[Hội thảo chuyên nghiệp – Phần 4] Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục! “Bố Cục Đường Chéo” và “Bố Cục Quy Tắc Phần Ba”

Chúng ta hãy xem xét “Bố Cục Đường Chéo” và “Bố Cục Quy Tắc Phần Ba” trong [Phần 4] của loạt hội thảo về bố cục. Hai Quy Tắc bố cục này đã được nghiên cứu từ lâu, ngay cả trước khi ra đời ngành nhiếp ảnh. Chúng được sử dụng rộng rãi từ thời đại hội họa nhưng cũng rất hiệu quả trong nhiếp ảnh. Quy Tắc bố cục được giới thiệu trong loạt bài viết này là lý tưởng cho những ai chưa từng chú ý đến bố cục khi chụp ảnh. Chúng ta hãy tìm hiểu những điểm cơ bản bằng cách sử dụng các hình minh họa và ảnh ví dụ. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)

“Bố Cục Đường Chéo” Làm Nổi Bật Chuyển Động và Độ Sâu

Đặt đối tượng lên đường chéo

Tạo ra một bố cục đường chéo với cái cây ở nền trước làm điểm nhấn.

Đường Màu Đỏ: Đường Chéo

Trong ví dụ này, tôi đã chụp cây dương xỉ mọc trên một con dốc với thác nước làm nền sau. Trong khi đường thẳng con dốc được sử dụng ở đây để tạo ra một bố cục đường chéo, điểm chính là đặt cái cây dương xỉ bên dưới đường chéo.

“Bố Cục Đường Chéo” nhấn mạnh phối cảnh

Bố cục đường chéo được sử dụng để bố trí các yếu tố trong một ảnh dựa trên một đường chéo. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng các đường chéo được tạo bởi sườn núi, dòng sông, hay một con đường để nhấn mạnh phối cảnh, nhờ đó làm nổi bật chuyển động cũng như độ sâu trong ảnh. Một cách dễ dàng để tạo ra bố cục đường chéo là chụp một thác nước hoặc cầu thang từ một bên sao cho dễ nhận thấy độ chéo hơn. Nhưng một kỹ thuật khác là sử dụng hai đường chéo giao nhau tạo thành một hình chữ “X” để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm giao. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc bao gồm một đường chéo cố ý quá mức có thể dẫn đến một bố cục đơn điệu chỉ chia ảnh thành hai.

Dùng các đường thẳng trên một bề mặt núi.

Đường Màu Đỏ: Đường Chéo

Tôi tình cờ gặp một ngọn núi dốc vào cuối thu, và dùng một ống kính chụp xa để chụp được phong cảnh gần hơn. Ở đây, tôi điều chỉnh đường chéo với một số đường thẳng trên bề mặt núi, và điều chỉnh bố cục sao cho bề mặt núi chiếm một phần lớn hơn so với nền sau.

Thu hút sự chú ý bằng các đường chéo giao nhau.

Đường Màu Đỏ: Đường Chéo

Giao hai đường chéo giúp thu hút sự chú ý của người xem. Đồng thời, bạn có thể tạo ra một điểm nhấn bằng cách di chuyển đối tượng bạn muốn đặt lên đường chéo ở bên trên, bên dưới hoặc bên trái hay bên phải. Trong ví dụ này, hình chữ “X” được tạo thành bởi thân và cánh máy bay nằm ở phía trên của ảnh.

Thủ thuật: Chú ý sự bố trí đường chéo

Để tránh dẫn đến một bố cục chỉ chia ảnh ra thành hai, bạn chỉ cần phải làm lệch đường chéo so với tâm. Ngoài ra, có thể có được một bố cục ổn định hơn bằng cách tạo ra nhiều không gian hơn ở bên dưới đường chéo.

“Bố Cục Quy Tắc Phần Ba” là Có Cân Bằng Tốt Nhất

Đặt đối tượng trên một điểm giao

Đặt hai đóa hoa lên hai điểm giao.

Vòng tròn màu đỏ: Các điểm giao

Ở đây, tôi đặt hai đóa hoa dâm bụt mọc kế nhau lên hai điểm giao ở nửa dưới của ảnh trong một bố cục Quy Tắc Phần Ba. Đồng thời, tôi bao đưa vào một đóa hoa thứ ba ở phía sau trong bóng râm để làm nổi bật độ sâu. Như minh họa, bố cục Quy Tắc Phần Ba rất tiện lợi trong nhiều cảnh khác nhau.

Bố cục Quy Tắc Phần Ba được giảm một cách hiệu quả.

Vòng tròn màu đỏ: Các điểm giao

Những chú bò rải rác trên đồng đang thong thả gặm cỏ. Tôi chọn ba điểm nổi bật nhất, và đặt chúng lên các điểm giao của bố cục Quy Tắc Phần Ba để có được một tấm ảnh có cân bằng tốt.

Chia màn hình ra thành 9 phần để sử dụng các điểm giao cho “Bố Cục Quy Tắc Phần Ba”

Bố cục Quy Tắc Phần Ba là một trong những kỹ thuật thường được sử dụng nhất. Chia màn hình ra thành chín phần bằng nhau bằng hai đường ngang và hai đường dọc, và đặt chủ đề chính gần một trong các điểm giao giữa các đường thẳng. Bạn có thể có được một bố cục ổn định bằng cách đặt đối tượng như minh họa trong ảnh tủ trưng bày bên dưới để chia bố cục thành tỉ lệ 6:3.
Cũng thường được sử dụng với bố cục Quy Tắc Phần Ba là bố cục chia đôi. Kỹ thuật này chia màn hình thành hai phần bằng nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang, và thường được sử dụng ở các thể loại như chụp ảnh phong cảnh. Việc chia màn hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang giúp dễ tạo ra cảm giác ổn định hơn. Tuy nhiên, lưu ý các đối tượng có thể dẫn đến những ảnh đơn điệu.

Áp Dụng “Quy Tắc Phần Ba”

Chia ảnh thành các phần khác nhau dùng bố cục Quy Tắc Phần Ba.

Đặt tường ở nền sau ở đây (khu vực đánh dấu màu đỏ)

Trong ảnh chụp cửa sổ trưng bày này, ảnh được chia theo chiều dọc thành ba phần, với bức tường trong nền trước được đưa vào phần ngoài cùng bên phải. Không phải lúc nào cũng cần phải chú ý đến các điểm giao.

Chụp phong cảnh đêm quyến rũ bằng bố cục chia hai.

Một tấm ảnh khắc họa sự tăng màu của bầu trời và ánh sáng. Ở đây, tôi sử dụng bố cục chia hai để làm nổi bật độ tương phản một cách hiệu quả.

Thủ thuật: Cân nhắc vị trí đặt chủ đề chính và chủ đề phụ của bạn

Đối với cả kỹ thuật bố cục Quy Tắc Phần Ba và bố cục chia hai, bạn có thể cải thiện sự hoàn hảo của tác phẩm nhiếp ảnh của mình bằng cách cân nhắc vị trí đặt chủ đề chính và phải làm gì với chủ đề phụ, thay vì chỉ đặt chủ đề lên một đường thẳng hay điểm giao.

Nguồn canon-asia.com

Visited 540 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...