3 vấn đề cần lưu ý khi mua máy ảnh cũ

Với những ai đam mê dòng máy ảnh ống kính rời mà hầu bao hạn hẹp thì có lẽ việc chọn mua ống kính máy ảnh cũ (lens) là một sự lựa chọn thông minh. Tuy nhiên, vì được mua với giá thấp hơn so với thị trường, nên lens cũ có thể sẽ gặp một số vấn đề như: trầy vỏ, xước thấu kính, lờn zoom,… Vì vậy, trước khi mua lens đã qua sử dụng thì việc kiểm tra thật kỹ là điều cần thiết.

Thị trường ống kính máy ảnh cũ hiện nay cũng khá sôi động với nguồn hàng phong phú đến từ các dân chơi trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, ống kính cũ chủ yếu là hàng xách tay từ những nước Châu Á như Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Chênh lệch giá so với lens mới từ 2 – 15 triệu (tức từ 100 – 700 USD) tùy theo mặt hàng. Giá lens mới càng cao thì chênh lệch giá với lens đã qua sử dụng lại càng lớn. Ví như giá Canon 75-300 mm f4-5.6 III có giá phân phối tại đại lý chính thức là 4,5 triệu thì lens canon cũ được bán với giá 1,8 triệu (chênh lệch hơn 2,5 triệu). Nếu Lens Canon 24-70 mm f2.8 L II mới có giá bán 45,8 triệu thì ống kính canon cũ có giá trên dưới 20 triệu (chênh lệch hơn 25 triệu đồng). Bạn có thể tham khảo thêm về dòng lens Canon mới và cũ này trên các trang rao vặt hay các trang chuyên bán đồ điện tử.

Lens Canon 24-70 mm f2.8 L II mới chênh lệch khoảng 20 triệu so với lens Canon đã qua sử dụng. Nguồn: ephotozine.com
Lens Canon 24-70 mm f2.8 L II mới chênh lệch khoảng 20 triệu so với lens Canon đã qua sử dụng. Nguồn: ephotozine.com

Để tránh mắc phải một số sai lầm khi mua ống kính máy ảnh cũ, chúng ta cần phải kiểm tra thật kỹ phần bên ngoài và phần trên trong của máy ảnh. Và để kiểm tra cũng cần phải trang bị một số những vật dụng như: máy ảnh phù hợp với lens cần mua, đèn pin với độ sáng vừa phải v.v.

Để kiểm tra máy, chúng ta cần thực hiện một số thao tác sau:

1. Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy:

– Kiểm tra số series bên ngoài máy xem có chính xác không? Đối với ống canon đã qua sử dụng, chúng ta có thể tính tuổi và xem xuất xứ của chúng bằng cách xem mã số đằng sau đuôi lens.

Dãy mã số sau đuôi lens Canon bao gồm 6 kí tự:

Ví Dụ: FU1105

Trong đó:
• F tượng trưng cho nhà máy sản xuất sản phẩm
Có tất cả 3 nhà máy chính và đều đóng tại Nhật Bản
U: Nhà máy Utsunomiya
F: Nhà máy Fukushima
O: Nhà máy Oita
• U tượng trưng cho năm sản xuất. Lấy A làm năm đầu tiên sản xuất là năm 1986, B là năm 1987,….tiếp theo đến U là năm 2006, V là năm 2007
• 11 là tháng sản xuất ra sản phẩm.
• 05 là mã riêng của Canon không cùng để tính tuổi
Như vậy ta có kết quả của dãy số FU1105 là: Lens Canon được sản xuất tại nhà máy Utsunomiya vào tháng 11 năm 2006.

– Kiểm tra các phụ tùng đi kèm như nắp ống kính của máy ảnh, cáp trước sau,… kiểm tra thật kĩ các mặt xem độ trầy xước, qua đó, có thể đoán được cách bảo quản của người sử dụng.
– Kiểm tra độ chắc chắn của các ốc vít nằm ở mặt sau ống kính. Nếu ống kính có dấu hiệu cạy, mở để lau chùi, thì nên cân nhắc thật kĩ khi chọn mua.

Kiểm tra độ chắc chắn, ăn mòn, hay dấu hiệu cạy mở các con ốc trên lens. Nguồn: photography.tutsplus.com
Kiểm tra độ chắc chắn, ăn mòn, hay dấu hiệu cạy mở các con ốc trên lens. Nguồn: photography.tutsplus.com

2. Kiểm tra cơ cấu lens:

– Xoay nhẹ zoom của ống kính kể kiểm tra độ mượt của nó. Không nên chọn lens có dấu hiệu rít hoặc quá trơn.

– Bên cạnh đó, chúng ta có thể chụp thử để kiểm tra chế độ lấy nét và chống rung của ống kính bằng thân máy đã chuẩn bị sẵn.

3. Kiểm tra chất lượng quang học bên trong:

Đối với thấu kính trước và sau, cần phải soi thật kĩ để kiểm tra các dấu hiệu như trầy, xước, ống kính bám bụi, bị mù, hay hiện tượng rễ tre v.v.  Nếu không mang theo đèn pin để soi trực tiếp vào thấu kính thì chúng ta nên giơ ống kính lên ngược chiều luồng ánh sáng để kiểm tra. Khi kiểm tra ống kính máy ảnh cũ, nên mở khẩu ở chế độ lớn nhất và đặt thấu kính ngược về phía đuôi hướng theo luồng ánh sáng. Nếu để một ngón tay từ từ trước thấu kính chúng ta sẽ thấy những lốm đốm xuất hiện là nấm mốc và những vằn vện là rễ tre (thường xuất hiện do việc bảo quản ống kính không tốt).

Ống kính máy ảnh cũ bị rễ tre. Nguồn: mmpentax.com
Ống kính máy ảnh cũ bị rễ tre. Nguồn: mmpentax.com

Với những ống kính máy ảnh cũ đã bị rễ tre thì hầu như là không sửa được, phải thay luôn ống kính mới. Vì vậy, nên kiểm tra thật cẩn thận vấn đề này.

Mỗi loại ống kính lại hoạt động theo một chức năng nhất định nên dù là dân chơi không chuyên về nhiếp ảnh cũng mong muốn sở hữu từ 2- 3 lens trở lên. Và giá của một ống kính máy ảnh cũ cũng không hề rẻ. Vì vậy, để chọn mua một ống kính cũ phù hợp, chúng ta cũng nên cân nhắc. Tốt hơn hết là nên chọn mua ở một cửa hàng uy tín hay một nguồn hàng xách tay thân cận để tránh “tiền mất, tật mang”. Đối với những ai không am hiểu về ống kính cũng có thể nhờ người quen đi cùng đến các cửa hiệu để chọn mua lens tốt nhất. Bạn cũng đừng ngại kiểm tra máy quá lâu vì đó là quyền lợi của người mua để tránh mua phải hàng “rởm”.

Nếu cần, bạn có thể trò chuyện với người bán để hỏi thêm một số ý kiến như là lý do họ bán máy, cách thức bảo quản hay họ thường dùng lens máy để phục vụ công việc gì v.v. để đánh giá chiếc ống kính máy ảnh cũ mà mình có ý định mua.

Theo chotot.vn

Visited 2,078 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...