NGHỆ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸP TRÊN SMARTPHONE

NGHỆ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸP TRÊN SMARTPHONE

NGHỆ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸP TRÊN SMARTPHONE

Bạn là người đam mê chụp ảnh, bạn là người luôn thích giữ lại những khoảnh khắc đẹp về gia đình, bạn bè hay những chuyến đi chơi, đi công tác… Không phải ai cũng dư giả để sắm cho mình 1 chiếc DSLR và lúc nào cũng kè kè nó bên mình, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể chụp được những bức ảnh đẹp không kém bằng chính chiếc Smartphone (SMP) của mình nếu biết áp dụng một sỗ ký thuật chụp ảnh cơ bản mà mình sẽ chia sẻ dưới đây. Bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi, hướng dẫn cho những người mới vào nghề nhưng cũng khá là tâm huyết với mình

NGHỆ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸP TRÊN SMARTPHONE


Bạn là người đam mê chụp ảnh, bạn là người luôn thích giữ lại những khoảnh khắc đẹp về gia đình, bạn bè hay những chuyến đi chơi, đi công tác… Không phải ai cũng dư giả để sắm cho mình 1 chiếc DSLR và lúc nào cũng kè kè nó bên mình, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể chụp được những bức ảnh đẹp không kém bằng chính chiếc Smartphone (SMP) của mình nếu biết áp dụng một sỗ ký thuật chụp ảnh cơ bản mà mình sẽ chia sẻ dưới đây. Bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi, hướng dẫn cho những người mới vào nghề nhưng cũng khá là tâm huyết với mình, nên có ai muốn trích dẫn sang các 4r khác xin vui lòng ghi rõ nguồn VEGAVIET.COM


Công nghệ phát triển như vũ bão, điện thoại di động ngày càng được chăm chút kỹ lưỡng đặc biệt là tính năng chụp ảnh, thật dễ dàng để kiếm được một chiếc SMP có máy ảnh 5Mpx, 8Mpx hay thậm chí là 13Mpx. Bài viết của mình sẽ gồm 2 phần: Kỹ thuật chụp ảnh và Chỉnh sửa ảnh sau khi chụp. Hình ảnh trong bài đa phần mình tự chụp bằng em 820 của mình với camera 8Mpx, ảnh minh họa lấy từ Internet mình sẽ ghi rõ nguồn.

PHẦN I: KỸ THUẬT CHỤP ẢNH

1.1 Các thuật ngữ cần biết

:sweet_kiss: 

– Megapixel (Chấm): là số điểm ảnh có trên cảm biến máy ảnh, cái này phụ
thuộc vào nhà sản xuất. 5 chấm nghĩa là trên cảm biến có 5 triệu điểm ảnh,
theo ý thuyết thì càng nhiều chấm thì bức ảnh sẽ càng chi tiết, khi phóng to sẽ
không bị mờ. Tuy nhiên để có 1 bức ảnh đẹp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
và yếu tố quan trọng nhất là Ánh sáng.

– Giá trị phơi sáng (EV): Hiểu nôm na là lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh khi ta ấn núp chụp ảnh, nhiều ánh sáng quá ảnh sẽ bị trắng xóa và ngược lại ít ánh sáng ảnh sẽ tối. Trên các App chụp ảnh, giá trị này thường được ký hiệu là một hình vuông với 2 dấu + và – và thường được để mặc định = 0 (ánh sáng chuẩn).
Về lý thuyết khi tăng EV lên thì bức ảnh sẽ sáng hơn và ngược lại, thông sỗ này rất hữu dụng trên DSLR khi chụp ảnh ngược sáng hoặc chụp ảnh thiếu sáng nhưng trên SMP các bạn có thể quên đi cái này vì nó chủ yếu để làm cảnh, đơn giản vì độ mở ống kính của camera trên SMP là cố định không thể thay đổi được. Vì Vậy muốn có 1 bức ảnh sáng, đẹp và chi tiết không còn cách nào khác là bạn phải chụp trong môi trường có đủ ánh sáng tự nhiên.

Ảnh này mình chụp bằng con Galaxy Y với camera 2 chấm nhưng đủ ánh sáng nên ảnh khá đẹp, chẳng khác gì 8 chấm


– Cân bằng trắng (White Balance): trên SMP thường được đặt cạnh EV với ký hiệu WB, chức năng là khá hữu dụng với nhiều chế độ như Ánh sáng nóng, ánh sáng ban ngày, huỳnh quang… được minh họa bằng những hình vẽ rất dễ hiểu. Các bạn có thể thay đổi tùy vào môi trường để có được sắc ảnh thật nhất, nếu lười thì cứ để auto cho cảm biến máy tự nhận diện cũng dc J.


Ảnh Internet


– Chế độ chụp cảnh (SCN): Với nhiều chế độ như Tự động, ban đêm, hoàng hôn, thể thao…. Nó cũng tương tự như Cân bằng trắng dùng để điều chỉnh sắc ảnh sao cho thật nhất. Cái này mình hay dùng nhất là chế độ ban đêm.


– ISO: Độ nhạy sáng, ISO càng cao thì cảm biến máy ảnh càng nhận được nhiều ánh sáng hơn trong cùng 1 đơn vị thời gian, đổi lại hình ảnh cũng sẽ nhiều nhiễu (còn gọi là hạt / noise / hay grain) hơn và dễ mất chi tiết hơn so với khi chụp ở ISO thấp. Chúng ta cùng xem ảnh minh họa dưới đây để xem ISO có ảnh hưởng thế nào đến độ nét của ảnh (App Camera 360)


ISO 100 không bật Flash

ISO 800 không bật Flash
ISO 800 Flash bật trước
ISO 100 Flash bật trước
–>>> Như vậy chúng ta có thể thấy ISO càng thấp ảnh càng tối nhưng lại rất nét, ISO cao thì ngược lại. Trong hình chụp ở ISO 800 với đèn Flash bật trước thì cũng chẳng khác gì không bật Flash vì ISO cao cảm biến nó tự nhận đủ ánh sáng rồi, ánh sáng của đèn không có tác dụng nhiều. Kinh nghiệm rút ra là chụp ảnh thiếu sáng nên để ISO cao còn nếu để ISO thấp thì phải cung cấp nguồn sáng để có được bức ảnh rõ nét như trên ( Ảnh ISO 100 bật đèn ta có thể thấy rõ từng hạt bụi bẩn ở khe bàn phím, zoom hết cỡ lên nét chứ vẫn không bị nhòe)

– Ở camera stock và phần lớn các App chụp ảnh chúng ta phải điều chỉnh ISO ở trong Setting với giá trị từ 100 đến 800. Mình test trên các App thì thấy Camera 360 là có sự thay đổi rõ nét nhất và chỉ đúng nhiều hơn nếu chụp ở chế độ Marco. Thông thường mình chỉ điều chỉnh khi chụp ảnh tĩnh để nét hơn còn đa số để Auto ( bỏ ra chụp người yêu mà điều chỉnh cái này xong chắc em nó chạy mất ). Lưu ý với các bạn là ISO càng thấp thì chụp càng khó vì chỉ cần rung tay nhẹ là ảnh bị nhòe ngay lập tức, khi chụp nên tìm điểm tựa để chống rung. Một số App chụp ảnh có chế độ chạm tay lấy nét và chụp luôn như Camera 360, Zoom FX sẽ giảm được 1 bước bấm nút chụp làm rung máy, các bạn nên dùng các App này.

Khi đã làm chủ được ISO và ánh sáng của môi trường xung quanh, các bạn hoàn toàn có thể chụp được những bức ảnh vừa đủ sáng, có độ tương phản và siêu mịn như thế này.

– Tùy chọn lấy nét (Focus): Tùy vào App mà có nhiều hay ít tùy chọn ví dụ như:
+ Auto Focus (AF): lấy nét tự động
+ Infinite: lấy nét vô cực, dùng để chụp phong cảnh
+ Spot: lấy nét nhanh dùng chụp chuyển động hoặc thể thao…
+ Microspur hay Marco: Lấy nét gần, dùng để chụp ảnh với kích thước thật hoặc lớn hơn thực tế như côn trùng nhỏ, hoa cỏ… Cái chế độ này rất nhiều người hâm mộ dùng để chụp làm mờ phông đằng sau làm người xem tập trung vào chủ thể hơn nhưng lại cực kỳ khó chụp nhất là trên SMP.Tại sao ư? Bởi vì như mình đã nói ống kính trên điện thoại không thể thay đổi dài ngắn như trên Máy ảnh được nên để điều chỉnh vùng lấy nét (DOF) ta phải di chuyển điện thoại đến gần hoặc xa chủ thể chứ không đứng 1 chỗ rồi Zoom được, vùng lấy nét cũng rất hẹp nên căn được là rất khó và phần lớn các App chụp ảnh chế độ này cũng để làm cảnh mà thôi. Muốn có ảnh xóa phông mình khuyên các bạn nên chụp bình thường sao cho thật đẹp rồi dùng App chỉnh sửa ảnh để xóa phông (hướng dẫn chi tiết ở phần 2).

– Chế độ chụp: các App chụp ảnh pro cung cấp cho chúng ta khá nhiều chế đô chụp khác nhau như Normal, chống rung tay, hẹn giờ chụp, chụp nhanh….. Tùy hoàn cảnh mà vận dụng linh hoạt cái này cũng khá hữu ích.

– Trên là những thông số cơ bản có trên SMP và các bạn cũng chỉ cần biết đến vậy, cũng có thể còn nhiều thứ khác nhưng trên điện thoại nó rất hạn chế và đa phần là không dùng được. Vận dụng tốt những cái nêu trên là bạn đã lên trình rất nhiều rồi.:lol:

1.2. Bố cục chụp ảnh

Đây là những quy tắc căn bản về việc tạo cảnh để có một bức ảnh đẹp và không gây nhàm chán cho người xem, nó rất dễ thực hiện với tất cả mọi người nhưng mạng lại hiệu quả rất cao.
Nói đến các loại bố cục trong việc tạo cảnh thì rất bao la, trong phạm vi bài viết này mình chỉ đề cập đến một vài bố cục cơ bản nhất nhưng cũng là đủ dùng khi chụp ảnh với SMP.

1.2.1. Quy tắc 1/3

Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình ra thành 9 phần bằng nhau: ( Ảnh minh họa )


Các đường cắt dọc gọi là các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi là các “đường ngang mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm (đánh dấu đỏ) gọi là các “điểm mạnh”.

Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng nhiều các đường mạnh và điểm mạnh càng tốt, và phần hậu cảnh nếu có đường chân trời thì đường chân trời này nằm song song hoặc trùng khớp với 1 trong 2 đường ngang mạnh.

Chúng ta cùng xem hình minh họa dưới đây để hiểu rõ quy tắc này ( Ảnh: Internet)

Trong hình dưới đường chân trời được đặt song song với đường ngang mạnh phía dưới, con thuyền được đặt vào đường dọc mạnh bên phải và điểm mạnh lấy nét vào đúng giữa thuyền. Chính vì vậy toàn bộ khung cảnh trông phóng khoáng, rộng rãi và có chiều sâu hơn rất nhiều so với cách chụp là đặt con thuyền vào giữa khung ảnh.

Chân dung cận cảnh cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” là điểm nhấn thường được khai thác nhiều nhất, được ưu ái đặt trên đường ngang mạnh và điểm mạnh phía trên bên phải (Ảnh minh họa)


Không nhất thiết lúc nào các bạn cũng phải đúng theo quy tắc 1/3 mới được gọi là tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng trong chụp phong cảnh và chân dung, những bức ảnh này trông đẹp và có hồn hơn rất nhiều đúng không ?

Hiện nay một số app chụp ảnh có hỗ trợ lưới để chụp ảnh theo quy tắc này được dễ dàng hơn như ProCapture, camera 360, các bạn chưa quen có thể tập chụp bằng những app này, sau quen rồi thì chụp kiểu gì cũng căn được chuẩn.

1.2.2. Tính cân bằng trong bố cục nhiếp ảnh

Tính cân bằng đóng một vai trò rất quan trọng trong bố cục tạo hình của nhiếp ảnh. Có thể chia đặc tính này ra thành 2 dạng: cân bằng đều và cân bằng lệch.
A, Cân bằng đều (ảnh Internet)


Trong tấm hình này, có thể thấy nhiếp ảnh gia đã đặt đường chân trời (phân cách mặt nước) vào vị trí gần như chính giữa khung hình. Bằng cách đó, tấm hình được chia thành 2 nửa đối xứng nhau, với các vật thể phía bên trên được mặt nước bên dưới phản chiếu lại hoàn toàn. Kiểu cân bằng đều này rất thường được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh và nhiếp ảnh kiến trúc, bởi nó tạo cảm giác chặt chẽ và tĩnh lặng cho tấm hình.

B, Cân bằng lệch

Thay vì xếp đặt góc nhìn dựa trên vị trí các vật thể, cân bằng lệch lại thường là loại bố cục được xây dựng dựa trên sự đối lập về màu sắc hoặc kích thước của các vật thể trong khung hình (ảnh internet)

Nhìn ảnh trên, có thể thấy rằng quy tắc 1/3 thực ra cũng là một dạng của bố cục cân bằng lệch. Và thực vậy, cân bằng lệch là dạng bố cục mà ta sẽ thường bắt gặp nhiều hơn trong nhiếp ảnh, bởi nó ngay lập tức dẫn dụ con mắt người xem đến với điểm nhấn của tấm hình, trước khi “giải phóng” tầm nhìn về phía những khoảng không gian rộng lớn hơn, qua đó tạo cảm giác nhẹ nhõm, phóng khoáng cho người xem.

Đọc đến đây các bạn đã không còn là một tay chụp ảnh nghiệp dư nữa rồi mà trình độ lúc này đã ngang ngửa với những ông thợ ở các tiệm Ảnh viện & Áo cưới, có thua thì cũng thua ở cái DSLR thôi. Và để đạt được một đẳng cấp cao hơn nữa, mời các bạn đọc tiếp các kỹ thuật dưới đây 

1.2.3. Các kỹ thuật chụp hay dùng


A, Chụp ảnh HDR
– Ảnh HDR là gì thì google seach nhé!


– Hiện nay mình biết 2 app chụp HDR đẹp là Camera HDR + và camera 360. HDR+ cho ảnh với màu sắc thật hơn nhưng cũng khó chụp hơn, nó chụp đúng nguyên tắc của ảnh HDR là chụp 3 tấm liền rồi ghép lại nên yêu cầu là phải giữ máy cố định trong khi chụp. Còn camera 360 chụp 1 phát ăn ngay và còn có thêm 1 vài hiệu ứng để điều chỉnh màu sắc để kích màu đậm hơn hay nhạt hơn.
– Nếu trời sáng đẹp mình khuyên các bạn dùng app HDR+ chụp thì sẽ ra ảnh rất thật, còn nếu trời hơi tối hoặc hơi sáng quá thì dùng 360 để điều chỉnh màu nhiều lúc sẽ cho ảnh rất ảo.:lol: 

B, Chụp Marco ( Ảnh stock camera 4.1)


– Định nghĩa một cách đơn giản thì chụp ảnh Marco là chụp ảnh ở kích thước bằng hoặc lớn hơn đối tương, hay còn gọi là phóng to ( hay dùng chụp côn trùng, hoa, cỏ…)
– Rất nhiều app có chế độ chụp Marco kể cả stock camera, nhưng để chụp ảnh được đẹp ở chế độ này thì các bạn nên hạ ISO xuống mức thấp nhất và chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ống kính cách vật chỉ từ 5 > 10cm và trong lúc chụp tuyệt đối không được rung tay.


Ảnh này lấy nét chưa được chuẩn vì phần hoa gần nhất bị mờ, vùng xung quanh rất nét còn xa hơn 1 chút lại mờ. Như vậy các bạn có thể thấy vùng lấy nét trên camera điện thoại rất mỏng, nếu căn không chuẩn thì không thể nào chụp được Marco.


C, Chụp ảnh lia máy
Trong nhiếp ảnh, để tấm ảnh chụp được hấp dẫn và ấn tượng người xem, người ta hay đề nghị ý tưởng tạo sự tương phản trong tấm ảnh. Có thể là sự tương phản về nội dung như nhỏ và to, cao và thấp, xa và gần, thanh bình và vực thẳm; hoặc tương phản về ánh sáng, vùng sáng vùng tối, hoặc tương phản về màu sắc để nhấn mạnh chủ đề…; và có một sự tương phản khác mà nhiều anh em thích, đó là động và tĩnh.


Nhìn bức ảnh này, nhiều thím sẽ phán rằng phải chụp trên các DSLR với tốc độ lấy nét cực nhanh, nhưng với SMP bạn vẫn hoàn toàn có thệ chụp được bằng một chút khéo léo của mình với tất cả các app camera.
Đầu tiên phải tìm một vị trí thích hợp, lấy nét trước vào vị trí định chụp (vd bạn muốn chụp 1 người đang đi xe trên đường thì phải lấy nét trước vào vị trí giữa đường đó), di chuyển camera với tốc độ bằng với tốc độ của vật đang di chuyển rồi ấn chụp. Cách khác là di chuyển theo đối tượng cần chụp rồi bấm chụp (cho camera tự lấy nét cũng dc).
Một cách đơn giản hơn là dùng App Fastbust camera với tốc độ chụp 30 hình/s ( bằng tốc độ quay phim full HD), ấn phím chụp liên tục rồi di máy theo đối tượng chuyển động > về nhặt ra bức đẹp nhất :)), nên dùng bản pro để có lấy nét nhá.

D, Panaroma 
Cái này thì quá nổi tiếng rồi, ai vẫn chưa biết thì seach GG nhé, dùng stock camera JB hoặc một ứng dụng chụp Panaroma nào đó trên CH play đều chụp rất tốt.(Ảnh chụp tại ĐH NN, camera stock 4.1)

Cách chụp: – Xác định vùng cần chụp, thường là nó chụp được 1 góc từ 150 đến 170 độ
– Đứng chắc chắn trên mặt đất với 2 chân giang rộng, cầm máy bằng 2 tay, 2 khuỷu tay khép chặt vào sườn.
– Ấn chụp rồi di chuyển máy từ trái sang phải, lưu ý là xoay máy bằng cách xoay nửa thân người trên chứ không xoay tay để hạn chế rung và di chuyển máy trên 1 mặt phẳng nằm ngang ( không được lúc lên lúc xuống ảnh rất dễ bị hỏng)
– Cố gắng di máy thành một vòng cung đều (nửa vòng tròn) để lúc chụp xong ảnh sẽ ít bị méo.

E, Chụp ảnh đêm
– Phải nói rằng đây là một trong những kỹ thuật chụp ảnh khó nhất và cũng đòi hỏi những ống kính cao cấp để có được những bức ảnh rõ nét, những ánh sáng đường phố lung linh huyền ảo. Trên SMP chụp được những bức ảnh rõ người rõ mặt là các bạn cũng nên tự hài lòng với mình được rồi.
– Nguyên tắc chụp ảnh đêm là tăng ISO lên cao để cảm biến máy nhận được nhiều ánh sáng hoặc đưa máy về chế độ chụp ban đêm thì nó sẽ tự tăng ISO lên max. Nhưng cũng tùy trường hợp môi trường chụp có đủ ánh sáng không mà các bạn có thể đặt ISO ở mức trung bình từ 300 đến 600 để hạn chế sạn, nếu chụp trong nhà cũng có thể điều chỉnh Cân bằng trắng để bức ảnh có màu thật nhất.

– Nếu không đủ ánh sáng để chụp thì các bạn mới nên dùng Flash và khi bật flash phải đảm bảo rằng các bạn đứng cách đối tượng từ 1 đến 2m để ảnh không bị chói.
– Mình ít khi đi chơi tối lắm nên nợ các thím ảnh đêm vào lần khác nhé 

Trong chụp ảnh đêm còn 1 thể loại rất hay là chụp ảnh phơi sáng, trên CH play chỉ có 1 app quảng cáo là chụp được ảnh phơi sáng lâu đến 60s, nhưng mình đã test bản pro của nó là Camera FV-5 nhưng vẫn chưa tìm ra cách chụp mặc dù đã cài đặt trên các hệ điều hành từ ICS lên JB. Ai biết cái này share anh em nhé vì cái này chụp rất độc đáo.

F, Giờ vàng


Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm cho ta ánh sáng tự nhiên tốt nhất và đặc biệt nhất. Khoảng thời gian này trong ngày được gọi là "Giờ ma thuật" hay còn gọi là "Giờ vàng". Ánh sáng vào khoảng thời gian này có đặc điểm rất đặc biệt – cường độ rất thấp, góc độ lạ thường (so với hầu hết thời gian khác trong ngày khi mặt trời chiếu rọi trên đầu chúng ta), ánh sáng khuếch tán… bầu trời và những đám mây phản chiếu lên các phiến đá tạo ra nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau. Màu sắc trong khung cảnh đa dạng và đậm chất hơn so với thời gian khác trong ngày, những hình bóng tỏa dài và bí ẩn, bầu trời tạo nên hiệu ứng gradient… Giờ vàng là một trong những khoảng thời gian tốt nhất để trãi nghiệm và chụp ảnh trong ánh sáng tự nhiên. Không có gì phải ngạc nhiên khi một số bức ảnh danh lam thắng cảnh đoạt giải thưởng được chụp trong khoảng thời gian ma thuật này.

Muốn chụp được những bức ảnh như vd trên phải bỏ chút thời gian ra canh nhé

PHẦN 2: CHỈNH SỬA ẢNH


Hiện tại, lên Appstore hay CH play các bạn có thể tìm ra hàng tá các ứng dụng để chỉnh sửa ảnh, nhưng đa phần các hiệu ứng các chỉnh sửa ảnh của nó như tăng sáng, kèm hiệu ứng mono, HDR … nó đều giống nhau. Mình xin chia sẻ 1 số ứng dụng hay, đầy đủ mà mình vẫn thường dùng.

2.1 Xóa phông

– Xóa phông hay còn gọi là làm mờ cảnh sau lưng chủ thể để làm nổi bật và thu hút ảnh mắt người xem vào chủ thể chính là phương pháp hay được dùng nhất, 90% các bức ảnh có trên mạng đều được chụp hay chỉnh sửa xóa phông kiểu này.
– Ứng dụng xóa phông hay nhất mình biết là AfterFocus, dùng cái này phải thao tác bằng tay nhưng mình có thể tùy chọn được vùng làm mờ tùy ý, ảnh đẹp hay xấu tùy vào tay nghề của bạn. Ngoài xóa phông nó còn có thêm một số hiệu ứng khá đẹp. Ứng dụng này ban có thể lên Maket dow bản free về, dùng bản pro bị lỗi không save được ảnh sau khi sửa nhé.
Ảnh gốc

Sửa bằng AfterFocus & PícArt
– Ngoài ra còn có 2 ứng dụng xóa phông được nhưng chỉ là xóa theo hình cố định như hình tròn, hình chữ nhật thích hợp trong ảnh phong cảnh và cách làm đơn giản hơn rất nhiều đó là Awesome-miniature và PhotoWonder. Hai cái app này cũng khá hay và hữu dụng.

2.2 Cắt ghép chỉnh sửa ảnh

– PicArt là ứng cử viên hàng đầu ở lĩnh vực này với vô vàn hiệu ứng tùy chỉnh khác nhau, dow miễn phí trên maket.


– PhotoWonder: cũng có nhiều tùy chỉnh ảnh, làm đẹp, ghép ảnh, làm mờ phông…. Nói chung cái app này 2 trong 1 anh em dùng sẽ thấy rất hay.

– Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác mọi người có thể tự nghiên cứu. 

 

LỜI KẾT

 

 "Nếu tranh vẽ là nghệ thuật của sự trừu tượng, hiphop là nghệ thuật đường phố thì nhiếp ảnh – là nghệ thuật của ánh sáng. Một bức ảnh đẹp hay không, không chỉ thể hiện ở những chi tiết hay cảnh vật trong hình, mà một yếu tố quan trọng để tạo nên một tác phẩm "để đời" chính là độ sáng"


Visited 876 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...