Để chụp ảnh hiệu quả hơn với định dạng RAW

Đây không phải là một đề tài mới lạ nhưng lại luôn là điều chất vấn nhức nhối trong đầu những người mới bước vào con đường nhiếp ảnh. Chụp ảnh JPG hay RAW? Cái nào lợi hơn?

1. Khái niệm tổng quát về ảnh RAW

– Mọi người thường quen với khái niệm ảnh JPG –chuẩn ảnh nén phổ biến được tiêu chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi. Điểm khác nhau cơ bản giữa ảnh RAW và ảnh JPG là ảnh RAW đúng như tên gọi của nó – ảnh thô. Căn cứ vào những thiết lập trên máy trước khi chụp (ISO + tốc độ chụp + độ mở ống kính) mà cho ra tấm ảnh âm bản – như khái niệm phim âm bản – mà không quan tâm đến các khái niệm cân bằng trắng (White Balance), chế độ pha màu (Picture Style hay Picture Control). Còn đối với ảnh JPG – hình ảnh sau khi được cảm biến thu được sẽ áp dụng hoàn toàn các thông số thiết lập trên máy và tạo nên tấm ảnh đã được xử lý và nén lại. Do được nén lại ảnh sẽ mất nhiều chi tiết và gam màu hơn ảnh RAW. Ảnh RAW thì chưa thể in ấn hoặc xem trên các phần mềm xem ảnh đại chúng được nếu chưa được hỗ trợ và chuyển đổi sang các định dạng ảnh chuẩn khác (JPG, PNG, …). Ảnh RAW chứa nhiều thông tin nhưng chưa áp đặt hoàn toàn các tham số như: độ sắc nét (Sharpen), độ tương phản (Contrast), độ sáng tối (Brightness) và nhất là cân bằng trắng (White Balance), gam màu (Picture Style/ Picture Control) và độ phơi sáng.

2. Tại sao lại sử dụng ảnh RAW ?

– Do vấn đề được đề cập ở trên, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn thích chụp ảnh với định dạng RAW hơn JPG mặc dù dung lượng lưu trữ trên thẻ nhớ của ảnh RAW lớn hơn rất nhiều lần so với lưu ảnh JPG. Tuy nhiên do việc lưu trữ nhiều thông tin nhưng chưa hoàn toàn áp đặt và nén (làm mất dữ liệu) nên bạn có thể dễ dàng thay đổi các thông số để tối ưu hóa chất lượng của bức ảnh.

-Hiện nay, hầu hết máy ảnh kỹ thuật số du lịch cao cấp và tất nhiên máy ảnh chuyên nghiệp DSLR đều hỗ trợ ảnh RAW. Với các nhà sản xuất mà ảnh RAW sẽ có những tên gọi khác nhau theo cách đặt tên của mỗi hãng, ví dụ như: .CRW – .CR2 (Canon), .NRW – .NEF (Nikon), .ORF (Olympus), .PEF (Pentax), …. Và cũng tùy các phân cấp máy ảnh mà đuôi tập tin RAW cũng khác nhau. Các hãng sản xuất luôn cung cấp sẵn phần mềm đọc tập tin RAW của riêng mình, hãy sử dụng các tiện ích này để đảm bảo dữ liệu được khai thác chính xác và an toàn.

3. Các ví dụ về việc xử lý ảnh RAW

– Việc xử lý ảnh RAW trên các phần mềm miễn phí đi kèm sẽ đem lại những hiệu ứng hình ảnh linh hoạt và ít tốn kém cho nhu cầu thẩm mỹ của mỗi tác phẩm cá nhân của bạn.

– Các ví dụ sau sẽ thể hiện hiệu ứng trước và sau khi chỉnh sửa ảnh RAW theo quan điểm cá nhân của tác giả (phần mềm View NX 2 cho việc xử lý ảnh RAW của Nikon)

Ví dụ 1: thay đổi các thông số để tăng hiệu quả thẩm mỹ theo ý muốn

Hình gốc và tham số theo như thiết lập trên máy ảnh trước lúc chụp:

chup-anh-hieu-qua-dinh-dang-raw-1

chup-anh-hieu-qua-dinh-dang-raw-2

Hình sau khi thiết lập các tham số (được tô màu) và kết quả sau khi chuyển sang đuôi JPG:

chup-anh-hieu-qua-dinh-dang-raw-3

chup-anh-hieu-qua-dinh-dang-raw-4

Kết quả sau khi điều chỉnh tham số về gam màu sống động (vivid) và tăng độ sắc nét và tương phản.

chup-anh-hieu-qua-dinh-dang-raw-5

Ví dụ 2: chuyển ảnh từ trắng đen sang ảnh màu

Lúc chụp, bạn nghĩ rằng ảnh trắng đen sẽ ấn tượng hơn
Lúc chụp, bạn nghĩ rằng ảnh trắng đen sẽ ấn tượng hơn
Thông số thiết lập xem trên View NX 2
Thông số thiết lập xem trên View NX 2
Thông số thiết lập lại tông màu mới
Thông số thiết lập lại tông màu mới
Kết quả sau khi chuyển sang JPG
Kết quả sau khi chuyển sang JPG

Qua các ví dụ đơn giản trên bạn có thể hình dung được lợi điểm rất tích cực của việc lưu ảnh định dạng RAW trên máy ảnh của mình. Vì vậy hãy chuẩn bị thẻ nhớ dung lượng lớn (tốt nhất nên mang theo bên mình ít nhất 2 thẻ nhớ) và hãy nên mạnh dạn thiết lập lưu trữ định dạng RAW để không bỏ lỡ những khoảnh khắc ghi hình đáng nhớ các bạn nhé.

Nguồn blognhiepanh.vn

Visited 1,573 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...