Điều chỉnh ISO tối ưu

Điều chỉnh ISO tối ưu

Điều chỉnh ISO tối ưu

Như các bạn rất có thể đã biết, về mặt kỹ thuật, một bức ảnh được tạo ra bởi 3 yếu tố cơ bản trên một máy ảnh là tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở của ống kính (aperture) và độ nhạy ISO (của phim hoặc cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số). Bài viết giới thiệu về cách điều chỉnh ISO trên máy ảnh kỹ thuật số.
Như các bạn rất có thể đã biết, về mặt kỹ thuật, một bức ảnh được tạo ra bởi 3 yếu tố cơ bản trên một máy ảnh là tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở của ống kính (aperture) và độ nhạy ISO (của phim hoặc cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số). Bài viết ngắn này của VinaCamera.com giới thiệu về cách điều chỉnh ISO trên máy ảnh kỹ thuật số.





Trên máy ảnh kỹ thuật số, dù là máy ảnh du lịch (compact camera) hay máy ảnh có ống kính rời (digital SLR / DSLR), ISO là độ nhạy bắt ánh sáng của cảm biến (sensor). Chỉ số ISO thường thấy là ISO 80, 100, 200, 250, 320, 400, 640, 800, 1000, 1250, 1600 … và có thể lên tới ISO 64000, dải ISO này tùy thuộc vào từng loại máy ảnh. Chỉ số ISO càng cao, cảm biến càng nhạy với ánh sáng, tức cho ảnh sáng hơn, và ngược lại, ISO thấp ảnh sẽ tối hơn. Khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, sau khi tận dụng hết khả năng giảm tốc độ cửa chập (với cân nhắc về rung tay máy và chuyển động của chủ thể) cũng như mở rộng hết cỡ khẩu độ mà một ống kính cho phép (với cân nhắc về độ sắc nét và chiều sâu ảnh trường, mong muốn xóa phông,…), ta sẽ phải tính đến chuyện tăng ISO để bảo đảm ánh sáng cho ảnh. Trong đa phần trường hợp, tăng ISO lên cao là điều cuối cùng một nhiếp ảnh gia phải làm để tăng ánh sáng. Tại sao vậy?
Một trong những tính chất quan trọng của việc tăng giảm ISO là ISO càng thấp thì độ nhiễu (noise) càng ít, ISO càng cao càng làm cho ảnh nhiễu hơn. Đây là điểm cơ bản cần ghi nhớ khi điều chỉnh ISO trong mọi trường hợp. Độ nhiễu do ISO cao gây ra còn tùy thuộc vào khả năng “quản lý” nhiễu của từng loại máy ảnh và từng đời máy. Với các loại máy ảnh ống kính rời đời mới hiện nay, mức độ nhiễu “an toàn” có thể là ngưỡng ISO 400; với các máy ảnh chuyên nghiệp hơn, ở ISO 800-1600 nhiễu vẫn hoàn toàn có thể chấp nhận được. Để biết rõ hơn với chiếc máy ảnh của mình, bạn nên thử khả năng quản lý nhiễu của máy bằng cách chụp thử nhiều kiểu ảnh với tốc độ và khẩu độ mở cố định với ISO thay đổi từ thấp nhất đến cao nhất mà máy của bạn cho phép để quan sát độ nhiễu ở từng trường hợp.
Một điều cần biết nữa về ISO là độ nhiễu do ISO cao tạo ra cho ảnh sẽ ảnh hưởng nhất ở các vùng tối của ảnh (shadow area). Điều này dẫn tới việc phải cân nhắc kỹ khi tăng ISO cao nếu các vùng tối trong khuôn hình là những vùng quan trọng trong bức ảnh (như khuôn mặt). Còn nếu các vùng tối trong ảnh là các vùng phụ như hậu cảnh, bạn có thể yên tâm tăng cao ISO hơn mức chịu đựng của một máy ảnh nhất định.
Ngoài ra, trong trường hợp phải giảm tốc độ cửa chập xuống rất thấp – tức cảm biến được phơi sáng lâu hơn, ví dụ tính bằng giây (hơn là phần của giây), ISO cao sẽ gây nhiễu mạnh hơn so với thời gian phơi sáng ngắn hơn (tốc độ cửa chập nhanh hơn).
Nguyên tắc cơ bản là ISO càng thấp càng an toàn và chỉ tăng ISO trong trường hợp không thể tăng thêm ánh sáng cho ảnh sau khi đã tận dụng tối đa tốc độ cửa chập (có xét tới rung tay máy, chủ thể chuyển động) và mở khẩu tối đa (có xét tới độ mịn của ống kính khi mở khẩu lớn và chiều sâu ảnh trường mong muốn).
Các trường hợp có thể tăng cao ISO
– Máy ảnh của bạn có độ nhiễu thấp ở ISO cao
– Tăng ISO để đảm bảo tốc độ của chập ở mức mà tay máy của bạn cho phép hoặc để có thể bắt chết chủ thể chuyển động. Dù sao, ảnh nhiễu đôi chút còn hơn nhòe hình do rung tay hoặc chủ thể chuyển động.
– Chụp ảnh ngoài trời sáng hay điều kiện ánh sáng tốt nhưng muốn tăng tốc độ rất nhanh để bắt chết hình ảnh chuyển động nhanh (như chụp thể thao, chim bướm bay lượn) hoặc phải khép khẩu rất nhỏ để ảnh nét sâu.
Các trường hợp cần giảm tối đa ISO
– Máy ảnh của bạn có độ nhiễu cao ở ISO cao
– Chụp ảnh muốn rõ nét mọi chi tiết cả ở vùng tối của ảnh (như chụp tĩnh vật, sản phẩm ở điều kiện chênh ánh sáng) và trong trường hợp tốc độ cửa chập giảm còn rất chậm (như chụp pháo hoa).
Ngoài ra, với phong cách ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia, ảnh chân dung nên có một chút nhiễu (để trông thật hơn và giống với ảnh chụp phim trước đây), vì vậy không phải lúc nào cũng nên loại bỏ hoàn toàn nhiễu trên ảnh. Nhiều khi ảnh quá mịn màu lại phải cho vào chỉnh sửa để tạo thêm một chút nhiễu cho đẹp.

Visited 1,037 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...