Ống kính đắt tiền có thể chất lượng kém hơn ống kính rẻ tiền

SƯƠNG BÓNG HỒ XANH (Blue Lake Reflections) 60 giây f/11 ISO 100 WB 7250K Lúc 5:06 am. Sony a7r + Nikon 20 f/1.8.

SƯƠNG BÓNG HỒ XANH (Blue Lake Reflections) 60 giây f/11 ISO 100 WB 7250K Lúc 5:06 am. Sony a7r + Nikon 20 f/1.8.
LENS KHẨU RỘNG THƯỜNG ĐẮT TIỀN HƠN

Cùng một loại lens của cùng một nhà sản xuất, thì lens có khẩu lớn hơn gần như lúc nào cũng đắt tiền hơn lens có khẩu nhỏ hơn. Ví dụ lens 16-35 f/2.8 có khẩu lớn tối đa là f/2.8 đắt tiền hơn lens 16-35 f/4 có khẩu lớn tối đa là f4.KHẨU RỘNG TỐN NHIỀU VẬT LIỆU VÀ PHÍ GIA CÔNG
Trước hết là lens f/2.8 phải dùng thấu kính với đường kính to hơn để cho phép lượng ánh sáng vào tăng gấp đôi so với lens f/4. Vì thế lens f/2.8 thường có filter size lớn hơn lens f/4. Về căn bản kích cở đã làm tăng giá thành vật liệu và phí gia công một cách đáng kể.

KHẨU RỘNG TĂNG SỰ PHỨC TẠP CỦA THẤU KÍNH
Trong thiết kế lens, gần như mọi sự cố gắn của nhà thiết kế (NTK) là tập trung vào tăng chất lượng ảnh của lens, bằng cách là hạn chế quang sai (aberration). Lượng ánh sáng tăng khi lens từ f4 đến f/2.8 (1 stop) là gắp đôi, một lượng ánh sáng tăng rất lớn, và quang sai tăng thường là hơn 3 lần, nhất là ở vùng xa trung tâm so với thiết kế của lens f4.

KHẨU RỘNG TĂNG SỐ LƯỢNG THẤU KÍNH
Để điều chỉnh độ chính xác và đưa độ quang sai tăng này về với tiêu chuẩn đặt ra ban đầu, thì NTK thường phải tăng số lượng thấu kính (lens element) để giúp xữ lý những quang sai phát sinh, vì mỗi thấu kính là một công cụ để chỉnh sửa đường đi của ánh sáng khắc phục quang sai. Tuy nhiên càng nhiều thấu kính thì thiết kế càng phức tạp, và cuối cùng lại càng làm tăng thêm chi phí.

KHẨU RỘNG CẦN DÙNG ĐẾN VẬT LIỆU VÀ BỀ MẶT THẤU KÍNH ĐẶC BIỆT
Nhiều khi nhiều thấu kính quá làm kích cở ống kính quá dài quá to so với yêu cầu về kích cở và trọng lượng ban đầu. Nên NTK phải dùng đến nhiều vật liệu thấu kính đặt biệt thay cho những thấu kính thường ví dụ loại kính khúc xạ thấp, phân tán thấp (UD Glass) và thiết bề mặt đặc biệt như bề mặt không cầu (aspherical/ashp) thay vì loại bề mặt hình cầu thường (spherical). Loại thấu kính Aspherical có hình dạng không phải là cung đều như hình cầu dùng để điều khiển tia ánh sáng một cách đặt biệt, nên khả năng can thiệp ánh sáng cực kỳ hiệu quả. Do bề mặt có độ cong không đều nên rất khó sản xuất vì thế chi phí gia công rất cao, gấp nhiều lần thấu kính thường.

CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI PHẤT TRIỂN
Công nghệ phát triển không ngừng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất ống kính. Phần mềm hiện đại giúp cho việc thiết kế những ống kính phức tạp dể dàng hơn, nhanh chóng hơn có thể tự động mô phỏng (simulation) và tự động hoàn thiện lại khi thay đổi chi tiết (parametric). Nên những ống kính mới thường có chất lượng quang học cao hơn và với giá thành rẽ hơn.

GIÁ ỐNG KÍNH BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA MARKETING
Ngoài chi phí sản xuất ống kính thật ra, thì bộ phận Marketing củng góp phần ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của ống kính. Giá có thể nâng cao thêm để định vị trí của ống kính đó trên thị trường (Market Positioning) hoạc giá có thể hạ thấp đi để khuyến khích số lượng và đối phó với sảnh phẩm cạnh tranh nhằm đem về lợi nhuận tốt nhất.

KẾT LUẬN: GIÁ CAO CHƯA CHẮC LÀ CHẤT LƯỢNG CAO
Trong bài này mình muốn nhắc các bạn rằng khi chọn lens (hay các thiết bị khác) hãy xem kỹ mục đích xử dụng của mình để giới hạn nhu cầu cho hợp lý, và xem xét kỹ chất lượng bằng cách tham khảo các review hay các chuyên gia để có thể chọn cho mình thiết bị chất lượng nhất với số tiền đầu tư hiệu quả nhất. Có nhiều lúc giá cao chưa chắc là chất lượng cao.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG

1. DÙNG GRAD ND 2 STOP HARD
Grad ND 2 stop cứng để cân bằng vùng trời sáng làm hiện rõ chi tiết.2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ

Tốc độ 60 Giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 7250 K, tiêu cự 20mm. Sony a7R + lens Nikon 20 f/1.8G
Lấy nét ở khoản 2m ở ngọn có phía trước

ĐỊA ĐIỂM

Hồ Tuyền Lâm, tp Đà Lạt, Tình Lâm Đồng.

ĐỘ PHƠI SÁNG

Dùng ISO 100, f/11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

HẬU KỲ LIGHTROOM 5

Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

 Nguồn : andreluu.com
Visited 1,521 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...