chế độ live view, nó sẽ giúp bạn áp dụng chính xác hơn quy tắc 1/3.

Theo nscreen.vn

Visited 6,041 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...