Kỹ thuật chụp giọt nước rơi và khói

Kỹ thuật chụp giọt nước rơi và khói

Kỹ thuật chụp giọt nước rơi và khói


Rất nhiều khoảnh khắc của những “hoạt động” trong tự nhiên mà một chiếc máy ảnh hiện đại có tốc độ phơi sáng tốt cũng không thể nào ghi lại được.
Harold Edger, một trong những nhiếp ảnh gia đi tiên phong trong lĩnh vực “ngưng đọng” những khoảnh khắc tưởng chừng bất khả thi, đã nhận ra rằng việc sử dụng đèn Flash tốc độ cao có thể cho phép chúng ta tạo ra sự phơi sáng cực ngắn, điều mà tốc độ màn trập của máy ảnh về mặt cơ học không cho phép; quan trọng hơn, nó cho phép chúng ta “lên chương trình” ghi lại cho những khoảnh khắc mà chúng ta đoán định trước được. Lý do kỹ thuật này đang ngày càng phổ biến đó là vì kỷ nguyên kĩ thuật số đã mang lại cơ hội thử nghiệm phương pháp chụp này với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với trong quá khứ.

 
Công cụ để thử nghiệm kỹ thuật này rất là đơn giản: một chiếc máy ảnh KTS, một chiếc đèn Flash (lý tưởng nhất là một chiếc Flash tháo rời), chân máy. Nguyên liệu cuối cùng cần phải có đó là lòng kiên nhẫn. Nếu bạn đã chuẩn bị đủ rồi thì chẳng có lý do gì ngăn cản chúng ta bắt đầu tiến hành thực nghiệm.

Chụp Những Giọt Nước Rơi

Điều đầu tiên cần phải hiểu trong kỹ thuật này chính là những bức hình nhưng đọng khoảnh khắc này không phải là kết quả của việc chúng ta đạt được tốc độ màn trập cực nhanh. Thay vào đó, sự phơi sáng được tạo ra bởi tiếng nổ rất nhanh của đèn Flash. Hiểu được điều đó trong đầu rồi thì bạn sẽ không cần tới bất cứ nguồn sáng nào khác chung quanh để tác động lên sự phơi sáng nữa; do đó, có thể tiến hành kỹ thuật này trong một căn phòng có ít ánh sáng là điều có thể. Không cần quá tối, nhưng cũng không cần một căn phòng tràn ngập ánh sáng.
Chuẩn bị một bát nước trên một mặt bàn, giấy màu hay những tấm thẻ màu có thể dùng làm hậu cảnh, đặt chúng gần phía sau cái bát để đạt được hiệu quả như trong ảnh minh họa.

 Cài máy ảnh lên chân máy thật chắc chắn, lựa chọn cho mình một khung hình ở trung tâm mặt nước trong bát nơi mà bạn sẽ tiến hành nhỏ nước. Lưu ý, dùng ống kính Macro hoặc cài đặt chế độ chụp Macro trên thân máy hoặc ống kính mà bạn có. Nếu bạn không có tất cả những thứ trên, hãy chọn giải pháp Crop lại khung hình sau khi chụp.
Chọn chế độ lấy nét chỉnh tay hoàn toàn cho máy ảnh. Cầm một chiếc bút chì đặt ở trên phần trung tâm mặt nước trong bát và lấy nét khu vực đó cho chuẩn.
Đối với Flash, bất đắc dĩ lắm thì hãy dùng đèn Flash trên máy (nếu bạn có khả năng căn khoảnh khắc chuẩn); Lý tưởng nhất là dùng Flash rời và đặt ở vị trí một bên của bát nước như hình minh họa.
Đối với sự phơi sáng của máy ảnh, chìa khóa thành công tiêu chuẩn trong kỹ thuật chụp này là tạo ra độ sâu của trường ảnh tốt. ISO thấp và tốc độ màn chập không làm trội hơn tốc độ đồng bộ của đèn Flash (thường ở mức 1/200 giây).
Đặt thông số độ mở ống kính ở f/16; ISO 100; tốc độ màn chập ở mức đồng bộ cao nhất mà nó có thể (thường đặt là 1/125 giây nếu bạn không chắc chắn về vấn đề này); bật đèn flash và hãy kiểm tra thử hoạt động của nó một vài lần trước khi tiến hành chụp thật. Sử dụng Histogram và chế độ View trên màn LCD của máy ảnh để kiểm tra; Nếu ảnh quá tối thì hãy dịch chuyển đèn Flash lại gần hơn chiếc bát và ngược lại. Kiểm tra lại những tấm hình mình chụp cho tới khi thấy ưng với kết quả. Nhiều khi Flash đánh không như ý bạn muốn, hãy mở ống kính ở f/11 hoặc là lớn hơn đến khi bạn hài lòng.
Nếu bạn đã sẵn sàng mọi thứ rồi, vậy thì hãy bắt đầu công việc. Nhớ là chẳng có quy tắc nào cả; nhỏ và chụp, nhỏ và chụp, chụp, chụp, và chụp đến khi nào bạn chán thì thôi. Kỹ thuật chụp này thực sự dựa rất nhiều vào sự may mắn và kiên nhẫn cũng như khả năng đoán định khoảnh khắc của bạn. Trong một trăm tấm bạn chụp, có thể có một vài tấm lấy được, hoặc không có gì cả. Mặc dù vậy, để loại bỏ một số thứ chắc chắn không có ích và để khám phá những dạng khác nhau của phương pháp chụp ảnh này, nhiều tay máy sẽ mua hoặc tự tạo cho mình một dụng cụ gọi là “beam Splitter” để kích nổ đèn Flash.
Ở dạng cơ bản nhất của mình, một chiếc Beam Splitter bao gồm hai phần: phần gửi tín hiệu điện với nhiệm vụ là gửi đi chùm ánh sáng không nhìn thấy; phần còn lại được gọi là “thanh tra”hay còn gọi là bộ kiểm sóng để phát hiện ra chùm sáng đó. Khi mà tín hiệu sóng bị vỡ do sự rơi của giọt nước lên bề mặt nước trong bát, đèn Flash sẽ bị kích nổ. Với sự bắt sóng tốt này giữa beam và phần mà giọt nước sẽ rơi, khả năng để Flash hoạt động tốt là rất khả thi và cần bạn kiên nhẫn điều chỉnh một chút. Đối với những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc có liên quan đến yếu tố âm thanh thì bộ kích sóng âm thanh (audio trigger) sẽ là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho beam splitter.

 Chụp Khói

 Nhờ có sự biến đổi hình dạng liên tục mà những làn khói cho ra có cơi hội khi lại những khoảnh khắc rất đẹp & độc nhất vô nhị. Chỉ cần thêm một chút công việc biên tập tạo độ tương phản là bạn đã có một tác phẩm hoàn hảo.
Mọi sắp đặt để chụp khói đều giống như chụp giọt nước rơi, chỉ khác một điều là chúng ta sử dụng phông/tấm thẻ màu đen để làm hậu cảnh thay vì dùng các loại màu sắc khác như trong chụp nước. Bạn có thể dùng que hương đang cháy hoặc điếu thuốc lá, bất cứ vật vì tạo nên độ dày cho làn khói đều thú vị

 ISO: 100 hoặc 200; Độ mở cho độ sâu của trường ảnh ở mức trung bình cho đến nhỏ (f/8 đến f/16); tốc độ đồng bộ đèn Flash ở mức cao nhất 1/125 giây. Lựa chọn chế độ chỉnh tay hoàn toàn cho máy ảnh.
Đã đến lúc làm căn phòng trở nên tối hơn và chỉ tập trung đánh sáng vào làn khói, bạn có thể bắt đầu chụp từ lúc này. Hãy chụp thử một vài tấm để kiểm tra độ mở đã chuẩn hay chưa, dùng bảng Histogram để kiểm tra lại. Ở phần khói, không cần để độ mở quá lớn để làm sáng vùng khói. Điều chỉnh khoảng cách từ đèn Flash đến làn khói để thay đổi sự phơi sáng; khi mà mọi thứ đã hoàn hảo thì là lúc bạn có thể có kết quả cho những lần bấm máy của mình. Lúc này, bạn không phải nhìn vào Viewfinder (ống ngắm) của máy nữa, mọi thứ đang cố định, điều bạn nên làm đó là ngắm và căn những khoảnh khắc làn khói bốc lên có hình dạng đẹp nhất để bấm máy. Song song với việc có thể sử dụng màu sắc trong căn phòng cũng như ứng áp suất nhiệt độ để tạo ra những bức ảnh có độ tưởng phản về màu sắc.
Công việc biên tập còn lại bao gồm:
1. Cropping: lựa chọn phần ảnh mà mình ưng ý, cắt bỏ những phần thừa. Đừng ngại crop chặt để có được phần ảnh có hình dạng đẹp nhất của làn khói.
2. Chọn Level: dùng tất cả những phần mềm có thể để chỉnh level, đảm bảo rằng hậu cảnh sẽ là một màu đen tuyền và mịn màng vào tạo sự tương phản đối với làn khói trắng. Có thể dùng công cụ Dodge & Burn để lựa chọn vùng sáng và vùng tối từng phần cho tấm ảnh.
3. Invert: đảo ngược. đây là lựa chọn của bạn, không bắt buộc. đảo lộn màu trogn bức ảnh là cách đơn giản để đảo lộn màu của hậu cảnh.
4. Color: thêm màu sắc. đây cũng là một bước không mang tính bắt buộc. Vì hậu cảnh là đen hoặc trắng tuyền nên bạn có thể dùng bất cứ phần mềm nào để thay đổi màu của làn khói dễ dàng.

 Đây là một trong những ví dụ về tác phẩm khi hoàn thiện. Chúc các bạn đạt được thật nhiều niềm vui với trải nghiệm thực tế của mình.

 

Visited 852 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...