[Chụp chim Phần 3] Chụp Lúc Chim Cất Cánh

Nếu bạn gặp một con chim sắp cất cánh, bạn nên làm gì để không lỡ cơ hội chụp khoảnh khắc này? Trong phần sau đây, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã sẽ giải thích các kỹ thuật để làm như thế dùng EOS 7D Mark II. (Người trình bày: Gaku Tozuka)

Dự đoán chuyển động của chim

Chụp lúc chim cất cánh có thể nghe như một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, điều này không khó lắm nếu bạn có thể dự đoán trước. Trước khi chim cất cánh, nó sẽ có những dấu hiệu như vươn cổ rồi thụt vào (hoặc ị ra phân trong trường hợp là chim săn mồi). Không những thế, chim thường cất cánh ngược chiều gió, do đó cũng có thể dự đoán hướng bay của chúng.

Tiếp theo, để tôi giải thích các kỹ thuật thực tế để chụp một tấm ảnh như thế. Những chú chim lớn chẳng hạn như thiên nga cần phải chạy một khoảng dài trước khi cất cánh, do đó chìa khóa trong lập bố cục ảnh là chừa khoảng trống theo hướng chạy của chúng. Nếu ảnh chụp tại một địa điểm ngược sáng hoặc có nền sau rối mắt và bạn đang dùng chế độ tự động phơi sáng, độ sáng có thể khác nhau mỗi khi bạn di chuyển ống kính. Do đó, tại sao không sử dụng phơi sáng thủ công? Nếu bạn muốn đóng băng chuyển động của đối tượng, hãy sử dụng khẩu độ tối đa và chụp một tấm ở tốc độ cửa trập cao nhất có thể. Nếu bạn không thể tăng tốc độ cửa trập, hãy tăng độ nhạy sáng ISO. Đây là lúc sử dụng hiệu quả hiệu suất độ nhạy sáng ISO cao của EOS 7D Mark II. Một cách hiệu quả khác là tăng độ nhạy sáng ISO và khép khẩu một hoặc hai stop. Làm như thế sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh, và kỹ thuật này là rất thích hợp khi bạn dùng ống siêu tele.

Độ Khó: Trung bình

Điều Kiện Chụp

Ống kính: Siêu Tele

Ánh sáng: Ánh Sáng Xiên

Tốc Độ Cửa Trập: Nhanh

Khẩu độ: Mở

EOS 7D Mark II/ FL: 700mm (tương đương 1.120mm ở định dạng 35mm)/ EF500mm f/4L IS II USM + EXTENDER EF1.4xIII/ Manual (f/5,6, 1/1,600 giây)/ ISO 400/ WB: Auto

Trong ví dụ này, tôi nhắm vào lúc con thiên nga lãnh nguyên cất cánh. Ở đây, tôi cài đặt phơi sáng thủ công vì dùng thiết lập tự động sẽ làm cho độ sáng thay đổi theo nền sau. Đôi cánh và nước sóng sánh tung lên được khắc họa đẹp.

Các điểm AF được sử dụng để lấy nét

Với Zone AF, không có khả năng là bạn sẽ mất dấu chuyển động của những chú chim lớn chẳng hạn như thiên nga lãnh nguyên. Tuy nhiên, nét có thể được lấy ở đôi cánh nếu chúng được đặt ở nền trước của bố cục. Đảm bảo lấy nét gần mặt của đối tượng.

Thiết lập

Thao tác AF: AI Servo AF

Chế độ truyền động: Chụp liên tục tốc độ cao

Chế độ chọn vùng AF: AF Vùng

Cấu Hình AF Công cụ: Tình huống 1

Tôi chụp đối tượng này bằng thiết lập AI Servo AF + Zone AF, và đảm bảo nét được duy trì ở đối tượng bằng cách tùy chỉnh Case 1 của Công Cụ Cấu Hình AF. Tôi chọn chế độ chụp liên tục tốc độ cao để đóng băng chuyển động của cả nước bắn lên và đôi cánh.

[Ảnh Kém]
Cần chừa đủ chỗ trong bố cục

EOS 7D Mark II/ FL: 700mm (tương đương 1.120mm ở định dạng 35mm)/ EF500mm f/4L IS II USM + EXTENDER EF1.4xIII/ Aperture-priority AE (f/8, 1/5,000 giây)/ ISO 800/ WB: Auto

Trong khi tôi đang cố chụp con diệc lớn đang rình mồi, nó cất cánh đột ngột. Theo phản xạ tôi nhấn nút chụp, nhưng rất tiếc, mặt và đôi cánh của đối tượng nằm ngoài khung hình. Mặc dù phơi sáng và tốc độ cửa trập là thích hợp, bố cục, là một yếu tố tối quan trọng, thì chưa đạt. Khi chụp lúc một chú chim cất cánh, cần phải chừa chỗ ở hướng chim bay để có được một bố cục ổn định.

Các kỹ thuật để tránh rung máy

Chim trời sẽ bay đi khi thấy con người. Vậy chúng ta có thể đến gần chúng bằng cách nào? Câu trả lời là không để chúng thấy diện mạo con người của bạn. Ví dụ, bạn có sử dụng xe làm cửa chớp chuyển động. Tuy nhiên, dùng chân máy trong xe có thể không ổn định lắm. Khi chụp ảnh từ cửa sổ xe hơi, bạn có thể dùng một cái túi đậu làm đệm cho máy ảnh, như hình minh họa. Điều này giúp tạo ra ảnh ổn định, và là một kỹ thuật thường gặp khi chụp ảnh chim muông.

Nguồn canon-asia.com

Visited 546 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...