Olympus Air A01: Hướng đi mới của nhiếp ảnh trong tương lai?

Sony, kẻ tiên phong trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh dạng module cho smartphone, tuy nhiên kẻ đầu tiên không phải đã là mạnh nhất. Olympus đã phát triển The Air A01, sức mạnh DSLR ẩn trong thân hình module máy ảnh dành cho smart phone. Liệu The Air A01 có vẽ lên được tương lai của nghành nhiếp ảnh?

Các smartphone hiện nay đang có những bước tiến rất mạnh mẽ trong công nghệ, phần cứng, các tính năng được tích hợp, và trong số đó sự phát triển của camera trên smartphone cũng là một bước tiến vượt bậc khi không ít người dùng chọn chiếc smartphone cho mình chỉ đơn giản là vì camera rất tốt, tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ chụp ảnh. Các camera trên smartphone hiện nay cho chất lượng ảnh không hề thua kém gì các DSLR chuyên nghiệp, và đây là cái mà người dùng và các nhà sản xuất hướng tới chứ không phải là độ lớn của các con số trong thông số camera.

Air A01 sử dụng điện thoại của bạn làm màn hình hiển thị

Mới đây Olympus đã ra mắt chiếc Air A01 (giá $300) và lens kit có mức giá $499, nó đóng vai trò phân chia giữa smartphone và máy ảnh chuyên dụng. Đây là một chiếc máy ảnh nhỏ, nó sử dụng chiếc điện thoại của bạn làm màn hình hiển thị. Về “công lực” Air A01 được trang bị một cảm biến Micro Four Thirds (M4/3) nó lớn hơn cảm biến trên iPhone 13 lần, và hoàn toàn có thể thay đổi được các ống kính khác của các nhà sản xuất Olympus, Panasonic và các hãng khác thông qua ngàm chuyển.
Về lý thuyết, nó sở hữu một cảm biến tốt hơn điện thoại thông thường, và một ưu điểm là có thể kết nối dễ dàng với các smartphone. Đây là hướng đi rất nhiều nhà sản xuất nghĩ tới, tuy nhiên chất lượng thực sự nó mang lại thì có lẽ cần được chính người sử dụng đánh giá.
Olympus Air A01 hoạt động khá giống với các máy ảnh QX của Sony, hãng đầu tiên sản xuất máy ảnh dưới dạng các module. Một hệ thống sẽ gắn trực tiếp A01 với điện thoại của bạn, và cả 2 sẽ được kết nối với nhau qua Bluetooth hoặc WiFi, và với A01 điện thoại của bạn có thể được gắn nghiêng so với nó, điều này tiện dụng hơn là điện thoại phải gắn phẳng với các QX của Sony.

Thử sức A01 với Nikkor 500mm
Body của A01 được thiết kế rất đơn giản, gồm một màn trập, một nút nguồn và nút gài ống kính. Ngoài ra còn có thêm một con vít nhỏ ở phía dưới để gắn với các thiết bị nâng đỡ khác. Bạn cũng có thể gắn thẻ nhớ cho A01 hoặc nó sẽ gửi trực tiếp file ảnh đến điện thoại của bạn. Body khá mỏng manh nhưng thực tế, khi A01 được kết nối với điện thoại hay các ống kính khác nhau nó lại rất chắc chắn, thiết kế của A01 cũng cho phép bạn lắp ráp nó trên một bộ khung chắc chắn đi kèm.
Việc sử dụng ngàm M4/3 đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng hầu hết các ống kính dành cho máy ảnh không gương lật, tuy lượng ống kính không đa dạng như dành cho Nikon hay Canon nhưng sự lựa chọn về tiêu cự cũng rất đa dạng.
Trong bài test nhanh, một số ống kính được sử dụng cho A01 là: Olympus 17 mm f/1.8, 45mm f/1.8, Air 01, 25mm f/1.4, 12-50mm f/3.5-5.6. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các ống kính “khủng” khác thông qua ngàm chuyển và bộ giá đỡ dành cho Air A01.
Để kết nối Olympus Air A01 với điện thoại, bạn cần cài phần mềm OA Central, đã hỗ trợ cả iOS và Android. Ứng dụng này rất dễ dàng cài đặt và sử dụng.

Giao diện của OA Central
Các chế độ chụp chính trên OA Central
•    Mode Dial: đây là chế độ chụp chính, bạn hoàn toàn có thể tác động vào các thông số của Air A01, rất thú vị nếu như bạn đã có kiến thức căn bản về nhiếp ảnh.
•    Art Filter: Về cơ bản đây là tính năng có thể gọi với cái tên khác là “Instagram Mode” nó cung cấp sẵn cho bạn các preset, filter riêng của Olympus.
•    Color Creator: Với chế độ này bạn có thể điều chỉnh các thông số của bức ảnh cho riêng mình. Đây cũng là một công cụ rất hữu dụng với người dùng đã thành thục các thao tác chụp cũng như có hiểu biết về các tone màu.
•    Photo Story: Chế độ cho phép bạn cắt, dán các bức hình.
•    Genius: A01 cung cấp cho bạn 6 bộ lọc màu khác nhau, khá thú vị, tuy nhiên nếu không muốn bạn có thể bỏ qua nó.

Một hình ảnh được chụp bằng chế độ Creator trên A01

Olympus Air A01 còn cho phép bạn thay đổi các cài đặt khác trong máy và lưu các cài đặt mới của mình trên Amazon Cloud Drive.
Giống như các máy ảnh chuyên dụng khác, nút chụp của A01 có thiết kế 2 nấc, ½ để lấy nét, khóa nét và ½ để chụp. Hoặc bạn có thể lấy nét bằng cách chạm vào màn hình của điện thoại, A01 cho tốc độ lấy nét rất nhanh và chính xác.
Nếu bạn muốn chụp chủ thể ở xa và chuyển động thì nhà sản xuất khuyên bạn nên sử dụng nút chụp cứng. Tốc độ chụp 10fps giúp A01 có thể chụp rất nhanh, liên tục. Và dù ở khoảng cách dù khá xa, A01 vẫn cho hình ảnh có đủ sáng và chi tiết
Hạn chế của A01 đó là nó gắn với điện thoại của bạn không phải để làm việc, dẫn đến một số tình huống và góc chụp khá khó khăn. Đồng thời với cấu hình không quá mạnh mẽ, kết nối với điện thoại nên A01 xử lý ảnh khá khó khăn (điều này sẽ được hạn chế khi bạn không yêu cầu chuyển file ảnh qua điện thoại mà lưu vào thẻ microSD trên máy) Và khá phức tạp khi bạn muốn chia sẻ bức hình vừa chụp lên mạng xã hội hay cho bạn bè, bạn sẽ phải ngắt kết nối của A01 với điện thoại, sau đó kết nối điện thoại với mạng di động/WiFi để chia sẻ.

Dễ dàng tháo A01 để thực hiện những góc chụp khó

Tuy nhiên, sức mạnh của A01 là điều không thể phủ nhận. Trong một body nhỏ gọn, A01 cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Cảm biến được sử dụng trên A01 về cơ bản là giống với cảm biến được dùng trên những chiếc máy ảnh hàng đầu của Olympus như E-M1 và E-M5. Điều này cho phép bạn sử dụng A01 để chụp chân dung, chụp đám cưới và chất lượng ảnh A01 mang lại tương đương với các máy ảnh chuyên nghiệp có giá chừng hơn 1000 USD khác.
Một điều rất thú vị ở các máy ảnh dạng module là bạn có thể tách camera ra khỏi điện thoại, chụp ở những góc mà các DSLR khá khó khăn để thực hiện được.
Cảm biến lớn trên A01 cho bạn thỏa sức sáng tạo, những bức ảnh sắc nét, chi tiết rõ ràng, đặc biệt, các ống kính sử dụng ngàm M4/3 cũng rất nổi tiếng về độ sắc nét, bạn hoàn toàn có thể sử dụng file hình gốc để chia sẻ với bạn bè, và nếu bạn muốn bức ảnh của mình hoàn hảo hơn thì cũng không quá khó khăn khi A01 có thể chụp ảnh định dạng file JPG + RAW.

Khả năng xóa phông “mịt mù”

Những ưu điểm nổi bật của Olympus Air A01:
•    Chụp chân dung: bạn hoàn toàn có thể tự tin với chế độ chụp này khi A01 được trang bị một cảm biến đủ lớn để xóa phông “mù mịt” đồng thời hệ thống ống kính “chuyên trị” chân dung đa dạng, sử dụng ngàm M 4/3
•    Trong điều kiện thiếu sáng: cảm biến lớn có lẽ là chìa khóa cho vấn đề này. Với kích thước lớn gấp 13 lần cảm biến trên chiếc smartphone có camera tốt nhất hiện nay, và đây chính là sự khác biệt, và dù không được trang bị đèn flash đi kèm thì A01 cũng vẫn có thể làm tốt được công việc này.
•    Chụp xa: không phải là vấn đề lớn khi lượng ống kính zoom tiêu cự lớn luôn sẵn sàng giúp bạn điều này. Một cảm biến lớn cho Air A01 nhiều chi tiết hơn trên mỗi điểm ảnh.
•    Chụp cảnh có độ tương phản cao: các smartphone thương hướng tới việc sẽ làm nổi bật cảnh có độ tương phản cao, khi chụp dưới trời nắng gắt, ngay cả khi bạn chụp ở chế độ HDR
•    Sự linh hoạt: với khả năng thay đổi ống kính, A01 thực sự trở lên hoàn hảo cho việc trở thành một module dành cho các smartphone. Một ống kính góc rộng cho phong cảnh, một ống tele cho chân dung hay chụp street-life, thậm chí là động vật hoang dã. Tất cả nằm trong tầm tay của bạn.
•    Hạn chế của A01 có lẽ là ở việc nó không hỗ trợ chế độ chụp HDR hay panorama.
Một câu hỏi lớn dành cho Olympus khi họ bắt tay vào làm việc với Air A01, đó là “ai sẽ là người sẽ sử dụng nó”. Chắc chắn không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, cũng không phải những người không quan tâm tới nhiếp ảnh, nó là dành cho những người yêu thích nhiếp ảnh, nhưng đòi hỏi sự linh hoạt, chất lượng hình ảnh tốt…và hoàn toàn nghiêm túc khi nghĩ tới nhiếp ảnh.

Olympus và dòng ống kính ngàm M4/3 nổi tiếng về màu sắc
Air A01 chưa vươn tới được tầm cao như E-M5 nhưng hướng nó đang đi là hoàn toàn đúng đắn, đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, chất lượng ảnh tuyệt vời… quá nhiều thứ đã được tích hợp trong Air A01 và chắc chắn Olympus sẽ tiếp tục phát triển nó để ngày càng hoàn hảo hơn.

 

Nguồn: thenextweb.com

Visited 2,069 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...