NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối (P19)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối (P19)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối (P19)

Điều quan trọng nhất là các bạn phải phân tích ra được trong 1 bức ảnh nhũng vùng nào càn làm sáng lên va nhũng vùng nào cần làm đậm đi.

Tôi xin đuợc giới thiệu với mọi ngưòi 1 số phương pháp xử lý ảnh đen trắng theo phương pháp truyền thống ( làm thủ công ) để qua đó mọi người có thể dùng Photoshop xử lý cho những bức ảnh của mình được hoàn chỉnh hơn.

Đây là tài liệu tôi trích ra trong quyển " Kỹ thuật phóng ảnh Đen Trắng " của 1 nhóm tác giả người Đức. Đây là quyển sách học kỹ thuật phóng ảnh ĐT của tôi.
Trong tài liệu này mỗi ảnh gồm có 3 phần: 

Ảnh 1: là ảnh nguyên bản, chưa có diều chỉnh. 

Ảnh 2: Là phần các vùng sáng tối trong ảnh cần diều chỉnh ( + làm tăng thêm độ đậm của vùng chọn ) ( – làm giảm đi độ đậm của vùng chọn ). 

Thời gian lộ sáng ảnh đen trắng được tính bằng giây. ( Giống như thời gian lộ sáng của phim ) 

Ví dụ như: Thời gian lộ sáng của bức ảnh đầu tiên là 9 giây được chia làm 3 lần, mỗi lần lộ sáng là 3 giây với kính lọc có độ tương phản là 4. ( Độ tương phản này chỉ dùng trong phóng ảnh đên trắng theo phuơng pháp thủ công. Nó dao đông từ 00 đến 5. Tuỳ theo từng ảnh. Và thời gian lộ sáng của ảnh cũng vậy. Mỗi một ảnh đều có 1 đáp số riêng. Không cái nào giống cái nào. Ví dụ như bức ảnh này là 9 giây. 

Sau khi lộ sáng cơ bản, người ta mới bắt đầu phân tích ảnh xem cần điều chỉnh những vùng nào trong ảnh. Làm cho nó sáng lên hoạc làm cho nó đậm hơn. 

– Nếu muốn làm cho nó đậm hơn thì sau khi lộ sáng cơ bản người ta lộ sáng tiếp vùng cần làm đậm lên( thêm thời gian lộ sáng ) bằng phương pháp che chắn. Dùng tay hoặc bìa cứng. Chỉ lộ sáng những vùng ảnh cần điều chỉnh, còn những chỗ khác thì che lại không cho lộ sáng tiếp. 

– Nếu muốn làm cho vùng được chọn sáng ra thì trong thời gian lộ sáng cơ bản ta đã phải xử lý rồi. Có nghĩa la trong thời gian lộ sáng đầu tiên đồng thời với việc giấy ảnh đang bắt sáng ta phải dùng miếng bìa cứng cắt theo hình vùng ta cần che để che vào những vùng càm làm sáng ra. Khi đó vùng dược chọn sẽ sáng hơn so với không che chắn ( Giấy ảnh bắt được ánh sáng ít hơn ). 

Sau khi xử lý cách vùng sáng tối trong ảnh hoàn chỉnh thì điều cuối cùng cẩn làm là lộ sáng thêm 4 góc của ảnh đậm hơn một chút để khi xem ảnh mát người xem không bị chạy ra khỏi ngoài ảnh thông qua các vùng sang ở 4 góc ảnh. 

Đây là kỹ thuật phóng ảnh truyền thống mình muốn các bạn tham khảo để qua đó có thể áp dụng các chức năng công cụ của Photoshop để diều chỉnh các bức ảnh Đên trắng ( số ) của mình. 

Tôi cũng đã dung PS làm thử 1 vài lần như vậy và thấy hiệu quả của nó cũng tương đối tốt. 

Điều quan trọng nhất  là các bạn phải phân tích ra được trong 1 bức ảnh nhũng vùng nào càn làm sáng lên va nhũng vùng nào cần làm đậm đi.

Tôi có đưa len 1 số ảnh mẫu để các bạn tham khảo. 

Bạn hãy làm thử và xin chúc bạn thành công.

Longdt.


ì ở ảnh B&W bên cạnh hình khối, đường nét, yếu tố xám-gray là rất quan trọng. Có người thích tương phản cao trong ảnh đen trắng thường giảm tông xám của bức ảnh và nhấn mạnh sự khác biệt giữa đen và trắng. Làm chúng có độ tương phản cao chủ yếu do việc sử dụng nguồn ánh sáng mạnh. Bên cạnh đó thì nhiều người lại khóai chụp ảnh đen trắng có độ tương phản thấp. Ảnh đen trắng có độ tương phản thấp thường nhấn mạnh tông màu xám hơn là việc tập trung vào sự tương phản. Tuy vậy trong ảnh đen trắng có độ tương phản thấp người chụp nên có điểm nhấn sẫm để tạo điểm nhấn cho bức ảnh.

 
Visited 207 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...