Nhà nhiếp ảnh Lê Đông: Không ‘ăn mày’ danh vọng

Dân chơi ảnh ở TP.HCM đều biết nhà nhiếp ảnh Lê Đông. Đến với nghệ thuật này từ lúc đôi mươi, hơn nửa thế kỷ qua, dù gặt hái những giải thưởng quốc tế, ông vẫn khiêm tốn nhận mình chỉ là người cầm máy.

Với vóc dáng không phải tầm thước, tóc đã bạc trắng, nhưng mỗi khi cầm máy, nhà nhiếp ảnh Lê Đông lại biểu hiện một phong thái linh hoạt khác hẳn  tuổi 75.

Góc thư giãn ưa thích của ông là khu vực hồ hoa súng ở Công viên văn hóa Tao Đàn.

Đây cũng là nơi thu hút giới nhiếp ảnh trong thành phố bởi có nhiều đối tượng chụp, đồng thời là nơi dễ gặp gỡ người cùng sở thích.


Nhà nhiếp ảnh Lê Đông

Tính tình dễ hòa đồng và hoạt bát, nhà nhiếp ảnh Lê Đông thường chủ động làm quen với mọi người.

Ông không câu nệ đối tượng là ai, lớn hay nhỏ tuổi, miễn người đó thực sự yêu nghệ thuật (lĩnh vực nào không quan trọng), có kiến thức và quan trọng hơn cả biết cư xử đúng mực.

Với những bạn trẻ mê nhiếp ảnh nhưng thiếu kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này, ông luôn sẵn lòng chia sẻ, chỉ dẫn tận tình.

Vì vậy, không có gì lạ khi ông quen biết rộng và mọi người đều quý mến ông, gọi thân mật “bác Lê Đông”.


Các bạn trẻ mới bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh luôn được bác Lê Đông hướng dẫn tận tình.

Ông đến với nhiếp ảnh tình cờ như những ngã rẽ cuộc đời mình vậy.

Lúc 11 tuổi, ông được đưa từ Mỹ Tho, tỉnh tiền Giang, ra Bắc học ở trường Thiếu sinh quân Ba Vì.

Sau đó, ông được đưa sang học tập tại CHDC Đức (cũ). Cái duyên với nhiếp ảnh bén rễ từ đây.

Như nhiều người khác khi sống ở nước ngoài thường sắm chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc lưu niệm.

“Tôi có biết chụp ảnh gì đâu. Mua máy rồi gặp gì chụp nấy, chụp cho bạn bè và chụp những gì mình thích”, ông nhớ lại.

Nhưng một dịp tình cờ đã gắn kết nghệ thuật nhiếp ảnh suốt cuộc đời ông. Đó là lúc Lê Đông đang tuổi đôi mươi.

Trong một dịp hội họp, ông ngồi trước một cô gái Ba Lan còn rất trẻ. Trước nét đẹp dịu dàng và quý phái của cô, ông không thể cầm lòng nên lấy máy ảnh chụp lén.

Lát sau, một vị tướng Ba Lan cũng có mặt tại sự kiện này, nghiêm nghị hỏi lý do Lê Đông chụp ảnh cô gái.

Bị “bắt quả tang”, ông thú thật rằng vì cô gái quá đẹp, quá đáng yêu, nên phải chụp lại để chiêm ngưỡng.

Nghe vậy, vị tướng cười và cho biết ông chính là ba của cô gái đó. Rồi ông trách – nhưng có lẽ là gợi ý: Khi muốn chụp ảnh người khác thì nên xin phép họ. Nếu được đồng ý, xem như anh đạt một nửa thành công, vì được người mẫu hợp tác”.

Được “chỉ đường”, Lê Đông mừng húm. Ông đến xin phép cô gái Ba Lan để chụp ảnh và cô gái nhận lời.

Sau buổi chụp ảnh, vị tướng dặn Lê Đông hôm sau mang đến văn phòng mình 10 bức mà ông từng chụp về bất cứ đề tài gì, trong đó gồm 5 bức xấu nhất và 5 bức được cho là đẹp nhất .

Hôm sau Lê Đông y lời dặn, mang đến cho vị tướng xem số ảnh theo yêu cầu. Sau khi xem trước 5 bức đẹp nhất, vị tướng vất ngay vào sọt rác.

Rồi ông chọn ra 2 trong 5 bức xấu nhất, dặn Lê Đông về phóng to ra mỗi ảnh 2 bức khổ 30 X 45cm phía sau ghi nội dung ảnh và thông tin người chụp mang đến cho ông.

Lê Đông cứ theo lời dặn mà không thể hiểu vị tướng ấy có ý định gì với 2 bức ảnh.

Vào một buổi sáng sau đó nửa tháng, cô gái con vị tướng đột ngột xuất hiện và cho hay một bức ảnh của Lê Đông giành giải khuyến khích cuộc thi ảnh toàn châu Âu năm 1961 (gồm các nhà nhiếp Đông Âu và Tây Âu tham gia).

Đó là bức ảnh ông chụp một cậu bé Đức đứng trên dồi “tè” thành hình cầu vồng xuống một chiếc xe tăng có khẩu đại bác gãy nòng, mang biểu tượng Quốc xã.

“Thật ra chỉ là ăn may. Tôi thấy hay hay thì chụp, có biết nghệ thuật và ý đồ gì đâu mà thể hiện.

Cho nên, nếu không gặp vị tướng hiểu biết về nghệ thuật nhiếp ảnh đó, chưa chắc tôi theo nghệ thuật nhiếp ảnh”, ông cười hiền lành tâm sự.

 


Tìm Chân – Thiện – Mỹ qua mỗi cú bấm máy

Sau khi về nước năm 1965, Lê Đông được bố trí công tác tại Bộ Tổng tham mưu.

Tuy sống đời binh nghiệp, lăn lộn khắp các chiến trường trong nước, Campuchia, Lào, nhưng cho dù những thời điểm cận kề cái chết ông vẫn không rời chiếc máy ảnh.

Lê Đông vẫn luôn chụp miệt mài gạn lọc, tìm ra những nét đẹp nơi chiến trường khốc liệt nhất, để bản thân và đồng đội lạc quan sống và chiến đấu.

Khi đất nước thống nhất, nhiếp ảnh gia Lê Đông về công tác tại ngành giáo thông – vận tải tỉnh Tiền Giang quê ông.

Sau đó, ông chuyển về Ban Tổ chức Thành ủy, rồi Sở VH-TT TP.HCM (cũ).

ời.


Nhà nhiếp ảnh Lê Đông, người gắn bó cả đời với máy ảnh phim

Khác với một bộ phận người đến với nghệ thuật nhiếp ảnh có dụng ý, mà trong đó không ít người chấp nhận đánh đổi nhiều thứ cốt để đạt cái hư danh “nhà nhiếp ảnh”, “nghệ sĩ nhiếp ảnh”,…

Tuy có một kho ảnh đồ sộ, trong đó có không ít tác phẩm có giá trị nghệ thuật và từng đạt giải thưởng quốc tế, nhưng ông không bao giờ nhận mình là “nhà nhiếp ảnh” hay “nhiếp ảnh gia”.

“Nhiếp ảnh hơn cả cuộc đời tôi. Tôi tôn thờ Chân – Thiện – Mỹ nên hàng ngày tôi đi “khất thực” những điều đó.

Phàm đã làm người thì đừng bao giờ đi ăn mày danh vọng. Cho nên tôi chỉ dám nhận mình là cầm máy gia mà thôi”, ông đúc kết về cuộc đời mình giống như một tâm sự chân tình với những ai còn mê muội với hư danh.

Tác giả : Sài thành

Visited 3,611 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...