[Ứng dụng – bài 1] Sử Dụng Phối Cảnh Để Thay Đổi Ảnh Của Bạn

Trong loạt bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản mà những người mới sử dụng có thể sử dụng ngay lập tức trong ảnh của mình. Chủ đề đầu tiên là “phối cảnh”. Chúng ta có thể quyết định cần phải sử dụng phối cảnh nào trong nhiếp ảnh? Chúng ta hãy tìm hiểu một số kỹ xảo phối cảnh của một nhiếp ảnh chuyên nghiệp. (Người trình bày: Yutaka Tanekiyo)

Hãy thử những phối cảnh khác nhau thông qua kinh nghiệm thực địa

1. Trước tiên, chụp bất kỳ ảnh nào bạn thích

Chìa khóa nằm trong việc “khám phá” đối tượng bạn muốn chụp. Trước khi bạn nghĩ về việc cần chụp phần nào của đối tượng, hãy bắt đầu bằng cách chụp đối tượng bạn quan tâm từ một góc rộng.

2. Xác định cần phải nhắm vào đâu

Ở đây, tôi quyết định chụp hoa, với một bông có nhụy hoa đặc sắc nhất làm chủ đề chính.

3. Kiểm tra ảnh bạn vừa chụp

Nuôi dưỡng thói quen kiểm tra ảnh sau khi chụp vài tấm.

4. Chụp ảnh cận cảnh

Tôi zoom mạnh vào nhụy hoa để chụp cận cảnh, nhưng dường như tôi đã zoom quá gần, do đó tôi điều chỉnh zoom để bao gồm toàn bộ bông hoa vào bố cục.

5. Thử thay đổi góc máy

Sau khi điều chỉnh bông hoa trong bố cục đến một kích thước phù hợp, tôi nhận thấy góc máy quá cao, như thể bông hoa bị ép xuống trực tiếp từ bên trên. Sau đó tôi tạo ra thêm không gian bằng cách đưa vào một phần nhỏ của môi trường xung quanh vào bố cục.

6. Chụp ảnh từ một tầm mắt khác

Tiếp theo, tôi thử hạ tầm mắt. Mặc dù làm như thế cho phép tôi chụp được nền sau rộng hơn so với ví dụ ở bước 5, bông hoa bị che đằng sau cái nụ ở nền trước. Mặc dù hạ hoặc nâng tầm mắt thật nhiều có thể giúp nhấn mạnh ảnh của bạn, hãy cẩn thận không để quá mức.

7. Tìm vị trí tốt nhất bằng cách thử và tìm lỗi

Đáp: Khoảng 30cm

Trong ví dụ này, tôi nhận ra rằng tầm mắt cao nhất là cùng độ cao với bông hoa, trong khi vị trí tốt nhất là cách bông hoa khoảng 30cm. Bước tiếp theo sẽ là điều chỉnh góc xem dùng tính năng zoom, và sau đó chúng ta có thể nhấn nút chụp

8. Thế là xong! Một tấm ảnh chụp hoa hấp dẫn

Điều quan trọng là phải lưu ý bố cục trước khi bạn nhấn nút chụp. Tại sao không thử chụp đối tượng từ các góc khác nhau bằng cách thử và tìm lỗi để tìm ra sự kết hợp tốt nhất giữa khoảng cách và tầm mắt? Bằng cách đó, bạn sẽ có thể chụp được một tấm ảnh lý tưởng.

Visited 1,064 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...