Biến cảnh đời thường thành tác phẩm nghệ thuật

Biến cảnh đời thường thành tác phẩm nghệ thuật

Biến cảnh đời thường thành tác phẩm nghệ thuật

Nếu bạn thích chụp cảnh mà bạn phát hiện trong công việc hay cuộc sống hàng ngày, có thể bạn cảm thấy rằng những cảnh được chụp trong các bức ảnh của mình trông kém thú vị hơn bạn mong đợi, không thể hiện được không khí của cảnh thực ngoài đời. Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu một số tính năng và thủ thuật để chụp được những tấm ảnh ấn tượng về cảnh tượng quen thuộc trong cuộc sống như thế

.

Xem xét về bố cục và cách cắt cúp ảnh như thế nào

Nếu bạn chụp ảnh nhanh, thật vui khi chụp tự nhiên không cần ý đồ dàn dựng nào. Tuy nhiên, hãy thử cân nhắc đến bố cục và cách cắt cúp cảnh chụp được. Trước hết, hãy xem cách cắt cúp cảnh chụp như thế nào. Nếu bạn lấy máy ảnh ra và chụp ngay thì thông thường bức ảnh đó sẽ trông lộn xộn vì có nhiều thứ không cần thiết lọt vào khung hình. 
Thay vì cố gắng đưa tất cả mọi thứ vào khung hình, hãy tập trung lấy nét vào chủ thể chính, đặc biệt khi bạn chụp cảnh sinh hoạt đời thường hàng ngày.
Nhìn chung, bạn có thể thiết đặt góc máy (tiêu cự) gần giống với thị trường của con người bằng cách di chuyển vị trí zoom về phía tele. Hãy sử dụng công cụ zoom một cách tích cực khi chụp ảnh nhanh.

Tiêu cự: 35 mm / Thông số f: 5,6 / Tốc độ màn trập: 1/1000 giây / Bù phơi sáng: +1 /
Cân bằng trắng: Bóng râm / Kiểu sáng tạo: Phong cảnh (Độ tương phản: +3, Độ bão hòa: -3)

Được chụp bằng ống kính zoom thông thường SEL1855 với tiêu cự 35 mm, bức ảnh này đã cắt cúp khung cảnh với lá cờ là chủ thể chính cần chụp. Với vị trí zoom hơi dịch chuyển về phía tele, bố cục ảnh có sự cân bằng rất tốt giữa kích thước của lá cờ và độ lớn cũng như chiều sâu của các tòa nhà xung quanh.
Tiêu cự: 23 mm

Bức ảnh này được chụp ở góc rộng, cố gắng đưa vào khung hình nhiều thứ, chẳng hạn như các tòa nhà và đèn đường. Kết quả là, hầu như toàn bộ khung hình đều bị các tòa nhà và mặt đường chen chúc chật kín và lá cờ quan trọng trở thành một chấm nhỏ ở phía sau. Nếu đem so sánh với tấm ảnh này thì tấm ảnh thứ nhất chụp lá cờ với kích thước lớn ở phía ống kính tele trông ấn tượng hơn.


Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 8.0 / Tốc độ màn trập: 1/250 giâyTiêu cự: 50 mm / Thông số f: 8.0 / Tốc độ màn trập: 1/1000 giây

Cả hai bức ảnh minh họa trên đều được chụp ở tiêu cự 50 mm. Việc cắt cúp mạnh tay như vậy cũng có thể thú vị đối với một số cảnh.
Cả hai tấm đều chụp cận cảnh với ống kính tele khi nhiếp ảnh gia đang đi bộ trên đường. Bằng cách chụp lại một phần nhỏ của cảnh lấp hết khung hình, bức ảnh kích thích người xem tưởng tượng ra không khí mà ta không thể nhìn thấy trong hình.


Tiêu cự: 57 mm / Thông số f: 3.5 / Tốc độ màn trập: 1/60 giâyTiêu cự: 300 mm / Thông số f: 11 / Tốc độ màn trập: 2,5 giây


 

Có một số bố cục nhiếp ảnh tiêu biểu, chẳng hạn bố cục theo "Quy tắc một phần ba" và bố cục đường chéo. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến những kiểu bố cục này quá nhiều thì ảnh của bạn sẽ mất dấu ấn cá tính riêng và trở nên kém thú vị. Chỉ nên xem các bố cục này là thứ để tham khảo khi bạn bị mất bố cục và hãy tìm bố cục cũng như cách thể hiện riêng của mình, đặc biệt khi bạn đi chơi hay đi dạo bên ngoài một cách tự do thoải mái. Hãy chụp một tấm ảnh mà bạn yêu thích; đó là điểm cốt yếu trong việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

Nếu bạn có thể tận dụng triệt để tính năng zoom, bạn sẽ có khả năng cắt cúp những cảnh quen thuộc bình thường và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Ban đầu, có thể bạn sẽ không đạt được kết quả mong muốn nhưng hãy cố gắng sử dụng tính năng zoom một cách có chủ ý và hình thành kỹ năng chọn bố cục tốt cho riêng mình.


Tiêu cự: 11 mm / Thông số f: 5.6 / Tốc độ màn trập: 1/160 giây

Sử dụng hiệu ứng ảnh

Nếu bạn muốn thêm nét độc đáo cho ảnh của mình, hãy thử dùng tính năng Hiệu ứng ảnh.
Thông qua việc sử dụng Hiệu ứng ảnh, bạn có thể dễ dàng chụp được những bức ảnh kiểu cổ xưa hay ảnh mang tính nghệ thuật giống tranh vẽ mà không cần phải chỉnh sửa hoàn thiện lại trên máy vi tính. (*) Dòng máy ảnh α có nhiều hiệu ứng hình ảnh khác nhau và sau đây là một vài ví dụ.

(*) Kiểu hiệu ứng sẵn dùng trong Hiệu ứng ảnh có thể khác nhau tùy theo mẫu máy ảnh.

Tương phản cao đơn sắc (High Contrast Monochrome) cho phép bạn chụp ảnh đơn sắc tương phản mạnh như thể chụp bằng phim đen trắng. Hiệu ứng này thích hợp nhất khi muốn tái hiện đường phố một cách mạnh mẽ ấn tượng. Ngoài ra, trong điều kiện chụp mà ảnh màu trông không ấn tượng, chẳng hạn như trời mưa hay mây mù âm u, bạn chỉ cần áp dụng hiệu ứng này và biến bức ảnh của mình thành một tác phẩm nghệ thuật.


Tương phản cao đơn sắc

Ánh sáng nhẹ (Soft High-key) cho phép bạn chụp ảnh màu sắc nhạt, nhẹ nhàng với sắc xanh dương mong manh. Bất kể chủ thể là gì, hiệu ứng này đều khiến cho bức ảnh của bạn trông dễ chịu và bay bổng đậm màu cổ tích.


Ánh sáng nhẹ

Phân màu (Partial Color) tạo hình ảnh có một phần vẫn giữ nguyên một màu cụ thể nhất định còn các phần khác còn lại chuyển thành trắng đen. Thông qua hiệu ứng này, ngay cả bức ảnh chụp một cửa hiệu giặt là cũng lập tức trở thành một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Áp dụng hiệu ứng này khi chụp hoa hay những món đồ vật nhỏ cũng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thú vị.


Phân màu (xanh da trời) (Partial Color – Blue)

Còn có nhiều hiệu ứng hình ảnh khác nữa, chẳng hạn như "Máy ảnh đồ chơi (Toy Camera)", "Hình thu nhỏ (Miniature)", "Ảnh xưa (Retro Photo)" và "Giảm màu bằng cách chuyển màu tương tự nhau thành màu đồng chất (Màu)". Hãy thử nhiều hiệu ứng khác nhau để chụp cảnh đời thường trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Máy ảnh đồ chơi

Hình thu nhỏ

Ảnh phong cách hoài cổ

Giảm màu bằng cách chuyển màu tương tự nhau thành màu đồng chất (Posterization) (Màu)

Thử dùng ống kính có tiêu cự cố định

Vì ống kính tiêu cự cố định có thể tạo hiệu ứng hậu cảnh nhòe mờ đáng kể nên loại ống kính này có thể biến ảnh chụp nhanh hoặc ảnh chụp phong cảnh quen thuộc thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Loại ống kính này cũng cho phép lượng ánh sáng lớn đi vào máy ảnh nên rất hữu ích khi chụp trong nhà hoặc đường phố vào ban đêm.

Tiêu cự: 35 mm / Thông số f: 2.0 / Tốc độ màn trập: 1/640 giây

 


Tiêu cự: 35 mm / Thông số f: 11 / Tốc độ màn trập: 1/400 giây

 


Visited 346 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...