Chọn ống kính Nikon chụp phong cảnh

Chọn ống kính Nikon chụp  phong cảnh

Chọn ống kính Nikon chụp phong cảnh

Trong bài này tôi sẽ không chỉ nói về những ống kính Nikon tôi tin là tốt nhất cho chụp ảnh phong cảnh, mà còn giới thiệu rất nhiều hình chụp từ mỗi ống kính. Hãy nhớ rằng thông tin mà tôi trình bày dưới đây là một ý kiến cá nhân dựa trên kinh nghiệm của tôi cho đến nay, và những thông tin này hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Tôi sẽ không giới thiệu ống kính for, mặc dù một số ống kính của Zeiss, Sigma, Tamron và Samyang cũng rất tốt để chụp ảnh phong cảnh. Nếu bạn có một ống kính yêu thích để chụp ảnh phong cảnh khác mà không được liệt kê dưới đây, xin hãy để lại comment cho bài viết này

1) Nikon 14-24mm f/2.8G


Tôi muốn bắt đầu với một ống kính mà tôi cảm thấy vừa yêu lại vừa ghét. Một mặt, Nikon 14-24mm f/2.8G là một trong những ống kính sắc nét nhất từng được sản xuất bởi Nikon. Nó có chất lượng quang học tuyệt vời (trung tâm ra tới rìa, trong toàn bộ tổng thể bức ảnh, và đối với mọi khẩu độ), màu sắc đẹp, tự động lấy nét siêu nhanh và dải tiêu cự đặc biệt hữu ích cho chụp góc rộng. Mặt khác, nó là một ống kính nặng, cồng kềnh và đắt tiền mà không có thể lắp được các bộ lọc (filter). Và đáng buồn hơn nữa, không chỉ các các filter lắp trực tiếp lên lens và thông qua khung giữ, tôi còn khó có thể sử dụng các filter cầm tay. Với thấu kính trước hình chỏm cầu và hood được built-in, việc lắp filter xem ra rất bất khả thi. Chắc chắn, ai cũng có thể mua một hệ thống ngăn đựng bộ filter từ Lee và nhà sản xuất khác cho ống kính này để chứa được các filter, nhưng với giá không hề rẻ.Hơn nữa, tôi sẽ còn phải mua một bộ filter phi 150 và do đó, toàn bộ các filter thông dụng mà tôi đang dùng sẽ trở nên vô dụng. Tôi thực sự muốn Nikon cho phép chúng ta sử dụng các filter như cách thông thường, giống như trên các ống kính tele, nếu được như vậy thì ống kính này sẽ thực sự hoàn hảo.

Nếu không quá phụ thuộc vào filter như tôi, các bác sẽ không bao giờ phải thất vọng với ống kính này – vâng, nó thật sự rất tốt. Nếu bắt buộc phải sử dụng filter, tôi sẽ khuyên các bác dùng Nikon 16-35mm f / 4 VR cho fullframe và Nikon 12-24mm f / 4 cho DX.

Dưới đây là một số hình ảnh mẫu từ Nikon 14-24mm f/2.8G:




2) Nikon 24-70mm f/2.8G


Trải qua nhiều năm, Nikon 24-70mm f/2.8G luôn là ống kính tôi dùng để chụp ảnh phong cảnh nhiều nhất. Tuy chất lượng ảnh của nó không phải là ấn tượng như trên Nikon 14-24mm f/2.8G, đặc biệt là ở các rìa ảnh khi mở khẩu, nhưng chỉ cần khép khẩu xuống 5.6 để thấy được khả năng thực sự của nó. Đây là một lens AF nhanh, màu đẹp, dải tiêu cự rất hữu dụng trên full-frame và tôi có thể sử dụng được filter! Tuy nhiên, tương tự như 14-24mm nó cũng có một vài vấn đề – đó là cồng kềnh, nặng nề, tốn kém và không có VR.



Kể từ khi lens 24-120mm f / 4 VR được công bố, tôi đã suy nghĩ nhiều về việc thay 24-70 bằng 24-120. Tôi vẫn còn chần chừ vì 2 lý do chính: build và weatherseal. Lens 24-70mm có thể gói gọn trong một từ là “built like a tank” và đã sống sót qua tất cả những thể loại hành hạ của tôi. Tôi đã làm rơi, dùng trong nhiệt độ âm hoặc rất nóng, sử dụng trong môi trường rất nhiều gió và bụi, tiếp xúc với độ ẩm khắc nghiệt và và đủ thứ trên trời dưới đất nữa … nó vẫn sống khỏe và vẫn cho ra ảnh đẹp. Thực sự tôi không nghĩ rằng 24-120mm sẽ sống sót qua chừng đó thứ tra tấn đâu!

Tôi không muốn giới thiệu nó cho các bác dùng DX, dải tiêu cự tương đương 36-105mm xem ra không hữu ích lắm trên máy crop 1.5x, một lens khác là 16-85mm VR sẽ tốt hơn trong trường hợp này. Tôi thực sự rất băn khoăn khi phải chọn ảnh của mình khi chụp từ lens 24-70mm này, bởi vì có quá nhiều, đây là một số hình minh họa.





Bật mí với các bác, hầu hết các hình nền phong cảnh trên trang web trên trang web của tôi được chụp bằng lens này. 

3) Nikon 70-200mm f/2.8G VR II


Tôi chắc rằng nhiều bác đến đây bắt đầu đoán được lens tiếp theo “thể nào cũng sẽ có 70-200mm f/2.8G VR II trong bài viết này cho đủ bộ Nikon trinity”. Tôi đã một lần nói chuyện với một nhiếp ảnh gia, ông ta đã hỏi tôi những lens nào tôi thường mang theo khi chụp ảnh phong cảnh. Khi tôi cho ông xem ống kính của tôi và nói với ông rằng tôi hiếm khi tôi đi chụp mà không có 70 200mm, ông khá ngạc nhiên. Ông nghĩ rằng 70-200mm là quá hẹp để chụp ảnh phong cảnh và hỏi tôi tại sao tôi lại mang vác theo một ống cồng kềnh và nặng như vậy. Tôi chỉ cho ông ta một vài hình ảnh từ ngày trước khi mà tôi chụp với ống kính 70-200mm và ngay sau khi nhìn thấy hình ảnh của tôi, ông nói với tôi rằng sẽ mua nó ngay sau khi trở về nhà.



Chụp ảnh phong cảnh không phải lúc nào cũng chỉ là chụp góc rộng và chụp ảnh panorama. Tôi thường phát hiện nhiều đối tượng thú vị mà theo tôi 24 70mm là không đủ “chật” để nắm bắt và đó là khi tôi chuyển sang 70-200mm để có được gần gũi với chủ thể và bố cục chặt chẽ hơn. Nikon 70-200mm không chỉ là một ống kính chân dung như các bác biết –nó có thể phù hợp với rất nhiều mục đích khác nữa. Điều duy nhất các bác phải cẩn thận khi chụp phong cảnh, không để một yếu tố nào của tiền quá gần với mình, nếu không sẽ rất khó để focus được tất cả mọi thứ, trừ khi mục tiêu của các bác là cô lập một chủ thể nào đó. Ống kính này rất lý tưởng cho một số trường hợp như chụp phong cảnh từ trong nhà chẳng hạn. Thỉnh thoảng, tôi cũng sử dụng 70-200mm để chụp ảnh panorama. Nhược điểm duy nhất của ống kính này là build cồng kềnh lớn và trọng lượng lớn.

Dưới đây là một số ảnh phong cảnh mà tôi đã chụp với ống kính Nikon 70-200mm:





Nếu bạn có một máy ảnh DX, tôi sẽ bỏ qua ống kính này và thay vào đó là bộ bao gồm hai lens Nikon 16-35mm f / 4 VR và Nikon 24-120mm f / 4 VR, đủ cho mọi nhu cầu của các bác. Hai ống kính này cũng rất tốt cho máy ảnh full-frame để thay thế bộ ba Nikon "trinity"(12-24,24-70,70-200).

4) Nikon 24mm f/3.5D PC-E


Nikon 24mm f/3.5D E PC là một ống kính góc rộng đặc biệt với tilt/shift hoặc còn có tên khác là ống kính "kiểm soát góc nhìn", rất lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Một trong những thách thức lớn nhất của nhiếp ảnh phong cảnh là focus được tất cả các yếu tố từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh. Các bác có thể dùng cách khép khẩu, nhưng chắc chắn sẽ có trường hợp, các bác phải làm nổi bật một đối tượng ở tiền cảnh bằng cách lại gần nó và lúc này việc khép khẩu tối đa cũng không thể giúp mọi thứ của cảnh vật đều nằm trong DOF. Ngoài ra, khép khẩu xuống f/11 trên fullframe và f/8 trên crop sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh do một hiện tượng quang học được gọi là sự nhiễu xạ (bác nào đã từng biết qua các thí nghiệm của Young… ở chương trình phổ thông hẳn sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng này, do đó mà nói chung khẩu nét nhất đối với hầu hết các lens là f/8 trên crop và f/11 trên fullframe). Bởi vậy, khép khẩu không phải luôn là lựa chọn tốt. Một lựa chọn là chụp nhiều ảnh với các điều kiện lấy nét khác nhau rồi ghép lại một ảnh duy nhất. Tuy nhiên, cách này chỉ hoạt động tốt nếu cảnh của bạn là rất tĩnh và đối tượng không di chuyển. Việc thay đổi hướng gió, ánh sáng môi trường xung quanh,… có thể phá tan công sức của bạn



Bằng cách sử dụng một ống kính tilt/shift, bạn có thể nghiêng (tilt) mặt phẳng lấy nét để đưa toàn bộ các chủ thể vào DOF, thậm chí tại các giá trị khẩu độ lớn. Với các ống kính nghiêng lên, xuống, trái và phải, các bác có thể kiểm soát độ sâu của trường một cách vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề nảy sinh khi sử dụng lens này. Đầu tiên, nó là một ống manual focus. Thứ hai, nó là lens fix, tức là các bác sẽ phải “zoom chân” để bố cục hình ảnh của mình. Thứ ba, nó chỉ phù hợp tuyệt đối với các máy DSLR cấp cao như Nikon D700 và Nikon D3s và một số chức năng sẽ bị hạn chế nếu sử dụng các dòng thấp hơn. Và cuối cùng, nó không phải là một ống kính dễ dùng và các bác sẽ phải tập sử dụng rất nhiều mới quen với việc sử dụng chức năng tilt/shift và tính toán độ sâu của trường tùy thuộc vào việc điều chỉnh ống kính. Một khi đã nắm vững cách sử dụng, đây là một lens rất tuyệt vời cho phong cảnh. 

Một số hình ảnh minh họa:




5) Nikon 24mm f/1.4G

Nếu các bác đang tìm kiếm cái ống kính sắc nét nhất Nikon từng sản xuất, hãy thử dùng Nikon 24mm f/1.4G – đó thực sự là một lens hoàn hảo về mặt quang học. Đây là một trong những ống kính mà tôi sẽ không ngần ngại sử dụng trên bất kỳ body nào, thậm chí trên những body có độ phân giải cao “ngất ngưởng” như D800 và D800E, bởi vì độ phân giải của nó vẫn vượt xa giới hạn về độ phân giải của những body kia. Bên cạnh tương phản, độ sắc nét và màu sắc đáng kinh ngạc, lens này còn có thể điều chỉnh khẩu từ f/1.4 tới f/16, tạo cho nó tính linh hoạt để sử dụng nó cho nhiều nhu cầu sáng tác – từ chụp ảnh phong cảnh cho tới chụp chân dung (đặc biệt là tình huống ánh sáng yếu) .

Một số nhiếp ảnh gia ban đầu phàn nàn về vấn đề tự động lấy nét với ống kính này, nhưng tôi nghĩ rằng họ đã nhận được những lens xấu từ lô hàng đầu tiên, bởi vì tôi đã sử dụng 3 lens khác nhau và tôi không có bất kỳ vấn đề về AF nào. Tôi dựa vào ống kính này khá nhiều cho công việc nhiếp ảnh của chúng tôi. Một số hình ảnh minh họa:





Visited 1,951 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...