KỸ thuật canh chỉnh bố cục phần 1 – “8 CÂY CỌ” CỦA NHIẾP ẢNH GIA 1.0

LỜI NGỎ

Nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh phong cảnh nói riêng đối với mình và nhiều anh chị em là một môn giải trí thật tuyệt vời. Chụp được một bức ảnh đẹp là một niềm vui lớn. Niềm vui này có thể xoa dịu những nỗi lo âu nhọc nhằn và căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Từ nhiều năm qua bản thân mình đã được hưởng nhiều niềm vui ấy và với series bài viết bố cục nhiều phần bắt đầu từ bài này, mình hy vọng sẽ mang đến cho bạn, người cùng đam mê, thêm một nụ cười, thêm một niềm vui trong cuộc sống.

VẤN ĐỀ KHÓ CỦA BỐ CỤC

Từ khi bắt đầu vui chơi với nhiếp ảnh phong cảnh nghệ thuật, mình đã sớm nhận ra bố cục là một chủ đề rất khó. Đã học qua rất nhiều sách bố cục, nhưng mình nhận thấy hầu như tất cả chỉ dành cho hoạ sĩ và nhà thiết kế. Vì những sách đó dạy cho mình như thế nào là bố cục đẹp, mà không dạy cho mình làm thế nào để tìm và canh ra bố cục đẹp ấy. Nên khi đứng trước một cảnh đẹp, bạn học nhiếp ảnh thường băn khoăn không biết làm thế nào để áp dụng những mẫu bố cục đẹp trong sách vào cảnh ở hiện thực vì hiện thực hiếm khi giống mẫu trong sách do vật thể trong thiên nhiên thật là muôn hình vạn trạng.

HỆ THỐNG HOÁ BỐ CỤC

Với lòng mong muốn chia sẽ về bố cục đến với bạn yêu nhiếp ảnh phong cảnh, sau một thời gian nghiên cứu và trải nghiệm thực tế thì mình cuối cùng tạm hệ thống được cách tìm và canh bố cục. Với hệ thống bố cục mới này, bố cục sẽ không còn là cảm tính, mà sẽ là một phương pháp từng bước dễ hiểu mà bất cứ ai cũng có thể dùng để tạo ra cho mình những bức ảnh đẹp theo phong cách riêng của mình.

Những lý thuyết sẽ chia sẻ trong series bài viết này không phải là định luật cứng nhắc mà là những công cụ giúp bạn đạt được bố cục cho ý tưởng sáng tác của bạn. Vì thế sau khi bạn đã làm chủ được chúng thì bạn nên dùng chúng một cách uyển chuyển, có như thế thì sự sáng tạo của bạn mới phong phú và đa dạng.

SERIES BỐ CỤC SẼ ĐƯỢC CẬP NHẬT CẬP LIÊN TỤC

Series bài bố cục này sẽ được cập nhật và thay đổi theo thời gian, đó là lý do mà mình đánh số phiên bản. Kiến thức này phát triển theo sự học hỏi và kinh nghiệm của mình, nên các bạn quan tâm nên trở lại trang web để cập nhật thông tin mới.

Những kiến thức trình bài trong series bài viết này chuyên cho nhiếp ảnh phong cảnh, nhưng nếu bạn linh hoạt thì bạn cũng có thể ứng dụng những nguyên lý này cho các thể loại nhiếp ảnh khác.

PHẦN 1: “8 CÂY CỌ” CỦA NHIẾP ẢNH GIA

Nếu nhiếp ảnh gia (NAG) là hoạ sĩ ánh sáng thì đây là 8 cây cọ của NAG. Trước khi áp dụng những kiến thức về bố cục thì trước hết bạn phải biết cách di dời máy ảnh để điều khiển góc máy. Khác với hoạ sĩ, NAG không thể vẽ ra những gì anh ấy/ chị ấy muốn, mà chỉ có thể chụp lại những gì đã có sẵn trước mặt. Vì thế để việc thay đổi sự tương quan của các yếu tố trong bố cục gồm có phương hướng, khoảng cách và kích cỡ của những vật thể trong khung ảnh là thiết yếu. Sau khi hiểu được và áp dụng được những nguyên lý này, thì bạn có thể nhìn ra trong đầu bố cục của cảnh trước mắt có thể canh được như thế nào. Điều này giúp bạn sắp xếp được những vật thể trong cảnh theo ý bạn.

CÂY CỌ THỨ 1: DỜI MÁY QUA TRÁI

1LeftDời máy qua trái khi bạn muốn các vật thể:

  • Xoay qua trái (ngược chiều kim đồng hồ) điều này làm thay đổi hướng của vật thể hướng qua bên trái.
  • Khi dời ít khoảng cách giữa các vật thể nhỏ
  • Khi dời nhiều thì khoảng cách giữa các vật thể lớn, cho đến khi bạn đứng giữa 2 vật thể thì nó sẽ có khoảng cách lớn nhất.

Ví dụ 1:
Dời máy qua trái để cho 2 cây tách rời nhau, không trùng khớp và không dính vào nhau làm đường nét của cây bị rối. Dời qua trái vì cây ở trước có cành hướng về bên trái, nên canh cho cây này hướng về cây phía sau tạo sự nhất quán trong bố cục. Nếu dời qua phải thì 2 cây sẽ hướng ra khỏi nhau.
_DSC0171-Edit

Ví dụ 2:
Dời máy qua trái để lấy không gian bên trái vì có ngôi nhà và ruộng bậc thang và quan trọng hơn là vì cái cây nghiêng về bên trái, hướng vào ngọn núi tạo một sự liên kết trong bố cục.
_DSC1612

CÂY CỌ THỨ 2: DỜI MÁY QUA PHẢI

2RightDời máy qua phải khi bạn muốn các vật thể:

  • Xoay qua phải (thuận chiều kim đồng hồ) điều này làm thay đổi hướng của vật thể chĩa qua bên phải.
  • Khi dời ít khoảng cách giữa các vật thể nhỏ.
  • Khi dời nhiều thì khoảng cách giữa các vật thể lớn, cho đến khi bạn đứng giữa 2 vật thể thì nó sẽ khoảng cách lớn nhất.

Ví dụ 1:
Dời máy qua phải khi muốn cây qua bên trái và dùng sườn núi và sườn đồi bên dưới phải làm đường dẫn vào cây.
_DSC1611

Ví dụ 2:
Dời máy qua phải để đưa cây khô vào tỉ lệ vàng bên trái, cho không gian bên phải rộng, và canh cho cây nhỏ ở xa vào đúng giữa vòng cung do nước tạo ra.
2_DSC9599-Edit

CÂY CỌ THỨ 3: NÂNG MÁY CAO

3upNâng máy lên cao khi bạn muốn:

  • Tăng khoảng cách của tiền cảnh và hậu cảnh, máy càng cao thì khoảng cách giữa các vật thể bên dưới càng tách xa ra.
  • Lấy nhiều phần dưới, làm phần dưới dài ra và thấy rõ hình dạng của các vật thể bên dưới.

Ví dụ 1:
Nâng máy cao lên để cho tản đá ở tiền cảnh tách rời ra khỏi vách núi đen tránh bị trùng, mất đi hình dạng của nó và bị rối. Càng cao khoảng nước giữa núi và đá càng xa càng tách rời.

Tốc độ 13 giây, ISO 50, F14, Custom WB 8000K.

Ví dụ 2:
Nâng máy lên để lấy được phần đá tổ ong có nước phản chiếu bên dưới rộng ra, vì mình muốn lấy hết và cho nó chiếm một diên tích lớn trong khung ngắm. Nếu không nâng máy lên cao thì phần phản chiếu đá tổ ong sẽ quá nhỏ và mất đi sự thú vị đầy thu hút của nó.

Tốc độ 30 Giây, F11, ISO 50, Custom WB 4300K, tiêu cự 22mm.

CÂY CỌ THỨ 4: HẠ MÁY THẤP

4downHạ máy xuống khi bạn muốn:

  • Làm giảm khoảng cách giữa tiền cảnh và hậu cảnh, càng thấp thì khoảng cách càng nhỏ, khi đầu của tiền cảnh và hậu cảnh thẵng hàng thì tiền cảnh sẽ che mất hậu cảnh.
  • Làm vật thể cao lên tạo cảm giác vĩ đại hơn

Ví dụ 1:
Máy hạ thấp cách mặt đất 3 tất để làm cho khối đá ở tiền cảnh cao to lên, và cây khô trắng ở vị trí cao mới như chạm và ôm vào mây.
DSC_3868-Edit-2

Ví dụ 2:
Máy được đặt trên đá cách 1 tất để làm cao hơn những đường rảnh tự nhiên có trên đá làm đường dẫn vào trong ảnh.
SONY DSC

CÂY CỌ THỨ 5: TIẾN MÁY ĐẾN GẦN

5NearTiến máy đến gần khi bạn muốn:Làm cho vật thể to ra trong khung ảnh.

Làm khoảng cách từ cạnh dưới của khung ảnh tới tiền cảnh ngắn lại.

Lưu ý rằng khi bạn tiến càng gần thì trường ảnh (DOF) càng hẹp vì thể việc kiểm tra và điều chỉnh trường ảnh là quan trọng. Tham khảo thêm bài Cách Lấy Nét Tối Ưu Trong Phong Cảnh.

Ví dụ 1:
Cây cỏ dại trong ảnh rất nhỏ chỉ chừng 7 tất, và cục đá chỉ chưng 3×5 tất. Ở kích cỡ nhỏ này, cây và đá quá nhỏ và sẽ mất đi sức thu hút nếu nó không chiếm được một tỉ lệ đủ lớn trong khung ảnh. Vì thế mình hạ máy và đến rất gần cách dưới 1m, để làm cho cây và đá to ra.

A Little Rock: 30 giây F/11 ISO 50.  WB 4050 K. Filter Grad ND 3-stop mềm, HD Glass 7-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

Ví dụ 2:
Lổ nước đọng này rất nhỏ chỉ chừng 1×2 tất, do tiến máy đến gần nên nó được làm to ra.
SONY DSC

CÂY CỌ THỨ 6: LÙI MÁY RA XA

6FarLùi máy ra xa khi bạn muốn:Làm các vật thể nhỏ lại, và vì thế bạn có thể thu được khung cảnh lớn hơn.

Làm khoảng cách từ khung ảnh đến tiền cảnh cách xa ra.

Ví dụ 1:
Vì muốn lấy hết toàn cảnh bao gồm luôn cả ray trên bầu trời rộng bao la mà mình phải lùi lại đứng ở một vị trí rất xa để có thể thu tóm hết cảnh lớn vào.
_DSC0398

Ví dụ 2:
Khối mây luồn trên thung lũng Cát Cát này rộng và dài đến cả mấy km, vì thế mình đứng xa để làm cho nó nhỏ lại để thu được vào trong khung ảnh.
_DSC0811

CÂY CỌ THỨ 7: DÙNG ỐNG KÍNH RỘNG

7Wide1Dùng ống kính rộng (wide, superwide) khi bạn muốn:

Làm cho tiền cảnh thật to ra hiệu quả nhất, vì ống kính rộng có trường ảnh (DOF) sâu hơn, cho phép tiến gần Làm to tiền cảnh mà vẫn đủ DOF để rõ nét từ tiền cảnh đến vô cực khi áp dụng đúng Cách Lấy Nét Tối Ưu.

Làm cho vật thể càng xa càng thấy nhỏ hơn nên rất dể làm vật thể tách rời nhau từ gần đến xa.

Làm cho vật tể trong cảnh có cảm giác 3D hơn vì gần thì to hơn, xa thì nhỏ hơn trong thực tế. Tiêu cự càng rộng thì hiệu ứng này càng nhiều. Nên khi mình muốn làm hậu cảnh nhỏ hơn so với tiền cảnh thì mình giảm tiêu cự (rộng hơn).

Làm cho vật thể cách xa hơn vì thể nhỏ hơn trong thực tế nên có thể dùng để thu được cảnh lớn, thu được góc ảnh rộng hơn. Về điểm này, nó như cây cọ thứ 6, lùi máy xa ra.

Ví dụ 1:
Vân đá này nhỏ nhưng ống rộng 16mm cho phép đến gần cách chi tiết gần nhất ở cạnh dưới là 6 tất, làm vân đá to ra mà vẫn rõ nét từ gần đến vô cực.

Tốc độ 30 giây, F11, ISO 50, Custom WB 4000K, tiêu cự 16mm.

Ví dụ 2:
Cụm đá phủ rêu ở trước và ở sau rất gần nhau, cách nhau chỉ chừng 1m mà do hiệu ứng ống rộng, làm cụm đá rêu trước to ra, cụm rêu sau nhỏ lại, nên thấy xa và tách rời rất rõ ràng.
_DSC2071

CÂY CỌ THỨ 8: DÙNG ỐNG KÍNH TELE

8Tele1Dùng ống kính dài (tele) khi bạn muốn:Ngược lại với ống rộng:

Làm cho hậu cảnh to hơn thực tế, càng dài càng to cho đến khi gần bằng nhau.

Làm cho khoảnh cách của vật thể kéo lại gần hơn, như ép lại với nhau.

Ví dụ 1:
Những dãy núi ở hậu cảnh nếu chụp bằng tiêu cự thường (normal) đến rộng (wide, superwide) thì sẽ thấy rất nhỏ và xa ra. Chỉ với tiêu cự tele trung 70mm cũng đã làm cho khoảng cách vài km giữa các ngọn núi thu gần lại, và làm to ra đủ cân đối cho bố cục ảnh này.
8_DSC5542

Ví dụ 2:
Với tiêu cự 100mm thì các dãy núi chư bị ép lại với nhau, trên thực tế chúng cách nhau rất xa.
DSC6022-30

Nguồn andreluu.com

Visited 1,890 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...